Lý thuyết bài tập về sự điện phân giải quyết vấn đề ĐGNL HCM


I. Bài tập định luật Faraday và điện phân một muối

1. Định luật Faraday

– Sử dụng công thức Faraday: $m=frac{A.I.t}{n.F}$ hay $n=frac{I.t}{F}$

Trong đó:

+ m: khối lượng chất giải phóng ở điện cực (gam)

+ A: khối lượng mol của chất thu được ở điện cực

+ n: số electron trao đổi ở điện cực

+ I: cường độ dòng điện (A)

+ t: thời gian điện phân (s)

+ F: hằng số Faraday là điện tích của 1 mol electron hay điện lượng cần thiết để 1 mol electron chuyển dời trong mạch ở catot hoặc ở anot (F = 1,602.10-19.6,022.1023 ≈  96500 C.mol-1)

2. Một số chú ý khi giải bài tập điện phân 

– Khối lượng catot tăng chính là khối lượng kim loại tạo thành sau điện phân bám vào 

 mdung dịch sau điện phân = mdung dịch trước điện phân – (mkết tủa + m khí)

 – Độ giảm khối lượng của dung dịch: Δm = mkết tủa + mkhí

– Khi điện phân các dung dịch: hiđroxit của kim loại hoạt động hóa học mạnh (KOH, NaOH, Ba(OH)2,…), axit có oxi (HNO3, H2SO4, HClO4,…) và muối tạo bởi axit có oxi và bazơ kiềm (KNO3, Na2SO4,…) → Thực tế là điện phân H2O để cho H2 (ở catot) và O2 (ở anot).

– Khi điện phân dung dịch với anot là một kim loại không trơ (không phải Pt hay điện cực than chì) thì tại anot chỉ xảy ra quá trình oxi hóa điện cực.

C + O2 → CO2

2C + O2 → 2CO 

Bài tập áp dụng:

Bài 1: Điện phân muối chloride nóng chảy của kim loại M thu được 12 gam kim loại và 0,3 mol khí. Kim loại M là

A. Ca.            B. Mg.

C. Al.             D. Fe.

Lời giải: Gọi kim loại M có hóa trị n

2MCln  →  2M  +  nCl2

                 0,6/n      0,3

=> M = 12 : (0,6/n) = 20n => M = 40; n = 2 (Ca)

Đáp án: A

 

Bài 2: Điện phân NaCl nóng chảy với cường độ I = 1,93A trong thời gian 6 phút 40 giây thì thu được 0,1472 gam Na. Hiệu suất quá trình điện phân là

A. 90%.            B. 80%.

C. 100%.          D. 75%.

Lời giải: t = 400s => mNa thu được lí thuyết = A.I.t / nF = 0,184 gam

mà mNa thực tế = 0,1472 gam

=> H = 0,1472 / 0,184 .100% = 80%

Đáp án: B

II. Phương pháp giải bài tập điện phân hỗn hợp muối

1. Các công thức thường sử dụng

– Công thức Faraday: $m = frac{{A.I.t}}{{n.F}}$

– Nếu đề bài cho I và t thì trước hết tính số mol e trao đổi ở từng điện cực: ${n_{e,,trao,,doi}} = frac{{I.t}}{F}$

=> Dựa vào thứ tự điện phân, so sánh tổng số mol electron nhường hoặc nhận với ne trao đổi để biết mức độ điện phân xảy ra. Ví dụ để dự đoán xem cation kim loại có bị khử hết không hay H2O bị điện phân ở điện cực nào.

=> Sử dụng bảo toàn e để giải bài toán.

– Khối lượng catot tăng chính là khối lượng kim loại tạo thành sau điện phân bám vào

mdung dịch sau điện phân = mdung dịch trước điện phân – (mkết tủa + mkhí)

– Độ giảm khối lượng của dung dịch: ∆m = mkết tủa + mkhí

– Nếu đề bào yêu cầu tính điện lượng cần cho quá trình điện phân thì áp dụng công thức:

Q = I.t = ne.F

2. Một số kinh nghiệm khi giải bài tập điện phân

– Khi điện phân các dung dịch dưới đây thì thực tế là điện phân H2O thu được H2 ở catot và O2 ở anot.

+ Hydroxide của kim loại hoạt động hóa học mạnh (KOH, NaOH, Ba(OH)2,…)

+ Acid có oxygen (HNO3, H2SO4,…)

+ Muối tạo bởi acid có oxygen và base mạnh (KNO3, Na2SO4,…)

– Chỉ cần viết phản ứng (thu hoặc nhường electron) xảy ra ở các điện cực theo đúng thứ tự, không cần viết phương trình điện phân tổng quát.

– Với các bài tập điện phân chéo, có thể sử dụng phương trình điện phân tổng quát để tính toán.

– Nếu đề bài cho lượng khí thoát ra ở điện cực hoặc sự thay đổi về khối lượng dung dịch,… thì dựa vào các bán phản ứng để tính số mol electron thu hoặc nhường ở mỗi điện cực (e trao đổi).

– Có thể so sánh thời gian t (hoặc ne trao đổi) cần điện phân hết một lượng ion mà đề bài đã cho rồi so sánh với thời gian t trong đề bài. Nếu t < t (hoặc ne trao đổi < ne) thì lượng ion đó đã bị điện phân hết còn nếu t > t thì lượng ion đó chưa bị điện phân hết.

Bài tập áp dụng: Điện phân dung dịch hồn hợp chứa 0,04 mol AgNO3 và 0,05 mol Cu(NO3)2, điện cực trơ, dòng điện 5A, trong 32 phút 10 giây. Khối lượng kim loại bám vào catot là

A. 6,24 gam.         B. 3,12 gam.

C. 6,5 gam.           D. 7,24 gam.

Lời giải: ${n_{e,,trao,,doi}} = frac{{5.1930}}{{96500}} = 0,1mol$

Catot gồm Ag+ và Cu2+  bị oxi hóa

Ag+ + 1e → Ag

         0,04  0,04

Cu2+ + 2e → Cu

        0,06 →0,03

(left{ begin{gathered}
{n_{Ag}} = 0.04{mkern 1mu} mol hfill \
{n_{Cu}} = frac{{0,1 – 0,04}}{2} = 0,03mol hfill \
end{gathered} right.)  

=> mKL = 0,04.108 + 0,03.64 = 6,24g

Đáp án: A





Link Hoc va de thi 2021

Chuyển đến thanh công cụ