Lý thuyết lý tuyết chung về amino acid giải quyết vấn đề ĐGNL HCM


I. Định nghĩa, cấu tạo phân tử của amino acid

1. Định nghĩa

– Amino acid là những hợp chất hữu cơ tạp chức trong phân tử có chứa đồng thời 2 nhóm chức: nhóm amino (NH2) và nhóm carboxyl (COOH)

Ví dụ : H2N – CH2 – COOH, CH3 – CH(NH2) – COOH

– CTTQ của amino acid bất kì: (NH2)xR(COOH)y hoặc (NH2)xCnH2n+2-2k-x-y(COOH)y

→ CTTQ của amino acid no, mạch hở, có 1 nhóm NH2 và 1 nhóm COOH (x = 1; y = 1; k = 0):  CnH2n+1NO2

2. Cấu tạo phân tử

– Trong dung dịch, dạng ion lưỡng cực chuyển một phần nhỏ thành dạng phân tử

Cấu tạo phân tử amino axit

Bài tập áp dụng: Hợp chất nào sau đây không phải là aminoacid?

A. CH3CONH2.

B. HOOC CH(NH2)CH2COOH        

C. H2NC6H4COOH.

D. CH3CH(NH2)CH(NH2)COOH

Lời giải: Aminoacid là những hợp chất hữu cơ tạp chức trong phân tử có chứa đồng thời 2 nhóm chức: nhóm amino (NH2) và nhóm carboxyl (COOH)

CH3CONH2 là hợp chất có nhóm NH2 nhưng không có nhóm COOH nên không phải là amino acid.

Đáp án: A

II. Danh pháp của amino acid

1. Tên thay thế

(vị trí nhóm NH2: 1,2…) + amino + tên acid carboxylic tương ứng + acid .

Ví dụ: 

H2N–CH2–COOH: aminoethanoic acid;

HOOC–[CH2]2–CH(NH2)–COOH: 2-aminopenthandioic aicd.

2. Tên bán hệ thống

Vị trí chữ cái Hi Lạp (α, β, γ, δ, ε, ω) + amino + tên thường của acid carboxylic tương ứng + acid.

Tên bán hệ thống

Ví dụ:

CH3–CH(NH2)–COOH: α-aminopropionic acid 

H2N–[CH2]5–COOH : ε-aminocaproic acid

3. Tên thông thường

Ví dụ: H2N–CH2–COOH : glycine (Gly)

Bảng các aminoacid cần nhớ

Một số amino acid thường gặp

Bài tập áp dụng: Tên thường của hợp chất H2N-CH2-COOH là

A. glycerine.         B. Glycine

C. Valine.             D. Aminoethanoic acid.

Lời giải: Dựa vào bảng (xem lại lí thuyết): tên thường của hợp chất H2N-CH2-COOH là glycine.

Đáp án: B

III. Tính chất vật lí của amino acid

Tính chất vật lí của amino axit

– Amino axit tồn tại ở dạng tinh thể không màu, vị ngọt

– Dễ tan trong nước vì chúng tồn tại ở dạng ion lưỡng cực.

– Nhiệt độ nóng chảy cao (vì là hợp chất ion).

– $t_{s,,amin oacid}^o, > ,t_{s,,acid}^o, > ,t_{s,,alcohol,}^o > ,t_{s,,amin }^o$

Nhiệt độ sôi

IV. Ứng dụng của amino acid

– Amino axit thiên nhiên (hầu hết là α-amino axit) là cơ sở để kiến tạo nên các loại protein của cơ thể sống

– Muối mononatri của axit glutamic được dùng làm mì chính (hay bột ngọt)

– Axit ε-aminocaproic và axit ω-aminoenantoic là nguyên liệu sản xuất tơ tổng hợp (nilon – 6 và nilon – 7)

– Axit glutamic là thuốc hỗ trợ thần kinh, methionin (CH3–S–CH2–CH2–CH(NH2)–COOH) là thuốc bổ gan

Ứng dụng của amino acid

Bài tập áp dụng:

Phát biểu không đúng là

A. Trong dung dịch, H2N–CH2–COOH còn tồn tại ở dạng ion lưỡng cực H3N+–CH2–COO.

B. Amino acid là hợp chất hữu cơ tạp chức, phân tử chứa đồng thời nhóm amino và nhóm cacboxyl.

C. Tên bán hệ thống của amino acid : acid + (vị trí nhóm NH2: 1,2…) + amino + tên acid cacboxylic tương ứng.

D. Amino acid là những chất rắn, kết tinh, tan tốt trong nước và có vị ngọt.

Lời giải: Phát biểu không đúng là C

– Cách gọi tên thay thế : (vị trí nhóm NH2: 1,2…) + amino + tên acid carboxylic tương ứng + acid.

– Cách gọi tên bán hệ thống :

vị trí chữ cái Hi Lạp (α, β, γ, δ, ε, ω) + amino + tên thường của acid carboxylic tương ứng + acid.

Đáp án: C





Link Hoc va de thi 2021

Chuyển đến thanh công cụ