Lý thuyết cách mạng khoa học – công nghệ và xu thế toàn cầu hóa nửa sau thế kỉ xx giải quyết vấn đề ĐGNL


I. CUỘC CÁCH MẠNG KHOA HỌC – CÔNG NGHỆ

1. Nguồn gốc

–  Do đòi hỏi của cuộc sống và của sản xuất, nhằm đáp ứng nhu cầu vật chất và tinh thần ngày càng cao của con người.

– Do sự bùng nổ dân số, sự vơi cạn tài nguyên thiên nhiên, do nhu cầu của chiến tranh…

– Cuộc cách mạng khoa học- kỹ thuật lần thứ nhất là tiền đề thúc đẩy cách mạng khoa học- kỹ thuật lần II và cách mạng công nghệ bùng nổ.

2. Đặc điểm

– Khoa học – kỹ thuật trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp.  Mọi phát minh kỹ thuật đều bắt nguồn từ nghiên cứu khoa học.

– Khoa học gắn liền với kỹ thuật, đi trước mở đường cho kỹ thuật.

– Kỹ thuật lại đi trước mở đường cho sản xuất.

–  Khoa học tham gia trực tiếp vào sản xuất, là nguồn gốc chính của những tiến bộ kỹ thuật và công nghệ.

3. Hai giai đoạn cách mạng khoa học – kĩ thuật:

– Giai đoạn 1: từ những năm 40 đến nửa đầu những năm 70 của thế kỉ XX.

– Giai đoạn 2: từ sau cuộc khủng hoảng năng lượng năm 1973 đến nay. Cách mạng công nghệ trở thành cốt lõi của cách mạng khoa học – kĩ thuật nên giai đoạn này còn được gọi là cách mạng khoa học – công nghệ.

 

II. XU THẾ TOÀN CẦU HÓA VÀ ẢNH HƯỞNG CỦA NÓ

Hệ quả quan trọng của cuộc cách mạng Khoa học – công nghệ là từ đầu những năm 80 của thế kỉ XX, trên thế giới đã diễn ra xu thế toàn cầu hóa.

1. Bản chất

Toàn cầu hóa là quá trình tăng lên mạnh mẽ những mối liên hệ, những ảnh hưởng tác động lẫn nhau, phụ thuộc lẫn nhau của tất cả các khu vực, các quốc gia, dân tộc trên thế giới.

2. Biểu hiện của toàn cầu hóa

–  Sự phát triển nhanh chóng của quan hệ thương mại quốc tế. (giá trị trao đổi tăng lên 12 lần)

– Sự phát triển và tác động to lớn của các công ty xuyên quốc gia. (Giá trị trao đổi tương đương ¾ giá trị thương mại toàn cầu).

– Sự sáp nhập và hợp nhất các công ty thành những tập đoàn lớn, nhất là công ty khoa học- kỹ thuật

–  Sự ra đời của các tổ chức liên kết kinh tế, thương mại, tài chính quốc tế và khu vực (EU, IMF, WTO, APEC, ASEM…)

=> Là xu thế khách quan không thể đảo ngược.

3. Ảnh hưởng của xu thế toàn cầu hóa

 a, Tích cực

– Thúc đẩy nhanh chóng sự phát triển và xã hội hóa của lực lượng sản xuất, đưa lại sự tăng trưởng cao (nửa đầu thế kỷ XX, GDP thế giới tăng 2,7 lần, nửa cuối thế kỷ tăng 5,2 lần).

–  Góp phần chuyển biến cơ cấu kinh tế, đòi hỏi cải cách sâu rộng để nâng cao tính cạnh tranh và hiệu quả của nền kinh tế.

b, Tiêu cực

–  Đào sâu hố ngăn cách giàu nghèo và bất công xã hội

–  Làm cho mọi mặt của cuộc sống con người kém an toàn, tạo ra nguy cơ đánh mất bản sắc dân tộc và độc lập tự chủ của các quốc gia.

=> Toàn cầu hóa vừa là thời cơ, cơ hội lớn cho các nước phát triển mạnh, đồng thời cũng tạo ra những thách thức lớn đối với các nước đang phát triển. Do vậy, “Nắm bắt cơ hội, vượt qua thách thức, phát triển mạnh mẽ trong thời kì mới đó là vấn đề có ý nghĩa sống còn đối với Đảng và nhân dân ta”.





Link Hoc va de thi 2021

Chuyển đến thanh công cụ