Giải SGK Vật lí 11 Bài 1 (Kết nối tri thức): Dao động điều hòa


Giải bài tập Vật lí lớp 11 Bài 1: Dao động điều hòa

Câu hỏi trang 7 Vật Lí 11:  Một vật dao động điều hoà có phương trình x=2cos(4πt+π2)(cm)

Hãy xác định:

a) Biên độ và pha ban đầu của dao động.

b) Pha và li độ của dao động khi t=2(s)

Phương pháp giải:

Vận dụng kiến thức đã học về các đại lượng của phương trình dao động điều hoà.

Phương trình dao động điều hoà có dạng: x=Acos(ωt+φ) với:

x là li độ dao động.

A là biên độ dao động.

ω là tần số góc của dao động.

(ωt+φ) là pha của dao động ở thời điểm t.

φ là pha ban đầu.

Lời giải:

a. Từ phương trình x=2cos(4πt+π2)(cm) ta có:

+ Biên độ: A=2cm.

+ Pha ban đầu φ=π2 rad.

b. Thay t=2(s) vào phương trình dao động ta được:

+ Pha của dao động là: 4π.2+π2=8,5π.

+ Li độ dao động là: x=2cos(4π.2+π2)=0.

Hoạt động trang 8 Vật Lí 11:  Đồ thị li độ – thời gian của một con lắc đơn dao động điều hoà được mô tả trên Hình 1.3.

Giải SGK Vật lí 11 Bài 1 (Kết nối tri thức): Dao động điều hòa (ảnh 3)

1. Hãy mô tả dao động điều hoà của con lắc đơn.

2. Xác định biên độ và li độ của con lắc ở các thời điểm t=0,t=0,5s,t=2,0s.

Phương pháp giải:

1. Vận dụng kiến thức đã học trong phần 1. Đồ thị dao động điều hoà.

2. Để tìm li độ tại thời điểm t ta thay t vào phương trình dao động hoặc quan sát đồ thị.

Lời giải:

1. Từ đồ thị ta thấy:

– Biên độ dao động là giá trị lớn nhất của li độ: A=xmax=40(cm)

– Từ vị trí cao nhất đến vị trí thấp nhất gần mất thời gian là một nửa chu kì nên ta có: T2=2(s)T=4(s)

Tần số góc của con lắc là: ω=2πT=2π4=π2 (rad)

– Lúc t=0, con lắc đang ở vị trí biên dương: x=A=40cm.

x=Acosφcosφ=xA=1φ=0

Vậy phương trình dao động: x=40cos(π2t) cm.

2.

– Lúc t=0, con lắc đang ở vị trí biên dương: x=A=40cm.

– Lúc t=0,5s,li độ của con lắc là: x=40cos(π2.0,5)=40.cosπ4=202(cm)

– Lúc t=1(s), quan sát trên đồ thị li độ con lắc là: x=0.

– Lúc t=2(s), li độ của con lắc là x=A=40(cm).

==== ~~~~~~ ====



Link Hoc va de thi 2021

Chuyển đến thanh công cụ