Một trong những hạn chế của nền kinh tế Nhật Bản từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai đến năm 1973 là


Câu hỏi:

Một trong những điểm giống nhau giữa khởi nghĩa Bãi Sậy (1883 – 1892) và khởi nghĩa Hương Khê (1885 – 1896) ở Việt Nam là gì?

A. Phạm vi hoạt động ở 4 tỉnh Bắc Trung Kì.

B. Lợi dụng được địa thế để xây dựng căn cứ.

Đáp án chính xác

C. Có căn cứ chính đặt ở vùng ven đồng bằng.

D. Tổ chức lực lượng nghĩa thành 15 quân thứ.

Trả lời:

– Đáp án A, D: là đặc điểm của khởi nghĩa Hương Khê.
– Đáp án B:
+ Khởi nghĩa Bãi Sậy: dựa vào vùng lau sậy, đầm lầy ở Bãi Sậy (Hưng Yên) để tác chiến. Bãi Sậy là một vùng lau sậy râm rạp, là một trong những căn cứ kháng chiến tiêu biểu nhất ở Bắc kì cuối thế kỉ XIX. Vùng này được coi là bí hiểm bí hiếm với những câu chuyện “cò biết cắn”, “rắn hai đầu” => Thuận lợi cho nghĩa quân ẩn náu cũng như khi tiến hành tấn công giặc, đặc biệt khi chống giặc càn quét.
+ Khởi nghĩa Hương Khê: dựa vào vùng núi căn cứ chính của nghĩa quân. Hương Khê (Hà Tĩnh là vùng rừng núi hiểm trở, tựa lưng vào dãy Trường Sơn, có sông Ngàn Sâu, Ngàn Phố chảy qua => Nghĩa quân có thể theo đường núi vào Quảng Bình, Quảng Trị và ra Nghệ An, Thanh Hóa hoặc đi đường sông xuống các vùng đồng bằng miền xuôi một cách dễ dàng và cơ động. Nghĩa quân có thể băng qua đất Lào và Xiêm khi cần thiết để mua vũ khí, súng đạn và lương thực. Nếu không thông thạo đường này sẽ lạc vào khu rừng lầy lội, có khi bùn sâu ngập tới bụng.
– Đáp án C: là đặc điểm của khởi nghĩa Bãi Sậy.

====== QUIZ LỊCH SỬ LỚP 12 =====



Link Hoc va de thi 2021

Chuyển đến thanh công cụ