Vào nửa cuối những năm 30 của thế kỉ XX, trước những biến động của tình hình thế giới và trong nước, Đảng Cộng sản Đông Dương đã


Câu hỏi:

Vào nửa cuối những năm 30 của thế kỉ XX, trước những biến động của tình hình thế giới và trong nước, Đảng Cộng sản Đông Dương đã

A. tạm gác nhiệm vụ dân chủ, đặt nhiệm vụ dân tộc lên vị trí hàng đầu.

B. đưa nhân dân Việt Nam bước vào thời ki trực tiếp vận động cứu nước.

C. thay đổi chủ trương, hình thức đấu tranh để phù hợp với thực tiễn.

Đáp án chính xác

D. đẩy nhanh quá trình chuẩn bị lực lượng để tiến tới Tổng khởi nghĩa.

Trả lời:

Đáp án C
Vào nửa cuối những năm 30 của thế kỉ XX, tình hình thế giới và Việt Nam có nhiều chuyển biến quan trọng:
– Bối cảnh thế giới:
+ Từ những năm 30 của thế kỉ XX, các thế lực phát xít cầm quyền ở một số nước như Đức, Italia, Nhật Bản ráo riết chạy đua vũ trang, chuẩn bị chiến tranh thế giới.
+ Đại hội lần thứ VII của Quốc tế Cộng sản (tháng 7/1935) đã quyết nghị nhiều vấn đề quan trọng: xác định kẻ thù nguy hiểm trước mắt của nhân dân thế giới là chủ nghĩa phát xít; chủ trương thành lập Mặt trận Nhân dân ở các nước nhằm tập trung lực lượng chống chủ nghĩa phát xít và nguy cơ chiến tranh…
+ Ở Pháp, tháng 6/1936, Mặt trận Nhân dân Pháp lên cầm quyền, ban bố một số chính sách tiến bộ đối với các thuộc địa.
– Bối cảnh Việt Nam:
+ Hậu quả của cuộc khủng hoảng kinh tế (1929 – 1933) cùng với chính sách của bọn cầm quyền phản động Pháp đã làm cho đời sống nhân dân Việt Nam càng đói khổ, ngột ngạt…
+ Lực lượng cách mạng được phục hồi. Từ đầu năm 1935, hệ thống tổ chức và cơ sở trong quần chúng của Đảng Cộng sản Đông Dương được phục hồi. Đảng đã kịp thời lãnh đạo quần chúng nhân dân đấu tranh.
 Trước những biến động của tình hình thế giới và trong nước, Đảng Cộng sản Đông Dương đã thay đổi chủ trương, hình thức đấu tranh để phù hợp với tình hình thực tiễn. Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương (tháng 7/1936) đã xác định:
+ Nhiệm vụ chiến lược của cách mạng tư sản dân quyền Đông Dương là chống đế quốc và chống phong kiến. Nhiệm vụ trực tiếp trước mắt là chống chế độ phản động thuộc địa và tay sai, chống chiến tranh, đòi tự do, dân chủ, cơm áo và hòa bình.
+ Phương pháp đấu tranh là kết hợp các hình thức đấu tranh công khai và bí mật, hợp pháp và bất hợp pháp.
♦ Nội dung các đáp án A, B, D không phù hợp, vì: đặt nhiệm vụ giải phóng dân tộc lên vị trí hàng đầu, đẩy nhanh quá trình chuẩn bị lực lượng, đưa nhân dân Việt nam bước vào thời kì trực tiếp vận động cứu nước là chủ trương của Đảng Cộng sản Việt Nam trong giai đoạn 1939 – 1945.

====== QUIZ LỊCH SỬ LỚP 12 =====

  1. Năm 1946, ở Việt Nam, cuộc bầu cử Quốc hội, bầu cử Hội đồng nhân dân các cấp chỉ được tiến hành ở Bắc Bộ và Trung Bộ do

    Câu hỏi:

    Năm 1946, ở Việt Nam, cuộc bầu cử Quốc hội, bầu cử Hội đồng nhân dân các cấp chỉ được tiến hành ở Bắc Bộ và Trung Bộ do

    A. nhân dân Nam Bộ không muốn tiến hành bầu cử.

    B. thực dân Pháp đã quay trở lại xâm lược Nam Bộ.

    Đáp án chính xác

    C. Pháp đã xây dựng ở Nam Bộ thành một xứ tự trị riêng.

    D. Đảng Cộng sản không có cơ sở quần chúng ở Nam Bộ.

    Trả lời:

    Đáp án B

    ====== QUIZ LỊCH SỬ LỚP 12 =====

  2. Trong Cách mạng tháng Tám (1945) ở Việt Nam, khởi nghĩa giành chính quyền thắng lợi ở Hà Nội, Huế và Sài Gòn đã tác động quyết định đến các địa phương trong cả nước vì

    Câu hỏi:

    Trong Cách mạng tháng Tám (1945) ở Việt Nam, khởi nghĩa giành chính quyền thắng lợi ở Hà Nội, Huế và Sài Gòn đã tác động quyết định đến các địa phương trong cả nước vì

    A. làm xuất hiện thời cơ cách mạng “ngàn năm có một”.

    B. khiến lực lượng trung gian ngả hẳn về phía cách mạng.

    C. công cuộc chuẩn bị khởi nghĩa vũ trang đã hoàn thành.

    D. cơ quan đầu não của kẻ thù đã bị cách mạng đánh chiếm.

    Đáp án chính xác

    Trả lời:

    Đáp án D

    ====== QUIZ LỊCH SỬ LỚP 12 =====

  3. Có nhiều nguyên nhân khiến thực dân Pháp không đầu tư phát triển công nghiệp nặng trong hai lần khai thác thuộc địa ở Đông Dương, ngoại trừ việc

    Câu hỏi:

    Có nhiều nguyên nhân khiến thực dân Pháp không đầu tư phát triển công nghiệp nặng trong hai lần khai thác thuộc địa ở Đông Dương, ngoại trừ việc

    A. vốn đầu tư vào công nghiệp nặng lớn, khả năng thu hồi chậm.

    B. các ngành công nghiệp nặng đòi hỏi trình độ lao động cao.

    C. muốn kìm hãm, cột chặt kinh tế Đông Dương vào kinh tế Pháp.

    D. thị trường Việt Nam nhỏ, không đáp ứng được yêu cầu.

    Đáp án chính xác

    Trả lời:

    Đáp án D
    Nguyên nhân thực dân Pháp không đầu tư phát triển công nghiệp nặng ở Việt Nam trong cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất:
    + Vốn đầu tư vào công nghiệp nặng lớn, khả năng thu hồi vốn chậm.
    + Công nghiệp nặng đòi hỏi trình độ lao động cao (trong khi ở Việt Nam, trình độ lao động còn nhiều hạn chế).
    + Pháp muốn cột chặt kinh tế Việt Nam vào kinh tế Pháp.

    ====== QUIZ LỊCH SỬ LỚP 12 =====

  4. Thắng lợi của quân dân Việt Nam trong cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân năm 1968 đã mở ra bước ngoặt cho cuộc kháng chiến chống Mĩ, cứu nước vì

    Câu hỏi:

    Thắng lợi của quân dân Việt Nam trong cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân năm 1968 đã mở ra bước ngoặt cho cuộc kháng chiến chống Mĩ, cứu nước vì

    A. buộc quân Mĩ và quân đồng minh của Mĩ phải rút về nước.

    B. chuyển cuộc kháng chiến sang giai đoạn “vừa đánh – vừa đàm”.

    Đáp án chính xác

    C. buộc Mĩ phải chấm dứt chiến tranh và lập lại hòa bình ở Việt Nam.

    D. đã lật đổ chính quyền tay sai do Mĩ dựng nên ở miền Nam Việt Nam.

    Trả lời:

    Đáp án B
    Thắng lợi của quân dân Việt Nam trong cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân năm 1968 đã mở ra bước ngoặt cho cuộc kháng chiến chống Mĩ, cứu nước vì: buộc Mĩ phải xuống thang chiến tranh, chấp nhận ngồi vào bàn đàm phán ở Pari để bàn về chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Việt Nam  chuyển cuộc kháng chiến sang giai đoạn “vừa đánh – vừa đàm”.
    – Nội dung các đáp án A, C, D không phù hợp, vì:
    + Mĩ phải rút quân Mĩ và quân đồng minh của Mĩ về nước sau khi kí kết Hiệp định Pari về Việt Nam (1973).
    + Mĩ buộc phải kí kết Hiệp định Pari về chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Việt Nam sau thất bại trong trận Điện Biên Phủ trên không (1972) của quân dân Việt Nam.
    + Chính quyền tay sai do Mĩ dựng nên ở miền Nam Việt Nam bị lật đổ hoàn toàn sau thắng lợi của Đại thắng mùa Xuân năm 1975.

    ====== QUIZ LỊCH SỬ LỚP 12 =====

  5. Nội dung nào dưới đây không phản ánh đúng nguyên nhân chủ quan thúc đẩy sự tăng trưởng “thần kì” của kinh tế Nhật Bản?

    Câu hỏi:

    Nội dung nào dưới đây không phản ánh đúng nguyên nhân chủ quan thúc đẩy sự tăng trưởng “thần kì” của kinh tế Nhật Bản?

    A. Các công ti Nhật Bản năng động, có tầm nhìn xa, quản lí tốt.

    B. Đơn hàng quân sự từ hai cuộc chiến tranh Triều Tiên và Việt Nam.

    Đáp án chính xác

    C. Con người Nhật Bản có ý chí vươn lên, đề cao kỉ luật và tiết kiệm.

    D. Vai trò quản lí, điều tiết có hiệu quả nền kinh tế của nhà nước.

    Trả lời:

    Đáp án B
    Nội dung đáp án B phản ánh yếu tố bên ngoài (khách quan) thúc đẩy sự phát triển của kinh tế Nhật Bản.
    – Những nguyên nhân chủ quan thúc đẩy sự tăng trưởng “thần kì” của kinh tế Nhật Bản:
    + Con người Nhật Bản có ý chí vươn lên, cần cù lao động, đề cao kỉ luật và tiết kiệm (ở Nhật Bản, con người được coi là vốn quý nhất, là nhân tố quyết định hàng đầu).
    + Vai trò lãnh đạo, quản lí có hiệu quả của Nhà nước.
    + Các công ty Nhật Bản năng động, có tầm nhìn xa, quản lí tốt nên có tiềm lực và sức cạnh tranh cao.
    – Chi phí quốc phòng của Nhật Bản thấp (không vượt quá 1% GDP), nên có điều kiện tập trung vốn đầu tư cho kinh tế.

    ====== QUIZ LỊCH SỬ LỚP 12 =====



Link Hoc va de thi 2021

Chuyển đến thanh công cụ