Đề thi giữa HK1 môn GDCD 12 năm 2023-2024 Trường THPT Lê Đại Hành


  • Câu 1:

    “Mọi công dân, nam, nữ thuộc các dân tộc, tôn giáo, thành phần, địa vị xã hội khác nhau đều không bị phân biệt đối xử trong việc hưởng quyền, thực hiện nghĩa vụ và chịu trách nhiệm pháp lí theo quy định của pháp luật”. Đây là nội dung của khái niệm nào dưới đây?

    • A.
      Công bằng trước pháp luật.

    • B.
      Bình đẳng trước pháp luật.

    • C.
      Công dân trước pháp luật.

    • D.
      Trách nhiệm trước pháp luật.

  • Câu 2:
    Mã câu hỏi: 450616

    Đảm bảo quyền bình đẳng của công dân trước pháp luật là trách nhiệm của những ai?

    • A.
      Tất cả mọi công dân.

    • B.
      Tất cả mọi cơ quan nhà nước.

    • C.
      Nhà nước và công dân.

    • D.
      Nhà nước và xã hội.

  •  

  • Câu 3:
    Mã câu hỏi: 450620

    Ngoài việc bình đẳng về hưởng quyền, công dân còn bình đẳng trong việc nào?

    • A.
      Thi hành nghĩa vụ.

    • B.
      Thực hiện trách nhiệm.

    • C.
      Thực hiện nghĩa vụ.

    • D.
      Thi hành trách nhiệm.

  • Câu 4:
    Mã câu hỏi: 450623

    Trong cùng điều kiện như nhau, công dân được hưởng quyền và có nghĩa vụ như nhau nhưng mức độ sử dụng các quyền và nghĩa vụ đó đến đâu phụ thuộc vào điều nào?

    • A.
      Khả năng, điều kiện và hoàn cảnh của mỗi người.

    • B.
      Năng lực, điều kiện và ý thức của mỗi người.

    • C.
      Điều kiện, hoàn cảnh và quyết tâm của mỗi người.

    • D.
      Hoàn cảnh, niềm tin, điều kiện cụ thể của mỗi người.

  • Câu 5:
    Mã câu hỏi: 450627

    Giữa quyền của công dân và nghĩa vụ của công dân có mối quan hệ như thế nào?

    • A.
      Khăng khít.

    • B.
      Chặt chẽ.

    • C.
      Không tách rời.

    • D.
      Tách rời.

  • Câu 6:
    Mã câu hỏi: 450630

    “Bất kì công dân nào vi phạm pháp luật đều phải chịu trách nhiệm về hành vi vi phạm của mình và phải bị xử lí theo quy định của pháp luật”. Đây là nội dung của khái niệm nào dưới đây?

    • A.
      Bình đẳng về quyền.

    • B.
      Bình đẳng về nghĩa vụ.

    • C.
      Bình đẳng trước pháp luật.

    • D.
      Bình đẳng về trách nhiệm pháp lí.

  • Câu 7:
    Mã câu hỏi: 450633

    Khi công dân vi phạm pháp luật với tính chất và mức độ vi phạm như nhau, trong một hoàn cảnh như nhau thì từ người giữ vị trí quan trọng trong bộ máy nhà nước cho đến người lao động bình thường đều phải chịu trách nhiệm pháp lí như nhau, không …… .

  • Câu 8:
    Mã câu hỏi: 450636

    Việc thực hiện các nghĩa vụ được Hiến pháp và luật quy định là điều kiện như thế nào để công dân sử dụng các quyền của mình?

    • A.
      Quan trọng.

    • B.
      Cần thiết.

    • C.
      Tất yếu.

    • D.
      Cơ bản.

  • Câu 9:
    Mã câu hỏi: 450638

    Nhà nước không ngừng đổi mới, hoàn thiện hệ thống pháp luật, làm cơ sở pháp lí cho việc xử lí mọi hành vi xâm hại quyền và lợi ích của công dân, nhà nước và xã hội để nhằm đảm bảo cho mọi công dân bình đẳng về:

    • A.
      Quyền và nghĩa vụ.

    • B.
      Trách nhiệm và nghĩa vụ.

    • C.
      Trách nhiệm pháp lí.

    • D.
      Trách nhiệm công dân.

  • Câu 10:
    Mã câu hỏi: 450639

    Theo quy định của pháp luật, trường hợp nào sau đây vi phạm sự bình đẳng về quyền và nghĩa vụ của công dân?

    • A.
      Cùng có các điều kiện như nhau nhưng công ty X phải đóng thuế còn công ty Y không phải đóng thuế.

    • B.
      Nữ từ đủ 18 tuổi được kết hôn nhưng nam giới phải đủ 20 tuổi mới được kết hôn.

    • C.
      Học sinh là con em thương binh, liệt sĩ, học sinh nghèo được miễn, giảm học phí.

    • D.
      Học sinh đang sống ở các địa bàn khó khăn như miền núi, vùng sâu, vùng xa, vùng biên giới và hải đảo được cộng điểm ưu tiên khi thi đại học.

  • Câu 11:
    Mã câu hỏi: 450642

    Hai bạn X và M điều khiển xe mô tô vượt đèn đỏ và bị cảnh sát giao thông dừng xe để xử lí vi phạm. X vội gọi điện cho chú mình là Chủ tịch quận nhờ can thiệp để không bị xử lí. Tuy nhiên, cảnh sát giao thông vẫn kiên quyết ra quyết định xử phạt theo đúng quy định. Cách giải quyết của cảnh sát đã đảm bảo bình đẳng về:

    • A.
      Quyền và nghĩa vụ của công dân.

    • B.
      Trách nhiệm pháp lí của công dân.

    • C.
      Trách nhiệm của công dân.

    • D.
      Nghĩa vụ pháp lí của công dân.

  • Câu 12:
    Mã câu hỏi: 450648

    “…… là hệ thống các quy tắc xử sự chung do nhà nước ban hành và được đảm bảo thực hiện bằng quyền lực nhà nước.” Đây là khái niệm của:

    • A.
      Pháp luật.

    • B.
      Quy chế.

    • C.
      Quy định.

    • D.
      Pháp lệnh.

  • Câu 13:
    Mã câu hỏi: 450657

    Theo quy định pháp luật, chủ thể nào có trách nhiệm đảm bảo cho pháp luật được mọi người thi hành và tuân thủ trong thực tế?

    • A.
      Công dân.

    • B.
      Xã hội.

    • C.
      Tổ chức.

    • D.
      Nhà nước.

  • Câu 14:
    Mã câu hỏi: 450659

    Pháp luật được Nhà nước ban hành và bảo đảm thực hiện bằng cách nào?

    • A.
      Ý chí của Nhà nước.

    • B.
      Quyền lực Nhà nước.

    • C.
      Ý thức tự giác của công dân.

    • D.
      Dư luận xã hội.

  • Câu 15:
    Mã câu hỏi: 450661

    Đặc trưng nào dưới đây không phải là đặc trưng của pháp luật?

    • A.
      Tính quy phạm phổ biến.

    • B.
      Tính quyền lực, bắt buộc chung.

    • C.
      Tính thuyết phục.

    • D.
      Tính xác định chặt chẽ về mặt hình thức.

  • Câu 16:
    Mã câu hỏi: 450665

    Đặc trưng nào dưới đây tạo nên giá trị công bằng, bình đẳng của pháp luật?

    • A.
      Tính quy phạm phổ biến.

    • B.
      Tính quyền lực, bắt buộc chung.

    • C.
      Tính xác định chặt chẽ về mặt hình thức.

    • D.
      Cả A, B và C.

  • Câu 17:
    Mã câu hỏi: 450667

    Theo em, đặc trưng nào là đặc điểm phân biệt quy phạm pháp luật với quy phạm đạo đức?

    • A.
      Tính quy phạm phổ biến.

    • B.
      Tính quyền lực, bắt buộc chung.

    • C.
      Tính xác định chặt chẽ về mặt hình thức.

    • D.
      Tính giáo dục, thuyết phục.

  • Câu 18:
    Mã câu hỏi: 450671

    “Nội dung văn bản do cơ quan cấp dưới ban hành không được trái với nội dung văn bản do cơ quan cấp trên ban hành”. Đây là đặc trưng nào dưới đây của pháp luật?

    • A.
      Tính quy phạm phổ biến.

    • B.
      Tính quyền lực, bắt buộc chung.

    • C.
      Tính xác định chặt chẽ về mặt hình thức.

    • D.
      Tính xác định chặt chẽ về mặt nội dung.

  • Câu 19:
    Mã câu hỏi: 450673

    Pháp luật mang bản chất của giai cấp nào sau đây?

  • Câu 20:
    Mã câu hỏi: 450676

    Pháp luật của nước ta thể hiện quyền làm chủ của nhân dân lao động trên lĩnh vực nào dưới đây?

    • A.
      Lĩnh vực kinh tế.

    • B.
      Lĩnh vực chính trị.

    • C.
      Lĩnh vực xã hội.

    • D.
      Tất cả mọi lĩnh vực.

  • Câu 21:
    Mã câu hỏi: 450678

    Pháp luật ở bất kì xã hội nào đều mang:

    • A.
      Bản chất giai cấp và bản chất xã hội.

    • B.
      Bản chất giai cấp và bản chất thời đại.

    • C.
      Bản chất giai cấp và bản chất lịch sử.

    • D.
      Bản chất giai cấp và bản chất dân tộc.

  • Câu 22:
    Mã câu hỏi: 450679

    Quy phạm pháp luật và quy phạm đạo đức có mối quan hệ như thế nào?

    • A.
      Gắn bó.

    • B.
      Chặt chẽ.

    • C.
      Khăng khít.

    • D.
      Thân thiết.

  • Câu 23:
    Mã câu hỏi: 450680

    Điền cụm từ thích hợp vào chỗ trống sau: “Pháp luật là một ……………. để thể hiện và bảo vệ các giá trị đạo đức”.

    • A.
      Phương tiện cơ bản.

    • B.
      Phương tiện đặc trưng.

    • C.
      Phương tiện phù hợp.

    • D.
      Phương tiện đặc thù.

  • Câu 24:
    Mã câu hỏi: 450681

    Pháp luật và đạo đức cùng hướng tới các giá trị cơ bản nhất là:

    • A.
      Công bằng, nghĩa vụ, lương tâm, danh dự.

    • B.
      Nghĩa vụ, lương tâm, danh dự, nhân phẩm.

    • C.
      Công bằng, bình đẳng, tự do, lẽ phải.

    • D.
      Công bằng, trung thực, bình đẳng, bác ái.

  • Câu 25:
    Mã câu hỏi: 450682

    Pháp luật là một trong những phương tiện để nhà nước thực hiện vai trò nào?

  • Câu 26:
    Mã câu hỏi: 450683

    Pháp luật được coi là phương tiện để quản nhà nước quản lí xã hội như thế nào?

    • A.
      Hiệu quả nhất.

    • B.
      Hữu hiệu nhất.

    • C.
      Đơn giản nhất.

    • D.
      Phù hợp nhất.

  • Câu 27:
    Mã câu hỏi: 450685

    Ý nào không thể hiện vai trò của nhà nước trong quản lí xã hội bằng pháp luật?

    • A.
      Ban hành pháp luật trên quy mô toàn xã hội.

    • B.
      Tổ chức thực hiện pháp luật trên toàn xã hội.

    • C.
      Công bố công khai, kịp thời các văn bản pháp luật.

    • D.
      Tự giác tìm hiểu các quy định của pháp luật.

  • Câu 28:
    Mã câu hỏi: 450686

    Công dân được bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình thông qua phương tiện nào?

  • Câu 29:
    Mã câu hỏi: 450687

    Hãy điền từ thích hợp vào chỗ trống sau: “Pháp luật không chỉ quy định quyền của công dân trong cuộc sống mà còn quy định ……………………… để công dân thực hiện quyền đó”.

    • A.
      Phương pháp.

    • B.
      Cách thức.

    • C.
      Biện pháp.

    • D.
      Trình tự.

  • Câu 30:
    Mã câu hỏi: 450688

    Theo luật cơ bản của Nhà nước, luật có hiệu lực pháp lí cao nhất là luật nào?

    • A.
      Hiến pháp.

    • B.
      Luật Hình sự.

    • C.
      Luật Dân sự.

    • D.
      Luật Hành chính.

  • Câu 31:
    Mã câu hỏi: 450690

    Theo em, văn bản nào sau đây không phải là văn bản quy phạm pháp luật?

    • A.
      Quyết định của Thủ tướng Chính phủ.

    • B.
      Quyết định xử phạt vi phạm hành chính của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.

    • C.
      Nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội.

    • D.
      Nghị quyết của Hội đồng nhân dân cấp xã về thực hiện nhiệm vụ kinh tế – xã hội năm 2018.

  • Câu 32:
    Mã câu hỏi: 450692

    Bộ luật Hình sự của nước ta do cơ quan nhà nước nào có thẩm quyền ban hành?

  • Câu 33:
    Mã câu hỏi: 450694

    Do nhà quá nghèo, bố lại bệnh nặng, A đã lấy trộm xe máy của gia đình hàng xóm bán và lấy tiền đưa bố đi chữa trị. Trong trường hợp này, hành động của A đã:

    • A.
      Vi phạm pháp luật nhưng không vi phạm đạo đức.

    • B.
      Vi phạm pháp luật nhưng có thể được thông cảm và tha thứ.

    • C.
      Cho thấy pháp luật và đạo đức mâu thuẫn nhau.

    • D.
      Vừa vi phạm đạo đức, vừa vi phạm pháp luật.

  • Câu 34:
    Mã câu hỏi: 450697

    Chị Y muốn chia tay anh H sau một thời gian yêu nhau do chị thấy anh H là người rất bạo lực, đã có vài lần hành hung chị khi hai người cãi nhau. Anh H không đồng ý nên đã nhiều lần tìm đến nhà, dọa đánh và giết nếu chị dám chia tay và đến với người khác. Chị Y cần làm gì để bảo vệ quyền và lợi ích của mình?

    • A.
      Kiên quyết chia tay và thuê người đánh trả lại anh H.

    • B.
      Im lặng chịu đựng, tiếp tục mối quan hệ với anh H.

    • C.
      Báo công an hỗ trợ giải quyết.

    • D.
      Nói chuyện với bố mẹ anh H để họ khuyên nhủ anh.

  • Câu 35:
    Mã câu hỏi: 450699

    Ông A cho ông X thuê căn nhà 5 tầng với mục đích ở và kinh doanh. Sau khi kết thúc hợp đồng, ông A đã nhiều lần đòi nhà nhưng ông X không chịu trả. Trong trường hợp này, ông A cần phải làm gì?

    • A.
      Thương lượng để gia hạn thời hạn thuê nhà cho ông X.

    • B.
      Thuê người cưỡng chế gia đình ông X phải chuyển đi.

    • C.
      Mời công an đến giải quyết.

    • D.
      Làm đơn kiện ông X lên Tòa án nhân dân để đòi nhà.

  • Câu 36:
    Mã câu hỏi: 450701

    Anh B và chị Y yêu nhau nhưng lại bị gia đình hai bên ngăn cản vì cùng họ. Sau khi tìm hiểu pháp luật, thấy rằng quan hệ họ hàng giữa hai người đã ngoài phạm vi năm đời, không vi phạm quy định của pháp luật nên anh chị vẫn quyết định kết hôn. Trong trường hợp này, pháp luật là phương tiện để anh A và chị Y:

    • A.
      Thách thức sự cấm đoán của hai gia đình.

    • B.
      Bác bỏ lí do cấm đoán của hai gia đình.

    • C.
      Thuyết phục hai bên gia đình đồng ý.

    • D.
      Bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình.

  • Câu 37:
    Mã câu hỏi: 450702

    “Mọi công dân, nam, nữ thuộc các dân tộc, tôn giáo, thành phần, địa vị xã hội khác nhau đều không bị phân biệt đối xử trong việc hưởng quyền, thực hiện nghĩa vụ và chịu trách nhiệm pháp lí theo quy định của pháp luật”. Đây là nội dung của khái niệm nào dưới đây?

    • A.
      Công bằng trước pháp luật.

    • B.
      Bình đẳng trước pháp luật.

    • C.
      Công dân trước pháp luật.

    • D.
      Trách nhiệm trước pháp luật.

  • Câu 38:
    Mã câu hỏi: 450703

    Việc được đảm bảo quyền bình đẳng của công dân trước pháp luật là trách nhiệm của:

    • A.
      Tất cả mọi công dân.

    • B.
      Tất cả mọi cơ quan nhà nước.

    • C.
      Nhà nước và công dân.

    • D.
      Nhà nước và xã hội.

  • Câu 39:
    Mã câu hỏi: 450705

    Ngoài việc bình đẳng về hưởng quyền, công dân còn bình đẳng trong việc nào dưới đây?

    • A.
      Thi hành nghĩa vụ.

    • B.
      Thực hiện trách nhiệm.

    • C.
      Thực hiện nghĩa vụ.

    • D.
      Thi hành trách nhiệm.

  • Câu 40:
    Mã câu hỏi: 450706

    Việc thực hiện các nghĩa vụ do Hiến pháp và luật quy định là điều kiện như thế nào để công dân sử dụng các quyền của mình?

    • A.
      Quan trọng.

    • B.
      Cần thiết.

    • C.
      Tất yếu.

    • D.
      Cơ bản.



  • Link Hoc va de thi 2024

    Chuyển đến thanh công cụ