Đề thi giữa HK2 môn GDCD 12 năm 2023-2024 Trường THPT Lê Quý Đôn


  • Câu 1:

    Trong cuộc họp, anh B đã phát biểu phê bình chị C về những sai lầm trong công việc được giao. Giám đốc công ty là ông X ngắt lời yêu cầu anh B ngừng phát biểu nhưng anh B không đồng ý. Thấy vậy, ông X đã yêu cầu bảo vệ K buộc anh B rời khỏi cuộc họp. Anh M là nhân viên công ty thấy vậy đã viết bài báo nói ông X bạo hành nhân viên đăng lên facebook khiến uy tín của ông X bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Những ai dưới đây đã vi phạm quyền tự do ngôn luận?

    • A.
      Ông X và anh M.

    • B.
      Ông X, anh M và anh K.

    • C.
      Ông X, anh M và anh B.

    • D.
      Anh M và anh K.

  • Câu 2:
    Mã câu hỏi: 469714

    Do không đồng ý với kết quả của cuộc thi hoa hậu, nhà báo X đã đăng lên Facebook cá nhân quan điểm, thái độ không đồng tình của mình về kết quả cuộc thi, đồng thời dùng những lời lẽ thô tục để miệt thị nhan sắc của hoa hậu Y. Nhà báo X đã sử dụng sai quyền nào dưới đây?

    • A.
      Quyền tự do báo chí.

    • B.
      Quyền tham gia quản lí nhà nước và xã hội.

    • C.
      Quyền tự do riêng tư.

    • D.
      Quyền tự do ngôn luận.

  •  

  • Câu 3:
    Mã câu hỏi: 469716

    Trong đợt tiếp xúc với cử tri của thành phố X, ông A đã bày tỏ quan điểm về quy trình bổ nhiệm nhân sự. Ông A đã thực hiện quyền nào dưới đây của công dân?

    • A.
      Tham gia quản lí nhà nước và xã hội.

    • B.
      Tự do ngôn luận.

    • C.
      Tự xử lí thông tin.

    • D.
      Quản lí nhà nước.

  • Câu 4:
    Mã câu hỏi: 469719

    Trong buổi ngoại khóa của lớp, bạn Q đã đưa ra thắc mắc với thầy Đ về chương trình giáo dục liệu có đáp ứng được với đòi hỏi của cuộc cách mang công nghệ 4.0. Bạn Q đã thực hiện quyền tự do cơ bản nào dưới đây của công dân?

  • Câu 5:
    Mã câu hỏi: 469720

    Hai anh công an A và B đang đuổi theo tên cướp giật tài sản vào đến ngõ thì mất dấu. Do nghi ngờ tên cướp chạy vào nhà ông C nên định vào để tiếp tục tìm bắt nhưng bị ông C ngăn lại. Cho rằng ông C muốn bao che cho tên cướp nên anh A và B đã đe dọa ông C và kiên quyết xông vào. Trong trường hợp trên, những ai đã vi phạm quyền bất khả xâm phạm của công dân?

    • A.
      Tên cướp.

    • B.
      Tên cướp và ông C.

    • C.
      Anh A và anh B.

    • D.
      Anh A, anh B và tên cướp.

  • Câu 6:
    Mã câu hỏi: 469723

    Bà T để xe đạp ngoài cửa hàng để mua thức ăn, nhưng bà quên không mang túi xách vào và bị mất. Nghi ngờ em C đang chơi gần đó lấy trộm, bà T đã chửi bới và cùng con gái xông vào nhà em C để lục soát. Bố mẹ em C cản không được đã tức giận đánh bà T và con gái bà khiến cả hai bị thương tích nhẹ. Những ai dưới đây đã vi phạm quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân?

  • Câu 7:
    Mã câu hỏi: 469727

    Bạn P mượn sách tham khảo của H đã lâu mà vẫn chưa trả. Khi cần dùng sách, H đến tìm nhưng P lại không có nhà. Mẹ P bảo H cứ vào phòng tìm nhưng H bảo để tối P về sẽ quay lại. H đã tôn trọng quyền nào dưới đây của công dân?

    • A.
      Quyền bí mật riêng tư của công dân.

    • B.
      Quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở.

    • C.
      Quyền bất khả xâm phạm về tài sản.

    • D.
      Quyền được pháp luật bảo hộ về danh dự.

  • Câu 8:
    Mã câu hỏi: 469731

    Hết giờ học, T đã mượn điện thoại của M để gọi bố mẹ đến đón mình. Vì tò mò, T tự ý đọc tin nhắn của M rồi phát tán nội dung đó lên trang thông tin cá nhân. Hôm sau. Trong lúc T đi hỏi lớp, M đã tìm cách lấy được thư của T rồi đọc cho cả lớp nghe. T và M đã vi phạm quyền nào dưới đây của công dân?

    • A.
      Quyền được bảo đảm an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín.

    • B.
      Quyền được pháp luật bảo hộ về tài sản.

    • C.
      Quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở.

    • D.
      Quyền bí mật riêng tư của mỗi cá nhân.

  • Câu 9:
    Mã câu hỏi: 469749

    Bác đưa thư đến gửi bưu phẩm cho A nhưng chị đi vắng, nên B là ở nhà nhận thay. B định mở ra xem bên trong có gì. Nếu là bạn của B, em sẽ chọn cách ứng xử nào sau đây cho phù hợp?

    • A.
      Không quan tâm vì đây không phải việc của mình.

    • B.
      Khuyên B nên dừng lại vì làm như vậy là vi phạm pháp luật.

    • C.
      Im lặng, vì B là người của chị A nên không sao.

    • D.
      Cùng B kiểm tra xem bên trong có gì.

  • Câu 10:
    Mã câu hỏi: 469753

    Trên đường đi học về, X bị hai thanh niên lạ mặt trêu ghẹo. N phản đối thì bị họ lăng mạ và dọa đánh. X cần chọn cách nào sau đây để bảo vệ mình?

    • A.
      Chửi và đánh lại những thanh niên đó.

    • B.
      Im lặng đề chờ những thanh niên đó bỏ đi.

    • C.
      Giả vờ khóc lóc để những thanh niên đó tha cho.

    • D.
      Kêu lên để những người khác giúp đỡ, sau đó làm đơn tố cáo.

  • Câu 11:
    Mã câu hỏi: 469757

    Để cạnh tranh với chị H, chị B đã thuê người phát tán những hình ảnh sai sự thật làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến uy tín của chị H chủ cửa hàng bên cạnh. Phát hiện sự việc, chị H đã sỉ nhục chị B trước đông đảo khách hàng. Chị B và chị H đã vi phạm quyền nào dưới đây của công dân?

    • A.
      Bất khả xâm phạm về thân thể.

    • B.
      Được bảo mật thông tin liên ngành.

    • C.
      Bất khả xâm phạm về chỗ ở.

    • D.
      Được pháp luật bảo hộ về danh dự, nhân phẩm.

  • Câu 12:
    Mã câu hỏi: 469758

    Bắt quả tang anh M đang vận chuyển trái phép động vật quý hiếm, anh B là một cán bộ chức năng đã lập biên bản tịch thu tang vật. Do anh M chống đối quyết liệt nên anh B đã đẩy mạnh khiến anh M ngã gãy tay. Để trả thù, ông T là bố anh M đã thuê anh K bắt cóc cháu N con gái anh B, nhốt và bỏ đói trong kho chưa đồ suốt hai ngày khiến cháu N kiệt sức phải nhập viện điều trị. Những ai dưới đây vi phạm quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe của công dân?

    • A.
      Anh M và anh B.

    • B.
      Ông T, anh M và anh B.

    • C.
      Anh M và anh T.

    • D.
      Anh B, ông T và anh K.

  • Câu 13:
    Mã câu hỏi: 469759

    Do nghi ngờ A lấy điện thoại của M, Y đã tung tin về việc A là người thiếu trung thực lên mạng xã hội. Ngày hôm sau, A nhờ B và C chặn đánh Y và M để trả thù khiến M bị thương. H thấy vậy can ngăn A nhưng bị A chửi rủa, cho rằng bênh vực Y, M là không đúng. Trong tình huống này, ai đã xâm phạm đến quyền được pháp luật bảo hộ về danh dự, nhân phẩm của công dân?

    • A.
      M và Y.

    • B.
      B, C và Y.

    • C.
      A, B, C và M.

    • D.
      A và Y.

  • Câu 14:
    Mã câu hỏi: 469760

    Quyền bất khả xâm phạm về thân thể của công dân được quy định tại điều số mấy trong Hiến pháp năm 2013?

    • A.
      Điều 20.

    • B.
      Điều 21.

    • C.
      Điều 22.

    • D.
      Điều 23.

  • Câu 15:
    Mã câu hỏi: 469762

    Hành vi tự tiện bắt và giam, giữ người trái pháp luật là xâm phạm đến quyền bất khả xâm phạm về thân thể của mỗi công dân, là hành vi trái với:

  • Câu 16:
    Mã câu hỏi: 469765

    Hình thức dân chủ ứng với những quy chế, thiết chế để nhân dân bầu ra những người đại diện của mình quyết định các công việc chung của cộng đồng của Nhà nước là nội dung hình thức dân chủ nào?

    • A.
      Trực tiếp.

    • B.
      Gián tiếp.

    • C.
      Tập trung.

    • D.
      Không tập trung.

  • Câu 17:
    Mã câu hỏi: 469768

    Quyền bầu cử và quyền ứng cử là các quyền dân chủ cơ bản của mỗi công dân trong lĩnh vực nào?

    • A.
      Kinh tế.

    • B.
      Chính trị.

    • C.
      Văn hóa.

    • D.
      Xã hội.

  • Câu 18:
    Mã câu hỏi: 469771

    Công dân Việt Nam từ bao nhiêu tuổi được quyền bầu cử Quốc hội, Hội đồng nhân dân?

    • A.
      18 tuổi.

    • B.
      Đủ 18 tuổi.

    • C.
      21 tuổi.

    • D.
      Đủ 21 tuổi.

  • Câu 19:
    Mã câu hỏi: 469773

    Công dân Việt Nam từ bao nhiêu tuổi trở lên được quyền ứng cử vào Quốc hội, Hội đồng nhân dân?

    • A.
      18 tuổi.

    • B.
      Đủ 18 tuổi.

    • C.
      21 tuổi.

    • D.
      Đủ 21 tuổi.

  • Câu 20:
    Mã câu hỏi: 469776

    Những trường hợp nào sau đây vẫn được thực hiện quyền bầu cử?

    • A.
      Người đang phải chấp hành hình phạt tù.

    • B.
      Người đang bị nghi ngờ vi phạm pháp luật.

    • C.
      Người đang bị tạm giam.

    • D.
      Người mất năng lực hành vi dân sự.

  • Câu 21:
    Mã câu hỏi: 469779

    Quy định mỗi lá phiếu đều có giá trị ngang nhau thể hiện nguyên tắc nào trong quá trình bầu cử?

    • A.
      Phổ thông.

    • B.
      Bình đẳng.

    • C.
      Trực tiếp.

    • D.
      Bỏ phiếu kín.

  • Câu 22:
    Mã câu hỏi: 469782

    Theo quy định mọi công dân từ đủ 18 tuổi trở lên đều được quyền tham gia bầu cử, trừ các trường hợp đặc biệt bị pháp luật cấm thể hiện nguyên tắc nào trong bầu cử?

    • A.
      Phổ thông.

    • B.
      Bình đẳng.

    • C.
      Trực tiếp.

    • D.
      Bỏ phiếu kín.

  • Câu 23:
    Mã câu hỏi: 469787

    Công dân từ đủ 21 tuổi trở lên, nếu muốn tham gia vào ứng cử cần phải:

    • A.
      Được mọi người yêu mến và tin tưởng.

    • B.
      Có năng lực và tín nhiệm với cử tri.

    • C.
      Có bằng cấp và chuyên môn giỏi.

    • D.
      Có khả năng diễn thuyết tốt.

  • Câu 24:
    Mã câu hỏi: 469790

    Quyền bầu cử và ứng cử của công dân là cơ sở pháp lí – chính trị quan trọng để hình thành các cơ quan quyền lực nhà nước, nhằm để nhân dân thể hiện:

    • A.
      Quyền làm chủ của mình.

    • B.
      Mong ước và nguyện vọng chính đáng của mình.

    • C.
      Ý chí và nguyện vọng của mình.

    • D.
      Sức mạnh của giai cấp mình.

  • Câu 25:
    Mã câu hỏi: 469796

    Quyền bầu cử và ứng cử của công dân đã thể hiện bản chất dân chủ, tiến bộ của nhà nước ta, sự bình đẳng của công dân trong lĩnh vực nào của nước ta?

    • A.
      Chính trị.

    • B.
      Kinh tế.

    • C.
      Văn hóa.

    • D.
      Xã hội.

  • Câu 26:
    Mã câu hỏi: 469800

    Quyền của công dân được tham gia thảo luận vào các công việc chung của đất nước trong tất cả các lĩnh vực đời sống xã hội, trong phạm vi cả nước và trong từng địa phương; quyền kiến nghị với các cơ quan nhà nước về xây dựng bộ máy nhà nước và xây dựng phát triển kinh tế – xã hội là nội dung của quyền nào dưới đây?

    • A.
      Quyền tự do ngôn luận.

    • B.
      Quyền tham gia quản lí nhà nước và xã hội.

    • C.
      Quyền dân chủ của công dân.

    • D.
      Quyền làm chủ của công dân.

  • Câu 27:
    Mã câu hỏi: 469806

    Công dân được quyền tham gia thảo luận, góp ý kiến xây dựng các văn bản pháp luật quan trọng, phản ánh kịp thời những vướng mắc, bất cập, không phù hợp của các chính sách, pháp luật là thực hiện quyền dân chủ ở phạm vi nào? 

    • A.
      Phạm vi cơ sở.

    • B.
      Phạm vi cả nước.

    • C.
      Phạm vi địa phương.

    • D.
      Phạm vi trung ương.

  • Câu 28:
    Mã câu hỏi: 469809

    Những công việc của xã (phường hoặc thị trấn) được chia làm mấy loại?

  • Câu 29:
    Mã câu hỏi: 469811

    Công dân được quyền tham gia quản lí nhà nước và xã hội ở cấp cơ sở là trực tiếp thực hiện theo cơ chế nào?

    • A.
      Dân biết, dân bàn, dân làm, dân giám sát.

    • B.
      Dân biết, dân quyết, dân kiểm tra, giám sát.

    • C.
      Dân quyết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra.

    • D.
      Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra.

  • Câu 30:
    Mã câu hỏi: 469815

    Công dân, cơ quan, tổ chức được quyền đề nghị cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền xem xét lại quyết định hành chính, hành vi hành chính khi có căn cứ cho rằng quyết định, hành vi đó trái pháp luật, xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp của mình là nội dung của quyền nào dưới đây?

    • A.
      Quyền tố cáo.

    • B.
      Quyền khiếu nại.

    • C.
      Quyền tham gia quản lí nhà nước.

    • D.
      Quyền tham gia quản lí xã hội.

  • Câu 31:
    Mã câu hỏi: 469817

    Mọi công dân đều có quyền được học tập từ thấp đến cao, có thể học bất cứ ngành, nghề nào, có thể học bằng nhiều hình thức và có thể học thường xuyên, học suốt đời là nội dung của quyền nào dưới đây?

  • Câu 32:
    Mã câu hỏi: 469821

    Mọi công dân đều có quyền học tập không hạn chế, từ cấp Tiểu học đến Trung học, Đại học và Sau đại học. Nội dung này thể hiện quyền:

    • A.
      Tự do của công dân.

    • B.
      Học tập của công dân.

    • C.
      Lao động của công dân.

    • D.
      Phát triển của công dân.

  • Câu 33:
    Mã câu hỏi: 469825

    Mọi công dân đều được bình đẳng về điều gì?

    • A.
      Quyền học tập.

    • B.
      Thời gian học tập.

    • C.
      Cơ hội học tập.

    • D.
      Chế độ học tập.

  • Câu 34:
    Mã câu hỏi: 469827

    Công dân có thể học tập bất kì ngành, nghề nào phù hợp với:

    • A.
      Năng khiếu, khả năng, sở thích và điều kiện của mình.

    • B.
      Năng khiếu, mục đích, sở thích và điều kiện của mình.

    • C.
      Mục đích, yêu cầu của bản thân và điều kiện của gia đình.

    • D.
      Mục đích, sở thích, điều kiện và đam mê của mình.

  • Câu 35:
    Mã câu hỏi: 469830

    Nhận định nào sau đây không thể hiện được quyền học tập của công dân?

    • A.
      Công dân có quyền học thường xuyên, học suốt đời.

    • B.
      Công dân có thể học bất cứ ngành nào, nghề nào phù hợp.

    • C.
      Mọi công dân đều có quyền học không hạn chế.

    • D.
      Mọi công dân đều được bồi dưỡng phát triển tài năng.

  • Câu 36:
    Mã câu hỏi: 469833

    Mỗi công dân đều được tự do nghiên cứu khoa học, tự do tìm tòi, suy nghĩ để đưa ra các phát minh, sáng chế, sáng kiến, cải tiến kĩ thuật, hợp lí hóa sản xuất; quyền về sáng tác văn học, nghệ thuật, khám phá khoa học để tạo ra các sản phẩm, công trình khoa học về các lĩnh vực của đời sống xã hội là nội dung của quyền nào dưới đây?

  • Câu 37:
    Mã câu hỏi: 469835

    Đâu là nội dung không thuộc quyền sáng tạo?

    • A.
      Quyền tác giả.

    • B.
      Quyền sở hữu công nghiệp.

    • C.
      Quyền hoạt động khoa học, công nghệ.

    • D.
      Quyền học tập suốt đời.

  • Câu 38:
    Mã câu hỏi: 469841

    Trên cơ sở quyền sáng tạo, công dân được quyền tạo ra nhiều tác phẩm và công trình trong các lĩnh vực khoa học tự nhiên, khoa học xã hội và:

    • A.
      Khoa học công nghệ.

    • B.
      Khoa học kĩ thuật.

    • C.
      Khoa học nhân văn.

    • D.
      Khoa học nghệ thuật.

  • Câu 39:
    Mã câu hỏi: 469844

    Đâu là nội dung không thể hiện quyền được phát triển của công dân?

    • A.
      Được sống trong môi trường xã hội và tự nhiên có lợi cho sự tồn tại và phát triển về thể chất, tinh thần, trí tuệ, đạo đức.

    • B.
      Có mức sống đầy đủ về vật chất; được học tập, nghỉ ngơi, vui chơi, giải trí, tham gia các hoạt động văn hóa.

    • C.
      Được cung cấp thông tin và chăm sóc sức khỏe; được khuyến khích, bồi dưỡng để phát triển tài năng.

    • D.
      Được tạo điều kiện để tự do lựa chọn ngành nghề phù hợp với điều kiện của bản thân để học tập thường xuyên, suốt đời.

  • Câu 40:
    Mã câu hỏi: 469848

    Công dân được quyền tạo điều kiện để được tiếp cận với các phương tiện thông tin đại chúng, vui chơi, giải trí, tham gia vào các công trình văn hóa công cộng là thể hiện nội dung của quyền:



  • Link Hoc va de thi 2024

    Chuyển đến thanh công cụ