Đề thi HK2 môn Khoa Học Tự Nhiên 6 Cánh diều năm 2021-2022 – Trường THCS Lý Thái Tổ


  • Câu 1:

    Trong các lực em đã được học, lực nào gây ra chuyển động của Mặt Trăng quanh Trái Đất?

    • A.
      Lực đẩy

    • B.
      Lực kéo

    • C.
      Lực ma sát

    • D.
      Lực hấp dẫn

  • Câu 2:

    Người ở vị trí C trong hình, khi ánh sáng Mặt Trời vừa chiếu tới, sẽ quan sát thấy hiện tượng gì?

    • A.
      Mặt Trời mọc

    • B.
      Mặt Trời lặn

    • C.
      Mặt Trăng khuyết

    • D.
      Mặt Trăng tròn

  •  

  • Câu 3:

    Sau khoảng thời gian bao lâu thì ngày và đêm sẽ lặp lại?

    • A.
      Khoảng 6 giờ

    • B.
      Khoảng 12 giờ

    • C.
      Khoảng 24 giờ

    • D.
      Khoảng 36 giờ

  • Câu 4:

    Người ở vị trí B trong hình, khi ánh sáng Mặt Trời vừa chiếu tới, sẽ quan sát thấy hiện tượng gì?

    • A.
      Mặt Trời mọc

    • B.
      Mặt Trời lặn

    • C.
      Mặt Trăng khuyết

    • D.
      Mặt Trăng tròn

  • Câu 5:

    Quan sát hình và cho biết, tên gọi tương ứng với pha của Mặt Trăng?

    • A.
      Trăng khuyết đầu tháng

    • B.
      Trăng khuyết cuối tháng

    • C.
      Trăng bán nguyệt đầu tháng

    • D.
      Trăng bán nguyệt cuối tháng

  • Câu 6:

    Chúng ta nhìn thấy Trăng tròn khi nào?

    • A.
      Một nửa phần được chiếu sáng của Mặt Trăng hướng về Trái Đất

    • B.
      Toàn bộ phần được chiếu sáng của Mặt Trăng hướng về Trái Đất

    • C.
      Toàn bộ Mặt Trăng được Mặt Trời chiếu sáng

    • D.
      Mặt Trăng ở khoảng giữa Trái Đất và Mặt Trời

  • Câu 7:

    Ánh sáng từ Mặt Trăng mà ta nhìn thấy được có từ đâu?

    • A.
      Mặt Trăng tự phát ra ánh sáng

    • B.
      Mặt Trăng phản xạ ánh sáng Mặt Trời

    • C.
      Mặt Trăng phản xạ ánh sáng Thiên Hà

    • D.
      Mặt Trăng phản xạ ánh sáng Ngân Hà

  • Câu 8:

    Vì sao chúng ta quan sát được nhiều pha của Mặt Trăng từ Trái Đất?

    • A.
      Mặt Trăng có thể thay đổi hình dạng

    • B.
      Trái Đất quay quanh Mặt Trăng

    • C.
      Mặt Trăng quay quanh Trái Đất và sự thay đổi vị trí giữa Mặt Trăng, Trái Đất

    • D.
      Mặt Trăng quay quanh Trái Đất và sự thay đổi vị trí giữa Mặt Trăng, Mặt Trời, Trái Đất

  • Câu 9:

    Cấu tạo của hệ Mặt Trời gồm những thành phần nào?

    • A.
      Mặt Trăng, Trái Đất, các tiểu hành tinh và sao chổi

    • B.
      Các hành tinh, vệ tinh và các đám bụi, khí

    • C.
      Các tiểu hành tinh và các đám bụi, khí

    • D.
      Mặt Trời, các hành tinh, vệ tinh, các tiểu hành tinh và đám bụi, khí

  • Câu 10:

    Khi quan sát bầu trời đêm vào những đêm trời quang và không trăng, ta có thể nhìn thấy yếu tố nào?

    • A.
      Mặt Trời

    • B.
      Mặt Trăng

    • C.
      Hỏa tinh

    • D.
      Ngân Hà

  • Câu 11:

    Với các hành tinh sau của hệ Mặt Trời: Kim tinh, Mộc tinh, Hỏa tinh, Hải Vương tinh, Thiên Vương tinh. Hành tinh nào có chu kì chuyển động quanh Mặt Trời lớn nhất?

    • A.
      Kim tinh

    • B.
      Mộc tinh

    • C.
      Hải Vương tinh

    • D.
      Thiên Vương tinh

  • Câu 12:

    Quỹ đạo chuyển động của các hành tinh xung quanh Mặt Trời có dạng gì?

  • Câu 13:

    Trong những dạng năng lượng sau thì dạng nào không phải là năng lượng tái tạo?

    • A.
      Năng lượng Mặt Trời

    • B.
      Năng lượng từ dầu mỏ

    • C.
      Năng lượng thủy triều

    • D.
      Năng lượng sóng biển

  • Câu 14:

    Vật liệu nào không phải là nhiên liệu?

    • A.
      Than củi

    • B.
      Xăng

    • C.
      Hơi nước

    • D.
      Dầu hỏa

  • Câu 15:

    Nguồn năng lượng gây ô nhiễm môi trường nhiều nhất trong số những nguồn nào?

    • A.
      năng lượng gió

    • B.
      năng lượng địa nhiệt

    • C.
      năng lượng từ khí tự nhiên

    • D.
      năng lượng thủy triều

  • Câu 16:

    Trong các nguồn năng lượng dưới đây, nguồn năng lượng nào tái tạo được?

    • A.
      Dầu và than đá

    • B.
      Dầu và thủy triều

    • C.
      Thủy triều và địa nhiệt

    • D.
      Thủy triều và xăng

  • Câu 17:

    Hành động nào gây lãng phí năng lượng?

    • A.
      Tắt các thiết bị điện khi ra khỏi lớp

    • B.
      Sử dụng liên tục máy điều hòa vào mùa hè

    • C.
      Tắt vòi nước trong khi đánh răng

    • D.
      Hưởng ứng và tham gia phong trào “Giờ Trái Đất”

  • Câu 18:

    Một ô tô đang chạy thì đột ngột tắt máy, xe chạy thêm một đoạn rồi mới dừng hẳn là do đâu?

    • A.
      thế năng xe luôn giảm dần

    • B.
      động năng xe luôn giảm dần

    • C.
      động năng xe đã chuyển hóa thành dạng năng lượng khác do ma sát

    • D.
      động năng xe đã chuyển hóa thành thế năng

  • Câu 19:

    Phát biểu nào đúng về sự chuyển hóa năng lượng trong các dụng cụ sau?

    • A.
      Quạt điện: điện năng chuyển hóa thành nhiệt năng

    • B.
      Nồi cơm điện: điện năng chuyển hóa thành nhiệt năng và quang năng

    • C.
      Đèn LED: quang năng biến đổi thành nhiệt năng

    • D.
      Máy bơm nước: động năng biến đổi thành điện năng và nhiệt năng

  • Câu 20:

    Bàn là (bàn ủi) khi hoạt động đã có sự chuyển hóa từ dạng nào sang dạng nào?

    • A.
      điện năng chủ yếu sang động năng

    • B.
      điện năng chủ yếu sang nhiệt năng

    • C.
      nhiệt năng chủ yếu sang động năng

    • D.
      nhiệt năng chủ yếu sang quang năng

  • Câu 21:

    Trường hợp nào vật không có năng lượng?

    • A.
      Tảng đá nằm yên trên mặt đất

    • B.
      Tảng đá ở một độ cao so với mặt đất

    • C.
      Con thuyền đang chạy trên mặt nước

    • D.
      Viên phấn rơi từ trên bàn xuống đất

  • Câu 22:

    Những trường hợp nào sau đây là biểu hiện của nhiệt năng?

    • A.
      làm cho vật nóng lên

    • B.
      truyền được âm

    • C.
      phản chiếu được ánh sáng

    • D.
      làm cho vật chuyển động

  • Câu 23:

    Vật nào không có thế năng hấp dẫn, nếu chọn mốc thế năng tại mặt đất?

    • A.
      Người ở trên cầu trượt

    • B.
      Quả táo ở trên cây

    • C.
      Chim bay trên trời

    • D.
      Con ốc sên bò trên đường

  • Câu 24:

    Trường hợp nào là biểu hiện của một vật có động năng?

  • Câu 25:

    Khi chịu tác dụng của lực, vật vừa bị biến dạng, vừa đổi hướng chuyển động. Trường hợp nào sau đây thể hiện điều đó:

    • A.
      Khi có gió thổi cành cây đu đưa qua lại

    • B.
      Khi đập mạnh quả bóng vào tường quả bóng bật trở lại

    • C.
      Khi xoay tay lái ô tô đổi hướng chuyển động

    • D.
      Khi có gió thổi hạt mưa bay theo phương xiên

  • Câu 26:

    Một người ngồi lên xe máy làm lốp xe biến dạng, nguyên nhân của sự biến dạng là do đâu?

    • A.
      Lốp xe không chịu lực nào tác dụng

    • B.
      Lực hút của Trái Đất tác dụng vào người

    • C.
      Lực của người tác dụng vào lốp xe

    • D.
      Lực của mặt đất tác dụng vào lốp xe

  • Câu 27:

    Trong các chuyển động dưới đây, chuyển động nào đã bị biến đổi?

    • A.
      Một chiếc xe đạp đang đi, bỗng hãm phanh, xe dừng lại

    • B.
      Một máy bay đang bay thẳng với vận tốc không đổi 500 km/h

    • C.
      Một chiếc xe máy đang chạy với tốc độ đều đặn

    • D.
      Quả bóng đang nằm yên trên mặt đất

  • Câu 28:

    Chọn phát biểu đúng về lực:

    • A.
      Lực là nguyên nhân làm cho vật chuyển động

    • B.
      Lực là nguyên nhân làm cho vật thay đổi chuyển động

    • C.
      Khi không có lực tác dụng lên vật thì vật đứng yên

    • D.
      Lực không làm cho vật bị biến dạng

  • Câu 29:

    Lực nào dưới đây là lực tiếp xúc?

    • A.
      Lực của Trái Đất tác dụng lên bóng đèn treo trên trần nhà

    • B.
      Lực của quả cân tác dụng lên lò xo khi treo quả cân vào lò xo

    • C.
      Lực của nam châm hút thanh sắt đặt cách đó một đoạn

    • D.
      Lực hút giữa Trái Đất và Mặt Trăng

  • Câu 30:

    Trường hợp nào sẽ liên quan đến lực tiếp xúc?

    • A.
      Một hành tinh chuyển động xung quanh một ngôi sao

    • B.
      Một vận động viên nhảy dù rơi trên không trung

    • C.
      Thủ môn bắt được bóng trước khung thành

    • D.
      Quả táo rơi từ trên cây xuống

  • Câu 31:

    Trường hợp nào có liên quan đến lực không tiếp xúc?

    • A.
      Vận động viên nâng tạ

    • B.
      Người dọn hàng đẩy thùng hàng trên sân

    • C.
      Giọt mưa đang rơi

    • D.
      Bạn Lan cầm bút viết

  • Câu 32:

    Hoạt động nào xuất hiện lực tiếp xúc?

    • A.
      Bạn Lan cầm quyển vở đọc bài

    • B.
      Viên đá rơi

    • C.
      Nam châm hút viên bi sắt

    • D.
      Mặt trăng quay quanh Mặt Trời

  • Câu 33:

    Lực nào không phải là lực ma sát?

    • A.
      Lực của dây cung tác dụng lên mũi tên khi bắn

    • B.
      Lực xuất hiện khi lốp xe đạp lăn trên mặt đường

    • C.
      Lực xuất hiện khi bánh xe trượt trên mặt đường

    • D.
      Lực xuất hiện khi các chi tiết máy cọ xát với nhau

  • Câu 34:

    Trường hợp nào sẽ xuất hiện ma sát có ích?

    • A.
      Ma sát làm mòn lốp xe 

    • B.
      Ma sát làm ô tô qua được chỗ lầy

    • C.
      Ma sát sinh ra giữa trục xe và bánh xe 

    • D.
      Ma sát sinh ra khi vật trượt trên mặt sàn

  • Câu 35:

    Phát biểu nào đúng khi nói về ma sát?

    • A.
      Lực ma sát lăn nhỏ hơn lực ma sát trượt

    • B.
      Khi vật chuyển động chậm dần, lực ma sát nhỏ hơn lực đẩy

    • C.
      Khi vật chuyển động nhanh dần, lực ma sát lớn hơn lực đẩy

    • D.
      Lực ma sát lăn cản trở chuyển động của vật này trượt trên vật khác

  • Câu 36:

    Hiếu đưa một vật nặng hình trụ lên cao bằng hai cách, hoặc là lăn vật trên mặt phẳng nghiêng, hoặc kéo vật trượt trên mặt phẳng nghiêng. Cách nào có lực ma sát lớn hơn?

  • Câu 37:

    Treo quả cân 1kg vào một cái “cân lò xo” của cân có độ dài 10cm. Nếu treo quả cân 0,5kg thì lò xo có độ dài 6cm. Hỏi nếu treo quả cân 200g thì lò xo sẽ có độ dài bao nhiêu?

    • A.
      7,6 cm

    • B.
      5 cm

    • C.
      3,6 cm

    • D.
      2,5 cm

  • Câu 38:

    Nếu treo thẳng đứng một lò xo, đầu dưới gắn với một quả cân 100g thì lò xo có độ dài là 11cm; nếu thay bằng quả cân 200g thì lò xo có độ dài là 11,5cm. Hỏi nếu treo quả cân 500g thì lò xo có độ dài bao nhiêu?

    • A.
      12cm

    • B.
      12,5cm

    • C.
      13cm

    • D.
      13,5cm

  • Câu 39:

    Treo một vật thẳng đứng vào lực kế, ta thấy số chỉ của lực kế là 150N. Khối lượng của vật đó là bao nhiêu?

    • A.
      15 kg

    • B.
      150 g

    • C.
      150 kg

    • D.
      1,5 kg

  • Câu 40:

    Với túi đường có khối lượng 2kg thì có trọng lượng gần bằng bao nhiêu?

    • A.
      P = 2N

    • B.
      P = 20N

    • C.
      P = 200N

    • D.
      P = 2000N



  • Link Hoc va de thi 2021

    Chuyển đến thanh công cụ