Giải bài tập Bài 1: Bất phương trình bậc nhất hai ẩn (Chân trời) – Sách Toán


Giải bài tập Bài 1: Bất phương trình bậc nhất hai ẩn (Chân trời)

Bài 1 trang 32

Đề bài

Cho bất phương trình bậc nhất hai ẩn (x – 2y + 6 > 0)

a) (0;0) có phải là một nghiệm của bất phương trình đã cho không?

b) Chỉ ra ba cặp số (x;y) là nghiệm của bất phương trình đã cho.

c) Biểu diễn miền nghiệm của các bất phương trình đã cho trên mặt phẳng tọa độ Oxy

Lời giải chi tiết

a) Vì (0 – 2.0 + 6 = 6 > 0) nên (0;0) là một nghiệm của bất phương trình đã cho.

b) Vì (0 – 2.1 + 6 = 4 > 0) nên (0;1) là một nghiệm của bất phương trình đã cho.

Vì (1 – 2.0 + 6 = 7 > 0) nên (1;0) là một nghiệm của bất phương trình đã cho.

Vì (1 – 2.1 + 6 = 5 > 0) nên (1;1) là một nghiệm của bất phương trình đã cho.

c) Vẽ đường thẳng (Delta x – 2y + 6 = 0) đi qua hai điểm (A(0;3)) và (Bleft( { – 2;2} right))

Xét gốc tọa độ (O(0;0).) Ta thấy (O notin Delta ) và (0 – 2.0 + 6 = 6 > 0)

Do đó, miền nghiệm của bất phương trình là nửa mặt phẳng không kể bờ (Delta ), chứa gốc tọa độ O

Giải bài tập Bài 1: Bất phương trình bậc nhất hai ẩn (Chân trời)

(miền không gạch chéo trên hình)

Bài 2 trang 32

Đề bài

Biểu diễn miền nghiệm của các bất phương trình sau trên mặt phẳng tọa độ Oxy:

a) ( – x + y + 2 > 0)

b) (y + 2 ge 0)

c) ( – x + 2 le 0)

Lời giải chi tiết

a) Vẽ đường thẳng a : – x + y + 2 = 0 đi qua hai điểm A(0; – 2); B(2; 0).

Xét gốc tọa độ O(0 ; 0). Ta thấy O ∉ a và  –  0 + 0 + 2 = 2 > 0.

Suy ra (0 ; 0) là một nghiệm của bất phương trình  – x + y + 2 > 0.

Do đó, miền nghiệm của bất phương trình – x + y + 2 > 0 là nửa mặt phẳng không kể bờ a, chứa điểm O (là miền tô màu trong hình sau).

Giải bài tập Bài 1: Bất phương trình bậc nhất hai ẩn (Chân trời)

b) Vẽ đường thẳng b : y + 2 = 0 đi qua điểm C(0; -2) và song song với trục Ox

Xét gốc tọa độ O(0 ; 0). Ta thấy O ∉ b và  0 + 2 = 2 > 0

Suy ra (0 ; 0)  là nghiệm của bất phương trình y + 2 ≥ 0.

Do đó, miền nghiệm của bất phương trình y + 2 ≥ 0 là nửa mặt phẳng kể cả bờ b, chứa điểm O (là miền tô màu vàng trong hình sau).

Giải bài tập Bài 1: Bất phương trình bậc nhất hai ẩn (Chân trời)

c) Vẽ đường thẳng c : – x + 2 = 0.đi qua điểm D (2; 0) và song song với trục Oy.

Xét gốc tọa độ O(0 ; 0). Ta thấy O ∉ c và – 0 + 2 = 2 > 0

Suy ra (0 ; 0) không là nghiệm của bất phương trình – x + 2 ≤ 0.

Do đó, miền nghiệm của bất phương trình – x + 2 ≤ 0.là nửa mặt phẳng kể cả  bờ c, không chứa điểm O (là miền tô màu xanh trong hình sau).

Giải bài tập Bài 1: Bất phương trình bậc nhất hai ẩn (Chân trời)

Bài 3 trang 32

Đề bài

Biểu diễn miền nghiệm của các bất phương trình sau trên mặt phẳng tọa độ Oxy:

a) ( – x + 2 + 2(y – 2) < 2(1 – x))

b) (3(x – 1) + 4(y – 2) < 5x – 3)

Phương pháp giải

a) Thu gọn ( – x + 2 + 2(y – 2) < 2(1 – x)). Ta sẽ biểu diễn miền nghiệm của bất phương trình đã thu gọn

b) Thu gọn (3(x – 1) + 4(y – 2) < 5x – 3). Ta sẽ biểu diễn miền nghiệm của bất phương trình đã thu gọn

Lời giải chi tiết

a) Ta có: – x + 2 + 2(y – 2 ) < 2(1 – x)

⇔ – x + 2 + 2(y – 2 ) – 2(1 – x) < 0

⇔ – x + 2 + 2y – 4  – 2 + 2x < 0

⇔ x + 2y – 4 < 0

Ta sẽ biểu diễn miền nghiệm của bất phương trình x + 2y – 4 < 0.

Vẽ đường thẳng ∆: x + 2y – 4 = 0 đi qua điểm A(0; 2) và B (4 ; 0).

Xét gốc tọa độ O(0 ; 0). Ta thấy O ∉ ∆ và  0 + 2.0 – 4 = – 4 < 0.

Suy ra (0 ; 0) là nghiệm của bất phương trình x + 2y – 4 < 0.

Do đó, miền nghiệm của bất phương trình x + 2y – 4 < 0 là nửa mặt phẳng không kể bờ ∆, chứa điểm O (là miền tô màu trong hình sau).

Giải bài tập Bài 1: Bất phương trình bậc nhất hai ẩn (Chân trời)

b) Ta có: 3(x – 1 ) + 4(y – 2) < 5x – 3

⇔ 3x – 3  + 4y – 8 – 5x + 3 < 0

⇔ –  2x + 4y – 8 < 0

⇔ – x + 2y – 4 < 0

Ta sẽ biểu diễn miền nghiệm của bất phương trình – x + 2y – 4 < 0

Vẽ đường thẳng ∆’ : – x + 2y – 4 = 0 đi qua điểm A(0; 2) và B (– 4 ; 0).

Xét gốc tọa độ O(0 ; 0). Ta thấy O ∉ ∆’ và  – 0 + 2. 0 – 4 = – 4 < 0.

Suy ra (0 ; 0) là nghiệm của bất phương trình  – x + 2y – 4 < 0.

Do đó, miền nghiệm của bất phương trình –x + 2y – 4 < 0 là nửa mặt phẳng không kể bờ ∆’, chứa điểm O (là miền tô màu trong hình sau).

Giải bài tập Bài 1: Bất phương trình bậc nhất hai ẩn (Chân trời)

Bài 4 trang 32

Đề bài

Bạn Cúc muốn pha hai loại nước cam. Để pha một lít nước cam loại I cần 30 g bột cam, còn một lít nước cam loại II cần 20 g bột cam. Gọi x và y lần lượt là số lít nước cam loại I và II pha chế được. Biết rằng Cúc chỉ có thể dùng không quá 100 gam bột cam. Hãy lập các bất phương trình mô tả lít nước cam loại I và II mà bạn Cúc có thể pha chế được và biểu diễn miền nghiệm của các bất phương trình đó trên cùng một mặt phẳng tọa độ Oxy.

Lời giải chi tiết

Để pha x lít nước cam loại I cần 30x g bột cam,

Để pha y lít nước cam loại II cần 20y g bột cam,

Vì Cúc chỉ có thể dùng không quá 100 gam bột cam nên ta có bất phương trình (30x + 20y le 100)

( Leftrightarrow 3x + 2y – 10 le 0)

Vẽ đường thẳng (Delta :3x + 2y – 10 = 0) đi qua hai điểm (A(0;5)) và (Bleft( {2;2} right))

Xét gốc tọa độ (O(0;0).) Ta thấy (O notin Delta ) và (3.0 + 2.0 – 10 =  – 10 < 0)

Do đó, miền nghiệm của bất phương trình là nửa mặt phẳng kể cả bờ (Delta ), chứa gốc tọa độ O

Giải bài tập Bài 1: Bất phương trình bậc nhất hai ẩn (Chân trời)

(miền không gạch chéo trên hình)

Bài 5 trang 32

Đề bài
Miền không gạch chéo (không kể bờ d) trong mỗi hình dưới đây là miền nghiệm của bất phương trình nào?

Giải bài tập Bài 1: Bất phương trình bậc nhất hai ẩn (Chân trời)

Bước 1: Xác định (d:ax + by + c = 0)

Bước 2: Thay tọa độ điểm O(0;0) để xác định dấu của bất phương trình.

Lời giải chi tiết

Gọi phương trình đường thẳng (d:ax + by + c = 0)

a) Từ hình a) ta thấy d đi qua hai điểm(A(0;2)) và (B( – 5;0))

( Rightarrow left{ begin{array}{l}b.2 + c = 0\ – 5a + c = 0end{array} right. Rightarrow c = 5a =  – 2b)

Chọn (a = 2 Rightarrow b =  – 5;c = 10) và (d:2x – 5y + 10 = 0)

Điểm O (0;0) thuộc miền nghiệm và (2.0 – 5.0 + 10 = 10 > 0)

Vậy bất phương trình cần tìm là (2x – 5y + 10 > 0)

b) Từ hình b) ta thấy d đi qua hai điểm(A(0;2)) và (B(3;0))

( Rightarrow left{ begin{array}{l}2b + c = 0\3a + c = 0end{array} right. Rightarrow  – c = 3a = 2b)

Chọn (a = 2 Rightarrow b = 3;c =  – 6) và (d:2x + 3y – 6 = 0)

Điểm O (0;0) không thuộc miền nghiệm và (2.0 + 3.0 – 6 =  – 6 < 0)

Vậy bất phương trình cần tìm là (2x + 3y – 6 > 0)



Link Hoc va de thi 2021

Chuyển đến thanh công cụ