TRƯỜNG TH LÊ QUÝ ĐÔN |
ĐỀ THI HỌC KÌ 1 MÔN: TIẾNG VIỆT 4 NĂM HỌC: 2021-2022 (Thời gian làm bài: 60 phút) |
A. KIỂM TRA ĐỌC (10 điểm):
1. Đọc thành tiếng (3 điểm):
(GV kiểm tra đọc thành tiếng một đoạn trong các bài tập đọc đã học từ tuần 19 đến tuần 24 ở SGK Tiếng Việt lớp 4 tập 2 kết hợp trả lời câu hỏi đối với từng HS)
2. Đọc hiểu, Kiến thức tiếng Việt (7 điểm) – (20 phút): Đọc thầm bài văn sau và thực hiện các yêu cầu ở dưới.
Sầu riêng
Sầu riêng là loại trái quý của miền Nam. Hương vị nó hết sức đặc biệt, mùi thơm đậm, bay rất xa, lâu tan trong không khí. Còn hàng chục mét mới tới nơi để sầu riêng, hương đã ngào ngạt xông vào cánh mũi. Sầu riêng thơm mùi thơm của mít chin quyện với hương bưởi, béo cái béo của trứng gà, ngọt cái vị của mật ong già hạn. Hương vị quyến rũ đến kì lạ.
Hoa sầu riêng trổ vào cuối năm. Gió đưa hương thơm ngát như hương cau, hương bưởi tỏa khắp khu vườn. Hoa đậu từng chùm, màu trắng ngà. Cánh hoa nhỏ như vảy cá, hao hao giống cánh sen con, lác đác vài nhụy li ti giữa những cánh hoa. Mỗi cuống hoa ra một trái. Nhìn trái sầu riêng lủng lẳng dưới cành trông giống những tổ kiến. Mùa trái rộ vào dạo tháng tư, tháng năm ta.
Đứng ngắm cây sầu riêng, tôi cứ nghĩ mãi về cái dáng cây kì lạ này. Thân nó khẳng khiu, cao vút, cành ngang thẳng đuột, thiếu cái dáng cong, dáng nghiêng, chiều quằn, chiều lượn của cây xoài, cây nhãn. Lá nhỏ xanh vàng, hơi khép lại, tưởng như lá héo. Vậy mà khi trái chín, hương tỏa ngạt ngào, vị ngọt đến đam mê.
Mai Văn Tạo
Khoanh tròn chữ cái trước ý trả lời đúng cho từng câu hỏi dưới đây:
Câu 1. Sầu riêng là đặc sản của vùng nào? (1 đ)
A. Miền Bắc.
B. Miền Nam.
C. Miền Trung.
Câu 2. Hoa sầu riêng có những nét đặc sắc nào? (1 đ)
A. Hoa đậu từng chùm màu trắng ngà.
B. Cánh hoa nhỏ như vảy cá, hao hao giống cánh sen con, lác đác vài nhụy li ti giữa những cánh hoa.
C. Cả hai ý trên đều đúng
Câu 3. Quả sầu riêng có những nét đặc sắc nào? (1 đ)
A. Trái sầu riêng lủng lẳng dưới cành trông giống những tổ kiến.
B. Mùi thơm đậm, bay rất xa, lâu tan trong không khí.
C. Cả hai ý trên đều đúng.
Câu 4. Trong câu Gió đưa hương thơm ngát như hương cau, hương bưởi tỏa khắp khu vườn. Bộ phận nào là vị ngữ? (1 đ)
A. Đưa hương thơm ngát như hương cau, hương bưởi tỏa khắp khu vườn.
B. Hương thơm ngát như hương cau, hương bưởi tỏa khắp khu vườn.
C. Ngát như hương cau, hương bưởi tỏa khắp khu vườn.
Câu 5. Câu Đứng ngắm cây sầu riêng, tôi cứ nghĩ mãi về cái dáng cây kì lại này là kiểu câu: (1 đ) M2
A. Ai làm gì?
B. Ai thế nào?
C. Ai là gì?
Câu 6. Câu nào có kiểu câu Ai thế nào? (1 đ) M3
A. Sầu riêng là loại trái quý của miền Nam.
B. Sầu riêng thơm mùi thơm của mít chín quyện với hương bưởi.
C. Tôi cứ nghĩ mãi về cái dáng cây kì lạ này.
Câu 7. Em hãy tìm và viết ra 5 từ láy có trong bài? (1 đ) M2
B. KIỂM TRA VIẾT (10 điểm)
1. Chính tả: (Nghe – viết) bài “Hoa học trò” (2 điểm)
2. Tập làm văn:
Hãy tả một cây gần gũi mà em yêu thích (8 điểm)
—- HẾT —-
ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 1
A. KIỂM TRA ĐỌC (10 điểm):
1. Đọc thành tiếng (3 điểm):
HS đọc một đoạn văn trong các bài tập đã học ở SGK Tiếng Việt lớp 4 – tập 2, từ tuần 19 đến tuần 25.
– Đọc vừa đủ nghe, rõ ràng: tốc độ đạt yêu cầu, giọng đọc có biểu cảm: 1điểm
– Ngắt nghỉ hơi đúng ở các dấu câu, các cụm từ rõ nghĩa; đọc đúng tiếng, từ (không sai quá 5 tiếng): 1điểm
– Trả lời đúng câu hỏi về nội dung đoạn đọc: 1điểm
2. Đọc hiểu, Kiến thức tiếng Việt (7 điểm):
1. B
2. C
3. C
4. A
5. A
6. B
Câu 7. (1 điểm) Tìm được đúng mỗi từ láy có trong bài: 0,2 điểm.
B. Kiểm tra viết: (10 điểm)
1. Chính tả: (2,0 điểm)
– Bài viết không mắc lỗi chính tả, chữ viết rõ ràng, trình bày đúng đoạn văn (2 điểm)
– Mỗi lỗi chính tả trong bài viết trừ 0,25 điểm.
* Lưu ý: Nếu chữ viết không rõ ràng, sai về độ cao, khoảng cách …hoặc trình bày bẩn trừ toàn bài 0,5 điểm.
2. Tập làm văn: (8,0 điểm)
* Bài văn đảm bảo các mức như sau:
– Bài viết đúng dạng văn miêu tả đồ vật, đủ 3 phần: mở bài, thân bài, kết bài đúng yêu cầu đã học. (2 điểm)
—(Để xem tiếp đáp án phần Làm văn vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)—
A. Kiểm tra Đọc
I. Đọc thành tiếng (3 điểm)
– GV kiểm tra đọc các bài tập đọc đã học trong chương trình ( từ tuần 1 đến tuần 9).
II. Đọc hiểu: (7 điểm)
Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi:
TÊN BẠN KHẮC BẰNG VÀNG
An-ne và chị Ma-ri ngồi ăn bánh trên bàn. Chị Ma-ri đọc dòng chữ ghi trên chiếc hộp đựng: “Bánh có thưởng khuyến mại – Hãy xem chi tiết mặt sau hộp”.
Ma-ri hào hứng:
– Phần thưởng đã lắm nhé, “Tên bạn khắc bằng vàng”, nghe này, “Chỉ việc gửi một đô-la với phiếu để trong hộp có điền tên và địa chỉ. Chúng tôi sẽ gửi một chiếc cặp tóc đặc biệt có khắc tên bạn bằng vàng (mỗi gia đình chỉ một người thôi)”.
An-ne đặc biệt thích thú, chộp lấy chiếc hộp, xoay lại, mắt sáng rỡ háo hức :
– Tuyệt quá! Một chiếc cặp tóc với tên em khắc bằng vàng. Em phải gửi phiếu đi mới được.
Nhưng chị Ma-ri đã ngăn lại:
– Xin lỗi em! Chị mới là người đầu tiên đọc. Vả lại, chị mới có tiền nên chính chị sẽ gửi.
An-ne vùng vằng, rơm rớm nước mắt, nói:
– Nhưng em rất thích cặp tóc. Chị luôn cậy thế là chị nên toàn làm theo ý mình thôi! Chị cứ việc gửi đi! Em cũng chẳng cần.
Nhiều ngày trôi qua. Rồi một gói bưu phẩm để tên Ma-ri được gửi tới. An-ne rất thích xem cái cặp tóc nhưng không muốn để chị biết. Ma-ri mang gói bưu phẩm vào phòng mình. An-ne ra vẻ hững hờ đi theo, ngồi lên giường chị, chờ đợi. Em giận dỗi giễu cợt:
– Chắc họ gửi cho chị chiếc cặp tóc bằng vàng đấy! Hi vọng nó sẽ làm chị thích!
Ma-ri chậm rãi mở món quà rồi kêu lên:
– Ồ, đẹp tuyệt! Y như quảng cáo.
– Tên bạn khắc bằng vàng. Bốn chữ thật đep. Em có muốn xem không, An-ne?
– Không thèm! Em không cần chiếc cặp quê mùa của chị đâu!
Ma-ri để cái hộp trắng xuống bàn trang điểm và đi xuống nhà. Còn lại một mình An-ne trong phòng. Cô bé không kìm lòng được nên đi đến bên bàn, nhìn vào trong hộp và há hốc miệng ngạc nhiên. Lòng em tràn ngập cảm xúc: vừa thương yêu chị, vừa xấu hổ. Rồi nước mắt làm nhòa những dòng chữ khắc lóng lánh.
Trên chiếc kẹp quả là có bốn chữ, nhưng là bốn chữ: AN-NE.
(Theo A.F.Bau-man – Hà Châu dịch)
Khoanh tròn chữ cái trước ý trả lời đúng
Câu 1. Phần thưởng khuyến mãi ghi trên chiếc hộp đựng bánh của Ma-ri và An-ne là gì?
A. Một hộp bánh có khắc tên người mua trên mặt hộp
B. Một chiếc cặp tóc có khắc tên người mua bằng vàng
C. Một chiếc cặp tóc màu vàng có giá trị bằng một đô-la
Câu 2. Chi tiết nào cho thấy An-ne rất giận khi chị gái nói sẽ giành quyền gửi phiếu khuyến mãi?
A. Vùng vằng nói dỗi với chị rằng không cần chiếc cặp
B. Ra vẻ hờ hững, không thèm để ý đến gói bưu phẩm
C. Giận dỗi, diễu cợt chị, chê chiếc cặp tóc quê mùa.
Câu 3. Chi tiết nào dưới đây cho thấy cảm xúc của An-ne khi nhìn thấy chiếc cặp?
A. Không kìm lòng được nên đã đến bên bàn xem chiếc cặp
B. Chộp lấy hộp, xoay lại, mắt sáng rỡ vì rất thích thú
C. Nước mắt làm nhòa những dòng chữ khắc lóng lánh
Câu 4. Vì sao An-ne cảm thấy vừa thương yêu chị vừa xấu hổ khi nhìn chiếc cặp có tên mình?
A. Vì đã hiểu nhầm tình thương thầm kín của chị dành cho mình
B. Vì thấy chị rất vui vẻ mời mình xem chiếc cặp tóc đẹp tuyệt
C. Vì đã vờ tỏ ra hờ hững nhưng lại lén xem chiếc cặp tóc đẹp
B. Kiểm tra Viết
I. Chính tả:
Điền vào chỗ trống:
a. Tiếng bắt đầu bằng s hoặc x
Mùa …. Đã đến. Từng đàn chim én từ dãy núi biếc đằng ….bay tới, đuổi nhau chung quanh những mái nhà. Mùa…..đã đến hẳn rồi, đất trời lại một lần nữa đổi mới, tất cả những gì….trên trái đất lại vươn lên ánh…. mà sinh….. nảy nở với một …..mạnh không cùng.
(Theo Nguyễn Đình Thi)
b. Tiếng chứa vần ât hoặc âc
Sau một ngày múc nước giếng, hai xô nước ngồi nghỉ ngơi. Một cái xô luôn càu nhàu, không lúc nào vui vẻ. Nó nói với cái xô kia:
– Cuộc sống của chúng ta chán…… đấy. Chúng ta chỉ đầy khi được…..lên khỏi giếng, nhưng khi bị hạ xuống giếng thì chúng ta lại trống rỗng.
Chiếc kia không bao giờ càu nhàu, lúc nào cũng vui vẻ. Nó nói:
– Đúng vậy. Nhưng tớ lại không nghĩ như cậu. Chúng ta chỉ trống rỗng khi bị hạ xuống giếng thôi, còn khi được…………lên khỏi giếng thì chúng ta luôn luôn đầy ắp.
(Theo La Phông-ten)
II. Tập làm văn
Viết đoạn văn (2- 3 câu) miêu tả một sự vật được nói đến ở một khổ thơ trong bài sau:
Xuân đến
Đỏ như ngọn lửa
Lá bàng nhẹ rơi
Bỗng choàng tỉnh giấc
Cành cây nhú chồi.
Dải lụa hồng phơi
Phù sa trên bãi
Cơn gió mê mải
Đưa hương đi chơi.
Thăm thẳm bầu trời
Bồng bềnh mây trắng
Cánh chim chở nắng
Bay vào mùa xuân.
(Nguyễn Trọng Hoàn)
—- HẾT —-
ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 2
A. Kiểm tra Đọc
I. Đọc thành tiếng: (3 điểm)
– Đọc đúng chuẩn theo yêu cầu của GV.
II. Đọc thầm và làm bài tập (7 điểm)
Câu 1. B
Câu 2. A
Câu 3. C
Câu 4. A
B. Kiểm tra Viết
I. Chính tả:
a. Xuân, xa, xuân, sống, sáng, sôi, sức
b. Thật, nhấc, nhấc
—(Nội dung đầy đủ của Đề thi số 2 vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)—
A. Kiểm tra Đọc
I. Đọc thành tiếng
Cho văn bản sau:
VĂN HAY CHỮ TỐT
Thuở đi học Cao Bá Quát viết chữ rất xấu nên nhiều bài văn dù hay vẫn bị thầy cho điểm kém.
Một hôm, có bà cụ hàng xóm sang khẩn khoản:
– Gia đình già có một việc oan uổng muốn kêu quan, nhờ cậu viết giúp cho lá đơn, có được không?
Cao Ba Quát vui vẻ trả lời:
– Tưởng việc gì khó, chứ việc ấy cháu xin sẵn lòng.
Lá đơn viết lí lẽ rõ ràng, Cao Bá Quát yên trí quan sẽ xét nỗi oan cho bà cụ. Nào ngờ, chữ ông xấu quá, quan đọc không được nên thét lính đuổi bà ra khỏi huyện đường. Về nhà, bà kể lại câu chuyện khiến Cao Bá Quát vô cùng ân hận. Ông biết dù văn hay đến đâu mà chữ không ra chữ cũng chẳng ích gì. Từ đó, ông dốc sức luyện chữ sao cho đẹp.
Sáng sáng, ông cầm que vạch lên cột nhà luyện chữ cho cứng cáp. Mỗi buổi tối, ông viết xong mười trang vở mới chịu đi ngủ. Chữ viết đã tiến bộ, ông lại mượn những cuốn sách viết chữ đẹp làm mẫu để luyện nhiều kiểu chữ khác nhau.
Kiên trì luyện tập suốt mấy năm, chữ ông mỗi ngày một đẹp. Ông nổi danh khắp nước là người văn hay chữ tốt.
Đọc một trong 3 đoạn văn của văn bản.
– Đoạn 1: Thuở đi học . . . .sẵn lòng
– Đoạn 2: Lá đơn. . . . cho đẹp
– Đoạn 3: Sáng sáng . . . chữ tốt.
Trả lời câu hỏi do giáo viên nêu
II. Đọc thầm và làm bài tập bài “Văn hay chữ tốt”
Khoanh tròn chữ cái trước ý trả lời đúng cho từng câu hỏi dưới đây:
Câu 1 (0,5 điểm): Vì sao Cao Bá Quát thường xuyên bị điểm kém?
A.Văn dở – chữ xấu
B. Văn hay
C. Văn hay – chữ xấu
Câu 2 (0,5 điểm): Sự việc gì xảy ra khiến Cao Bá Quát ân hận ?
A. Chữ ông xấu quá, quan đọc không được nên đuổi bà ra khỏi huyện đường.
B. Chữ ông đẹp quá, quan đọc không được nên đuổi bà ra khỏi huyện đường.
C. Văn ông xấu quá, quan đọc không được nên đuổi bà ra khỏi huyện đường.
Câu 3 (0,5 điểm): Từ nào là từ láy trong câu: Có bà cụ hàng xóm sang khẩn khoản.
A. Bà cụ
B. Hàng sang
C. Khẩn khoản
Câu 4 (0,5 điểm) Buổi tối ông viết bao nhiêu trang vở mới đi ngủ?:
A. Chín trang.
B. Mười quyển
C. Mười trang
Câu 5 (0,5 điểm): Từ nào dưới đây nói lên ý chí, nghị lực của Cao Bá Quát ?
A. Cần cù
B. Quyết chí
C. Chí hướng
Câu 6 (0,5 điểm): Tục ngữ hoặc thành ngữ nào dưới đây nói đúng ý nghĩa của câu chuyện Văn hay chữ tốt?
A. Tiếng sáo diều.
B. Có chí thì nên.
C. Công thành danh toại.
Câu 7: Hãy viết lại động từ có trong câu sau: “Lá đơn viết lí lẽ rõ ràng.” (0,5 điểm)
Câu 8: Hãy đặt câu hỏi cho câu: “Cao Bá Quát nổi danh khắp nước là người văn hay chữ tốt” là: (0,5 điểm)
B. Kiểm tra Viết
I. Chính tả (nghe – viết ) (2,0 điểm)
– Bài viết: Cánh diều tuổi thơ
(SGK Tiếng Việt 4 tập I trang 146)
(Viết đoạn: tuổi thỏ….đến những vì sao sớm.)
II. Tập làm văn (3,0 điểm)
Đề bài: Hãy tả một đồ chơi mà em thích.
—- HẾT —-
ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 3
A. Kiểm tra Đọc
I. Đọc thành tiếng:
– Đọc rõ ràng, rành mạch, lưu loát 0,25 điểm
– Ngắt nghỉ hơi đúng các dấu câu, các cụm từ rõ nghĩa. 0,25 điểm
– Đọc diễn cảm 0,25 điểm
Trả lời đúng câu hỏi của giáo viên nêu 0,25 điểm
II. Đọc thầm (4 điểm) Học sinh khoanh đúng mỗi câu cho 0,5 điểm.
1. C
2. A
3. C
4. C
5. B
6. B
Câu 7 (0,5 điểm): Động từ là từ: Viết
Câu 8 (0,5 điểm): Ai nổi danh khắp nước là người văn hay chữ tốt?
Hay: Cao Bá Quát nổi danh khắp nước là người thế nào?
B. Kiểm tra Viết
I. Chính tả ( 2,0 điểm)
– Không mắc lỗi chính tả, viết rõ ràng, sạch sẽ.( 2 điểm).
– Sai 4 lỗi trừ 0,25 điểm
– Bài viết không rõ ràng, trình bày bẩn, không đạt yêu cầu về chữ viết trừ 0,5 điểm toàn bài.
II: Tập làm văn (3,0 điểm)
1. Mở bài: Giới thiệu bài: Giới thiệu được đồ vật định tả, tên gì? Gặp trong trường họp nào ? (0,5 điểm)
2. Thân bài:
a. Tả bao quát (hình dáng, màu sắc. . .) (1,5 điểm)
b. Tả từng bộ phận (chi tiết từng bộ phận mà đồ vật định tả) (0,75điểm)
3. Kết bài: Nêu cảm nghĩ của em về đồ vật được tả. (0,25 điểm)
Bài mẫu:
Các bạn ạ, tuổi thơ chúng ta ai cũng gắn liền với những đồ chơi quen thuộc như búp bê, gấu bông, lật đật,…. Mỗi người đều có sở thích riêng về đồ chơi. Với tôi, món đồ chơi mà tôi thích nhất đó là chú gấu bông đấy.
Lần ấy, bố đi công tác về tặng tôi một món quà trong chiếc hộp kín. Tôi rất hồi hộp không biết đó là gì. Khi mở hộp ra tôi reo lên vì sung sướng: “Ôi, chú gấu bông dễ thương quá!” Đó là một chú gấu nhồi bông mà tôi ước mơ bấy lâu. Chú ta có bộ lông trắng mịn và mượt như nhung, khi sờ tay vào ta có cảm giác như đang sờ vào tấm vải lụa mềm và mát rượi. Gấu ta khoác một chiếc áo màu đỏ tươi có điểm vài hạt cườm lấp la lấp lánh. Cái đầu chú tròn tròn như trái bưởi, đôi tai cũng tròn tròn vểnh lên trông thật là ngộ nghĩnh! Đôi mắt chú đen láy, tròn xoe như hạt nhãn. Thân hình chú ôm rất vừa tay nên tôi thường ôm chú ta mỗi khi đi ngủ.
—(Nội dung đầy đủ của Đề thi số 3 vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)—
Trên đây là một phần trích đoạn nội dung Bộ 3 đề thi HK1 môn Tiếng Việt 4 năm 2021-2022 Trường TH Lê Quý Đôn. Để xem thêm nhiều tài liệu tham khảo hữu ích khác các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.
Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.
Chúc các em học tập tốt !