Đề thi giữa HK1 môn Địa lí 12 năm 2023-2024 Trường THPT Huỳnh Mẫn Đạt


  • Câu 1:

    Tính chất mùa vụ trong sản xuất nông nghiệp của nước ta là do ảnh hưởng của yếu tố nào sau đây?

    • A.
      Sự phân hoá theo mùa của khí hậu

    • B.
      Nhu cầu đa dạng của thị trường trong và ngoài nước

    • C.
      Lao động theo mùa vụ ở các vùng nông thôn

    • D.
      Thiên nhiên nước ta mang tính chất nhiệt đới ẩm

  • Câu 2:
    Mã câu hỏi: 458717

    Đâu là yếu tố ảnh hưởng trực tiếp làm cho sông ngòi nước ta nhỏ, ngắn, dốc?

    • A.
      Hình dáng và lãnh thổ địa hình

    • B.
      Khí hậu và địa hình

    • C.
      Hình dáng và khí hậu

    • D.
      Địa hình và sinh vật, thổ nhưỡng

  •  

  • Câu 3:
    Mã câu hỏi: 458719

    Khu vực nào có chế độ nước sông chênh lệch rất lớn giữa mùa lũ và mùa cạn ở nước ta?

    • A.
      Tây Bắc

    • B.
      Bắc Trung Bộ

    • C.
      Cực Nam Trung Bộ

    • D.
      Tây Nguyên

  • Câu 4:
    Mã câu hỏi: 458720

    Đâu là biện pháp không thích hợp để hạn chế tính thất thường của khí hậu tới sản xuất nông nghiệp ở nước ta?

    • A.
      Đẩy mạnh thâm canh tăng vụ

    • B.
      Chuyển đổi cơ cấu mùa vụ hợp lí

    • C.
      Làm tốt công tác dự báo thời tiết

    • D.
      Tích cực làm công tác thuỷ lợi, trồng rừng

  • Câu 5:
    Mã câu hỏi: 458722

    Ngành nào ít chịu ảnh hưởng trực tiếp của thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa?

  • Câu 6:
    Mã câu hỏi: 458725

    Nguyên nhân nào làm cho đất đai nước ta dễ bị suy thoái?

    • A.
      Khí hậu nhiệt ẩm cao, mưa theo mùa, địa hình nhiều đồi núi thấp

    • B.
      Địa hình nhiều đồi núi, mưa lớn và tập trung một mùa

    • C.
      Mưa theo mùa, xói mòn nhiều, địa hình nhiều đồi núi

    • D.
      Khí hậu nhiệt ẩm cao, mưa theo mùa, địa hình nhiều đồi núi

  • Câu 7:
    Mã câu hỏi: 458726

    Đâu là đặc điểm không đúng với gió mùa Đông Bắc ở nước ta?

    • A.
      Thổi liên tục trong suốt mùa đông

    • B.
      Chỉ hoạt động ở miền Bắc

    • C.
      Hầu như kết thúc bởi bức chắn dãy Bạch Mã

    • D.
      Tạo nên mùa đông có 2,3 tháng lạnh ở miền Bắc

  • Câu 8:
    Mã câu hỏi: 458729

    Đâu là đặc điểm của gió đông bắc thổi ở vùng phía nam đèo Hải Vân vào mùa đông?

    • A.
      Gió mùa mùa đông vượt qua dãy Bạch Mã

    • B.
      Hoạt động của gió biển và đất liền

    • C.
      Gió tín phong ở nửa cầu Bắc

    • D.
      Sự suy yếu của gió mùa mùa hạ

  • Câu 9:
    Mã câu hỏi: 458731

    Do đâu mà thời tiết lạnh ẩm xuất hiện vào nửa cuối mùa đông ở miền Bắc nước ta?

    • A.
      Gió mùa mùa đông bị suy yếu

    • B.
      Gió mùa mùa đông di chuyển trên quãng đường xa trước khi ảnh hưởng đến nước ta

    • C.
      Ảnh hưởng của gió mùa mùa hạ

    • D.
      Khối khí lạnh di chuyển qua biển

  • Câu 10:
    Mã câu hỏi: 458732

    Đặc điểm nào dưới đây đúng với gió mùa Đông Bắc ở nước ta?

    • A.
      Hoạt động rộng khắp cả nước vào mùa đông

    • B.
      Thổi liên tục trong suốt mùa đông

    • C.
      Thổi từng đợt, chỉ hoạt động ở miền Bắc

    • D.
      Tạo nên mùa đông 6 tháng lạnh ở miền Bắc

  • Câu 11:
    Mã câu hỏi: 458735

    Từ vĩ tuyến 160B xuống phía nam, gió mùa mùa đông về bản chất là loại gió gì?

  • Câu 12:
    Mã câu hỏi: 458737

    Đâu là ranh giới cuối cùng của gió mùa đông bắc?

  • Câu 13:
    Mã câu hỏi: 458743

    Nhân tố quan trọng nào dưới đây dẫn tới sự phân mùa khí hậu khác nhau giữa các khu vực của nước ta?

    • A.
      Lãnh thổ kéo dài theo Bắc – Nam

    • B.
      Ảnh hưởng của địa hình

    • C.
      Hoạt động của Tín Phong

    • D.
      Hoạt động của gió mùa

  • Câu 14:
    Mã câu hỏi: 458747

    Nhân tố nào quan trọng nhất dẫn đến sự phân hóa khí hậu giữa các khu vực nước ta?

    • A.
      Hoạt động của gió mùa

    • B.
      Ảnh hưởng của biển Đông rộng lớn

    • C.
      Lãnh thổ kéo dài và hẹp ngang

    • D.
      Địa hình 3/4 là đồi núi

  • Câu 15:
    Mã câu hỏi: 458750

    Nguyên nhân nào gây mưa lớn và kéo dài ở các vùng đón gió Nam Bộ và Tây Nguyên?

    • A.
      Gió mùa Tây Nam xuất phát từ áp cao cận chí tuyến bán cầu Nam

    • B.
      Gió mùa Tây Nam xuất phát áp cao Bắc Ấn Độ Dương

    • C.
      Gió tín phong xuất phát từ áp cao cận chí tuyến nửa cầu Bắc

    • D.
      Gió Đông Bắc xuất phát từ áp cao Xibia

  • Câu 16:
    Mã câu hỏi: 458756

    Hệ sinh thái rừng ngập mặn cho năng suất sinh học cao nhất ở vùng nước nào sau đây?

  • Câu 17:
    Mã câu hỏi: 458758

    Ảnh hưởng nào sau đây không ảnh hưởng sâu sắc của biển Đông đến khí hậu nước ta?

    • A.
      Làm giảm tính chất khắc nghiệt của thời tiết lạnh, khô trong mùa đông

    • B.
      Làm dịu bớt thời tiết nóng bức trong mùa hạ

    • C.
      Khí hậu nước ta mang nhiều đặc tính của khí hậu hải dương, điều hoà hơn

    • D.
      Trong năm có hai mùa gió: gió mùa mùa hạ, gió mùa mùa đông

  • Câu 18:
    Mã câu hỏi: 458766

    Nhờ có biển Đông nên khí hậu nước ta mang nhiều đặc tính khí hậu gì?

    • A.
      Lục địa

    • B.
      Hải dương

    • C.
      Địa Trung Hải

    • D.
      Nhiệt đới ẩm

  • Câu 19:
    Mã câu hỏi: 458767

    Nhờ yếu tố nào mà thời tiết nước ta có mùa đông bớt lạnh khô, mùa hè bớt nóng bức?

    • A.
      Nằm gần Xích đạo, mưa nhiều

    • B.
      Địa hình 60% là đồi núi thấp

    • C.
      Chịu tác động thường xuyên của gió mùa

    • D.
      Tiếp giáp với Biển Đông (trên 3260 km bờ biển)

  • Câu 20:
    Mã câu hỏi: 458769

    Nhờ đâu mà khí hậu nước ta mang đặc tính khí hậu hải dương, điều hòa hơn?

    • A.
      Nằm gần Xích đạo, mưa nhiều

    • B.
      Địa hình 85% là đồi núi thấp

    • C.
      Chịu tác động thường xuyên của gió mùa

    • D.
      Tiếp giáp với Biển Đông

  • Câu 21:
    Mã câu hỏi: 458771

    Tính chất nhiệt đới ẩm gió mùa của Biển Đông được thể hiện rõ ở yếu tố nào?

    • A.
      Khoáng sản biển

    • B.
      Thiên tai vùng biển

    • C.
      Thành phần loài sinh vật biển

    • D.
      Các dạng địa hình ven biển

  • Câu 22:
    Mã câu hỏi: 458774

    Biển Đông có đặc điểm gì để có thể mang lại nguồn nhiệt ẩm dồi dào, lượng mưa lớn cho nước ta?

    • A.
      Nóng, ẩm và chịu ảnh hưởng của gió mùa

    • B.
      Có diện tích lớn gần 3,5 triệu km²

    • C.
      Biển kín với các hải lưu chạy khép kín

    • D.
      Có thềm lục địa mở rộng hai đầu thu hẹp ở giữa

  • Câu 23:
    Mã câu hỏi: 458778

    Bão là thiên tai xảy ra hằng năm, đe dọa và gây hậu quả nặng nề nhất cho vùng nào sau đây ở nước ta hiện nay?

    • A.
      Vùng đồng bằng, ven biển

    • B.
      Vùng đồi núi, ven biển

    • C.
      Vùng trung du, đồng bằng

    • D.
      Vùng trung du và miền núi

  • Câu 24:
    Mã câu hỏi: 458779

    Đâu là khó khăn lớn nhất về mặt tự nhiên đối với việc phát triển kinh tế – xã hội của vùng đồi núi?

    • A.
      Đất trồng cây lương thực bị hạn chế

    • B.
      Địa hình bị chia cắt mạnh, nhiều sông suối, hẻm vực trở ngại cho giao thông

    • C.
      Khí hậu phân hoá phức tạp

    • D.
      Khoáng sản có nhiều mỏ trữ lượng nhỏ, phân tán trong không gian

  • Câu 25:
    Mã câu hỏi: 458780

    Đâu là trở ngại lớn nhất của địa hình miền núi đối với sự phát triển kinh tế – xã hội của nước ta?

    • A.
      Hiện tượng động đất thường xuyên xảy ra ở những vùng đứt gãy sâu

    • B.
      Tình trạng thiếu đất canh tác, thiếu nước xảy ra thường xuyên

    • C.
      Địa hình bị chia cắt mạnh, nhiều sông suối và hẻm vực

    • D.
      Địa hình dốc, đất dễ bị xói mòn và lũ nguồn dễ xảy ra

  • Câu 26:
    Mã câu hỏi: 458781

    Việc khai thác, sử dụng hợp lí miền đồi núi không chỉ giúp cho sự phát triển kinh tế – xã hội của miền này, mà còn có tác dụng bảo vệ sinh thái cho cả vùng đồng bằng bởi yếu tố nào?

    • A.
      Miền núi nước ta giàu tài nguyên khoáng sản

    • B.
      Phù sa của các con sông lớn mang vật liệu từ miền đồi núi bồi đắp cho vùng đồng bằng

    • C.
      Nhiều nhánh núi đâm ngang ra biển làm thu hẹp, chia cắt dải đồng bằng ven biển

    • D.
      Giữa địa hình đồi núi và đồng bằng có mối quan hệ chặt chẽ về mặt phát sinh và các quá trình tự nhiên hiện đại

  • Câu 27:
    Mã câu hỏi: 458782

    Tại sao việc khai thác, sử dụng hợp lí miền đồi núi có ảnh hưởng lớn tới sự phát triển kinh tế – xã hội, bảo vệ sinh thái cho vùng đồng bằng?

    • A.
      Miền núi nước ta giàu tài nguyên khoáng sản có nguồn gốc nội sinh

    • B.
      Địa hình nước ta chủ yếu là đồi núi thấp, có sự phân hóa đa dạng

    • C.
      Nhiều nhánh núi đâm ngang ra biển làm thu hẹp, chia cắt dải đồng bằng ven biển

    • D.
      Đồi núi và đồng bằng có mối quan hệ về mặt phát sinh và các quá trình tự nhiên

  • Câu 28:
    Mã câu hỏi: 458784

    Đâu là điểm giống nhau chủ yếu của địa hình vùng đồi núi Tây Bắc và Đông Bắc?

    • A.
      Vùng trung tâm có các dãy núi thấp với độ cao trung bình

    • B.
      Nghiêng theo hướng tây bắc – đông nam

    • C.
      Có nhiều sơn nguyên, cao nguyên đá vôi

    • D.
      Có nhiều khối núi cao, đồ sộ

  • Câu 29:
    Mã câu hỏi: 458785

    Địa hình núi nước ta gồm những hướng chính nào?

    • A.
      Hướng tây bắc – đông nam và hướng vòng cung

    • B.
      Hướng tây nam – đông bắc và hướng vòng cung

    • C.
      Hướng bắc – nam và hướng vòng cung

    • D.
      Hướng đông – tây và hướng vòng cung

  • Câu 30:
    Mã câu hỏi: 458787

    Đâu là điểm khác nhau chủ yếu của Đồng bằng sông Hồng so với Đồng bằng sông Cửu Long?

    • A.
      Diện tích rộng hơn Đồng bằng sông Cửu Long

    • B.
      Hệ thống đê điều chia đồng bằng thành nhiều ô

    • C.
      Hệ thống kênh rạch chằng chịt

    • D.
      Thủy triều xâm nhập gần như sâu toàn bộ đồng bằng về mùa cạn

  • Câu 31:
    Mã câu hỏi: 458789

    Đâu là điểm khác nhau của Đồng bằng sông Cửu Long so với Đồng bằng sông Hồng?

    • A.
      Diện tích nhỏ hơn Đồng bằng sông Hồng

    • B.
      Hệ thống đê điều chia đồng bằng thành nhiều ô

    • C.
      Có hệ thống sông ngòi kênh rạch chằng chịt hơn

    • D.
      Độ cao địa hình lớn hơn Đồng bằng sông Hồng

  • Câu 32:
    Mã câu hỏi: 458790

    Đâu là điểm giống nhau chủ yếu nhất giữa địa hình bán bình nguyên và đồi?

    • A.
      Được hình thành do tác động của dòng chảy chia cắt các thềm phù sa cổ

    • B.
      Có cả đất phù sa cổ lẫn đất badan

    • C.
      Được nâng lên yếu trong vận động Tân kiến tạo

    • D.
      Nằm chuyển tiếp giữa miền núi và đồng bằng

  • Câu 33:
    Mã câu hỏi: 458794

    Bán bình nguyên điển hình nhất ở vùng nào sau đây?

    • A.
      Đông Bắc

    • B.
      Đông Nam Bộ

    • C.
      Bắc Trung Bộ

    • D.
      Tây Nguyên

  • Câu 34:
    Mã câu hỏi: 458796

    Theo nguồn gốc  hình thành, địa hình khu vực đồng bằng nước ta gồm các loại hình nào?

    • A.
      Đồng bằng ven biển và đồng bằng châu thổ

    • B.
      Tam giác châu và đồng bằng ven biển

    • C.
      Đồng bằng châu thổ và bán bình nguyên

    • D.
      Đồng bằng ven biển và tam giác châu

  • Câu 35:
    Mã câu hỏi: 458800

    Kể tên hai đồng bằng châu thổ lớn nhất nước ta?

    • A.
      Đồng bằng sông Mã-Chu và đồng bằng sông Hồng

    • B.
      Đồng bằng sông Mã-Chu và đồng bằng sông Cửu Long

    • C.
      Đồng bằng sông Cả và đồng bằng sông Cửu Long

    • D.
      Đồng bằng sông Hồng và đồng bằng sông Cửu Long

  • Câu 36:
    Mã câu hỏi: 458808

    Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 23, cho biết cửa khẩu nào nằm trên đường biên giới Việt Nam – Lào?

    • A.
      Móng Cái

    • B.
      Lệ Thanh

    • C.
      Mường Khương

    • D.
      Cầu Treo

  • Câu 37:
    Mã câu hỏi: 458809

    Căn cứ Atlat Địa lí Việt Nam trang 23, cho biết cửa khẩu Cầu Treo nằm trên đường biên giới Việt Nam – Lào thuộc tỉnh nào?

    • A.
      Quảng Ninh

    • B.
      Điện Biên

    • C.
      Lạng Sơn

    • D.
      Hà Tĩnh

  • Câu 38:
    Mã câu hỏi: 458810

    Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 4 -5, cho biết tỉnh nào của nước ta không giáp biển?

    • A.
      Quảng Ninh

    • B.
      Hà Nam

    • C.
      Ninh Bình

    • D.
      Ninh Thuận

  • Câu 39:
    Mã câu hỏi: 458855

    Vị trí địa lí nước ta đã tạo điều kiện thuận lợi nào sau đây?

    • A.
      Nước ta nằm gần trung tâm gió mùa châu Á

    • B.
      Nước ta mở cửa, hội nhập với các nước trên thế giới

    • C.
      Nước ta tiếp giáp với Biển Đông rộng lớn

    • D.
      Nước ta có tài nguyên giàu có, nguồn lao động dồi dào

  • Câu 40:
    Mã câu hỏi: 458858

    Nguồn lực nào tạo điều kiện để nước ta mở cửa, hội nhập với các nước trên thế giới?

    • A.
      Chính sách đổi mới của nhà nước trong thời kì mới

    • B.
      Nền kinh tế trong nước phát triển

    • C.
      Vị trí địa lí thuận lợi

    • D.
      Tài nguyên giàu có, nguồn lao động dồi dào



  • Link Hoc va de thi 2024

    Chuyển đến thanh công cụ