Bộ 10 đề thi giữa kì 1 Lịch sử và Địa lí 8 Kết nối tri thức có đáp án năm 2023


Đề thi giữa kì 1 Lịch sử và Địa lí 8 Kết nối tri thức có đáp án năm 2023

Đề thi giữa kì 1 Lịch sử và Địa lí 8 Kết nối tri thức có đáp án – Đề 1

Phòng Giáo dục và Đào tạo …

Đề thi Giữa kì 1 – Kết nối tri thức

Năm học 2023 – 2024

Môn: Lịch Sử và Địa Lí lớp 8

Thời gian làm bài: phút

(Đề số 1)

A – PHÂN MÔN LỊCH SỬ (5,0 ĐIỂM)

I. Trắc nghiệm (3,0 điểm)

Lựa chọn đáp án đúng cho các câu hỏi dưới đây:

Câu 1. Cuộc Cách mạng tư sản Anh (1642 – 1688) diễn ra dưới hình thức nào?

A. Chiến tranh giải phóng dân tộc.

B. Đấu tranh thống nhất đất nước.

C. Cải cách, duy tân đất nước.

D. Nội chiến cách mạng.

Câu 2. Nguyên nhân sâu xa dẫn đến sự bùng nổ cuộc Chiến tranh giành độc lập của 13 thuộc địa Anh ở Bắc Mĩ là gì?

A. Chính phủ Anh ra lệnh đóng cửa cảng Bô-xtơn sau sự kiện “chè Bô-xtơn”.

B. Chính phủ Anh cho phép công ty Đông Ấn độc quyền buôn bán chè ở Bắc Mỹ.

C. Thực dân Anh tấn công Bắc Mĩ khi các thuộc địa lần lượt tuyên bố tách khỏi Anh.

D. Chính sách cai trị của Anh xâm phạm đến quyền tự do và sự phát triển của Bắc Mỹ.

Câu 3. Ở Pháp, vào cuối thế kỉ XVIII, những đẳng cấp nào không phải đóng thuế?

A. Quý tộc và Đẳng cấp thứ ba.

B. Tăng lữ Giáo hội và Quý tộc.

C. Đẳng cấp thứ ba và Tăng lữ.

D. Giai cấp tư sản và nông dân.

Câu 4. Sự kiện nào dưới đây đã châm ngòi cho sự bùng nổ của Cách mạng tư sản Pháp (cuối thế kỉ XVIII)?

A. Rô-be-spie thiết lập nền chuyên chính dân chủ cách mạng (tháng 7/1793).

B. Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền được thông qua (tháng 8/1789).

C. Quần chúng nhân dân Pa-ri đánh chiếm ngục Ba-xti (tháng 7/1789).

D. Vua Lu-i XVI bị xử tử với tội danh phản bội Tổ quốc (tháng 1/1793).

Câu 5. Động cơ hơi nước là phát minh của ai?

A. Giêm Ha-gri-vơ.

B. Ét-mơn các-rai.

C. Hen-ri Cót.

D. Giêm Oát.

Câu 6. Về mặt xã hội, tác động quan trọng nhất của cách mạng công nghiệp là hình thành hai giai cấp cơ bản của xã hội tư bản, đó là

A. tư sản và địa chủ.

B. địa chủ và nông dân.

C. công nhân và nông dân.

D. tư sản và vô sản.

Câu 7. Đến cuối thế kỉ XIX, những nước nào ở Đông Nam Á đã trở thành thuộc địa của thực dân Pháp?

A. Việt Nam, Lào, Cam-pu-chia.

B. Xiêm, Mi-an-ma, In-đô-nê-xi-a.

C. Phi-líp-pin, Mi-an-ma, Lào.

D. Cam-pu-chia, Ma-lai-xi-a, Lào.

Câu 8. Đến cuối thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX, Xiêm vẫn giữ được độc lập dân tộc vì

A. tiến hành canh tân đất nước và chính sách ngoại giao mềm dẻo.

B. kiên quyết huy động toàn dân đứng lên đấu tranh chống xâm lược.

C. nước Xiêm nghèo tài nguyên, lại thường xuyên hứng chịu thiên tai.

D. dựa vào sự viện trợ của Nhật Bản để đấu tranh chống xâm lược.

Câu 9. Năm 1698, chúa Nguyễn Phúc Chu đã cử ai vào kinh lí vùng đất phía Nam?

A. Lương Văn Chánh.

B. Đào Duy Từ.

C. Nguyễn Hữu Cảnh.

D. Mạc Cửu.

Câu 10. Nội dung nào dưới đây không phản ánh đúng nhiệm vụ của hải đội Hoàng Sa dưới thời các chúa Nguyễn?

A. Khai thác các sản vật quý ở Biển Đông.

B. Canh giữ, bảo vệ các đảo ở Biển Đông.

C. Cắm mốc chủ quyền tại quần đảo Hoàng Sa.

D. Thu gom hàng hóa của tàu nước ngoài bị đắm.

Câu 11. Cuộc khởi nghĩa của Hoàng Công Chất (1739 – 1769) diễn ra chủ yếu tại khu vực nào của Đàng Ngoài?

A. Đông Bắc.

B. Bắc Trung Bộ.

C. Đồng bằng Bắc Bộ.

D. Tây Bắc.

Câu 12. Vào giữa thế kỉ XVIII, phong trào nông dân Đàng Ngoài phát triển rộng khắp, kéo dài hàng chục năm đã

A. lật đổ sự tồn tại của chính quyền phong kiến Lê – Trịnh.

B. buộc chính quyền phải thực hiện một số chính sách nhượng bộ.

C. lật đổ chính quyền chúa Nguyễn, hoàn thành thống nhất đất nước.

D. buộc chính quyền chúa Nguyễn phái thực hiện chính sách nhượng bộ.

II. Tự luận (2,0 điểm)

a) Phân tích hệ quả của cuộc xung đột Trịnh – Nguyễn

b) Giả sử là một người dân sống ở thế kỉ XVI – XVII, em hãy đưa ra ít nhất một lí do phản đối các cuộc xung đột Nam – Bắc triều và Trịnh – Nguyễn.

B – PHÂN MÔN ĐỊA LÍ (5,0 ĐIỂM)

I. Trắc nghiệm (3,0 điểm)

Lựa chọn đáp án đúng cho các câu hỏi dưới đây:

Câu 1. Vịnh biển đầu tiên nào của Việt Nam được UNESCO công nhận là di sản thiên nhiên thế giới?

A. Vịnh Hạ Long

B. Vịnh Nha Trang

C. Vịnh Vân Phong

D. Vịnh Cam Ranh

Câu 2. Nước ta nằm ở vị trí nào sau đây?

A. Bán đảo Trung Ấn, khu vực nhiệt đới.

B. Phía đông Thái Bình Dương, khu vực kinh tế sôi động của thế giới.

C. Rìa phía đông bán đảo Đông Dương, gần trung tâm Đông Nam Á.

D. Rìa phía đông châu Á, khu vực ôn đới.

Câu 3. Đường bờ biển nước ta kéo dài từ tỉnh nào đến tỉnh nào?

A. Móng Cái (Quảng Ninh) đến Hà Tiên (Kiên Giang).

B. Móng Cái (Quảng Ninh) đến Ngọc Hiển (Cà Mau).

C. Cát Bà (Hải Phòng) đến Ngọc Hiển (Cà Mau).

D. Cát Bà (Hải Phòng) đến Hà Tiên (Kiên Giang).

Câu 4. Tổng diện tích đất liền nước ta là bao nhiêu?

A. 1 triệu km2.

B. 3260 km2.

C. 331.344 km2.

D. 4600 km2.

Câu 5. Hiệu ứng phơn thường xảy ra ở khu vực địa hình đồi núi nào dưới đây?

A. Đông Bắc.

B. Tây Bắc.

C. Trường Sơn Nam.

D. Trường Sơn Bắc.

Câu 6.  Ranh giới tự nhiên nào có tác dụng ngăn ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc vào phía Nam?

A. Dãy Hoàng Liên Sơn.

B. Dãy Trường Sơn.

C. Dãy Bạch Mã.

D. Dãy Tam Điệp.

Câu 7. Ở nước ta, phần đất liền địa hình đồi núi chiếm bao nhiêu phần diện tích lãnh thổ?

A. 2/3.

B. 3/4.

C. 1/2.

D. 1/4.

Câu 8. Thềm lục địa nước ta mở rộng tại các vùng biển nào?

A. Vùng biển Bắc Bộ và vùng biển Trung Bộ.

B. Vùng biển Bắc Bộ và vùng biển Nam Bộ.

C. Vùng biển Nam Bộ và vùng biển Trung Bộ.

D. Vùng biển Trung Bộ và vùng biển Nam Bộ.

Câu 9. Đồng bằng sông Cửu Long có diện tích là:

A. 25 000 km2.

B. 12 000 km2.

C. 40 000 km2.

D. 15 000 km2.

Câu 10. Đặc điểm nào sau đây không phải là đặc điểm chung của khoáng sản Việt Nam?

A. Khoáng sản nước ta khá phong phú và đa dạng.

B. Phần lớn khoáng sản nước ta có trữ lượng lớn, thuận lợi cho quá trình khai thác và quản lí tài nguyên khoáng sản.

C. Khoáng sản phân bố ở nhiều nơi, nhưng tập trung ở miền Bắc, miền Trung và Tây Nguyên.

D. Phần lớn khoáng sản nước ta có trữ lượng trung bình và nhỏ, không thuận lợi cho quá trình khai thác và quản lí tài nguyên khoáng sản.

Câu 11. Khoáng sản nước ta phân bố tập trung ở những khu vực nào?

A. Miền Bắc, miền Trung và Miền Nam.

B. Tây Bắc, đồng bằng sông Hồng và Đông Nam Bộ.

C. Miền Bắc, miền Trung và Tây Nguyên.

D. Tây Nguyên, Đông Nam Bộ và đồng bằng sông Cửu Long.

Câu 12. A-pa-tit phân bố chủ yếu ở tỉnh nào nước ta?

A. Hà Giang.

B. Cao Bằng.

C. Quảng Ninh.

D. Lào Cai.

II. Tự luận (2,0 điểm)

Câu 1 (2,0 điểm): Phân tích vấn đề sử dụng hợp lí tài nguyên khoáng sản Việt Nam.

ĐÁP ÁN VÀ HƯỚNG DẪN CHẤM BÀI

A – PHÂN MÔN LỊCH SỬ (5,0 ĐIỂM)

I. Trắc nghiệm (3,0 điểm)

1- D

2- D

3- B

4- C

5- D

6- D

7- A

8- A

9- C

10- C

11- D

12- B

 

 

 

 

 

 

 

 

II. Tự luận (2,0 điểm)

♦ Yêu cầu a)

– Hệ quả tiêu cực:

– Đất nước Đại Việt bị chia cắt thành 2 đàng, lấy sông Gianh làm giới tuyến:

+ Đàng Ngoài: từ sông Gianh trở ra Bắc, do con cháu họ Trịnh thay nhau cai quản.

+ Đàng Trong: từ sông Gianh trở vào Nam, do con cháu họ Nguyễn truyền nối nhau cầm quyền.

– Hình thành nên cục diện “một cung vua – hai phủ chúa” (do cả hai chính quyền Trịnh, Nguyễn đều dùng niên hiệu vua Lê, đều thừa nhận quốc hiệu Đại Việt).

+ Ở Đàng Ngoài: trên danh nghĩa, vua Lê vẫn là người đứng đầu đất nước, nhưng thực tế, họ Trịnh nắm toàn quyền thống trị.

+ Ở Đàng Trong: con cháu họ Nguyễn cũng nối nhau cầm quyền, gọi là “chúa Nguyễn”.

– Cuộc xung đột kéo dài giữa hai tập đoàn phong kiến Trịnh – Nguyễn đã làm suy kiệt sức người, sức của; tàn phá đồng ruộng, xóm làng; giết hại nhiều người dân vô tội; chia cắt đất nước và làm ảnh hưởng đến sự phát triển chung của quốc gia – dân tộc.

– Hệ quả tích cực: để củng cố thế lực, chính quyền chúa Nguyễn ở Đàng Trong đã từng bước khai phá, mở rộng lãnh thổ về phía Nam; đồng thời triển khai nhiều hoạt động thực thi chủ quyền tại quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa.

♦ Yêu cầu b) HS trình bày suy nghĩ cá nhân

B – PHÂN MÔN ĐỊA LÍ (5,0 ĐIỂM)

I. Trắc nghiệm (3,0 điểm)

1- A

2- C

3- A

4- C

5- D

6- C

7- B

8- B

9- C

10- B

11- C

12- D

 

 

 

 

 

 

 

 

II. Tự luận (2,0 điểm)

Câu 1 (2,0 điểm):

– Hiện trạng khai thác và sử dụng tài nguyên khoáng sản

+ Nước ta có nguồn tài nguyên khoáng sản khá phong phú, đa dạng, nhiều loại khoáng sản có trữ lượng lớn, chất lượng tốt,…. => Cung cấp nguyên liệu, nhiên liệu cho nhiều ngành công nghiệp cũng như đảm bảo an ninh năng lượng cho quốc gia.

+ Tuy nhiên, việc khai thác và sử dụng còn chưa hợp lí, công nghệ khai thác còn lạc hậu,… gây lãng phí, ảnh hưởng xấu đến môi trường và phát triển bền vững. Một số loại khoáng sản bị khai thác quá mức dẫn tới nguy cơ cạn kiệt.

– Giải pháp sử dụng hợp lí tài nguyên khoáng sản

+ Phát triển các hoạt động điều tra, thăm dò; khai thác, chế biến; giảm thiểu tác động tiêu cực đến môi trường sinh thái và cảnh quan.

+ Đẩy mạnh đầu tư, hình thành ngành khai thác, chế biến đồng bộ, hiệu quả với công nghệ tiên tiến, thiết bị hiện đại.

+ Phát triển công nghiệp chế biến các loại khoáng sản, hạn chế xuất khẩu khoáng sản thô.

+ Bảo vệ khoáng sản chưa khai thác và sử dụng tiết kiệm tài nguyên khoáng sản.

+ Tổ chức tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật trong hoạt động khai thác và sử dụng khoáng sản.

Đề thi giữa kì 1 Lịch sử và Địa lí 8 Kết nối tri thức có đáp án – Đề 2

Đang cập nhật …



Link Hoc va de thi 2024

Chuyển đến thanh công cụ