Đề thi giữa kì 1 Ngữ văn 8 Cánh diều có đáp án năm 2023
Đề thi giữa kì 1 Ngữ văn 8 Cánh diều có đáp án – Đề 1
MA TRẬN ĐỀ THI GIỮA HỌC KÌ I
BẢNG ĐẶC TẢ ĐỀ THI GIỮA HỌC KÌ I
Phòng Giáo dục và Đào tạo …
Đề thi Giữa kì 1 – Cánh diều
Năm học 2023 – 2024
Môn: Ngữ văn lớp 8
Thời gian làm bài: phút
(Đề số 1)
Phần I. Đọc hiểu (5,0 điểm)
Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:
Rượu đã tan lúc nào. Người về, người đi chơi đã vãn cả. Mị không biết, Mị vẫn ngồi trơ một mình giữa nhà. Mãi sau Mị mới đứng dậy, nhưng Mị không bước ra đường chơi, mà Mị từ từ bước vào buồng. Chẳng năm nào, A Sử cho Mị đi chơi Tết. Mị cũng chẳng buồn đi. Bấy giờ Mị ngồi xuống giường, trông ra cái cửa sổ lỗ vuông mờ mờ trăng trắng. Đã từ nãy, Mị thấy phơi phới trở lại, trong lòng đột nhiên vui sướng như những đêm Tết ngày trước. Mị trẻ lắm. Mị vẫn còn trẻ. Mị muốn đi chơi. Bao nhiêu người có chồng cũng đi chơi ngày Tết. Huống chi A Sử với Mị, không có lòng với nhau mà vẫn phải ở với nhau! Nếu có nắm lá ngón trong tay lúc này, Mị sẽ ăn cho chết ngay, chứ không buồn nhớ lại nữa. Nhớ lại, chỉ thấy nước mắt ứa ra. Mà tiếng sáo gọi bạn yêu vẫn lửng lơ bay ngoài đường:
Anh ném pao, em không bắt
Em không yêu, quả pao rơi rồi…
(Tô Hoài, Vợ chồng A Phủ)
Câu 1 (0,5 điểm). Các phương thức biểu đạt được sử dụng trong văn bản là:
A. Tự sự, miêu tả, biểu cảm
B. Nghị luận, miêu tả, tự sự
C. Thuyết minh, biểu cảm, tự sự
D. Nghị luận, thuyết minh, biểu cảm
Câu 2 (0,5 điểm). Xác định ngôi kể của đoạn trích trên.
A. Ngôi thứ nhất
B. Ngôi thứ hai
C. Ngôi thứ ba
D. Ngôi thứ nhất và ngôi thứ ba.
Câu 3 (0,5 điểm). Xác định điểm nhìn trần thuật trong đoạn văn trên.
A. 1 điểm nhìn trần thuật của người kể chuyện ngôi thứ ba.
B. 1 điểm nhìn trần thuật của nhân vật Mị.
C. Cả A và B đều đúng.
D. Cả A và B đều sai.
Câu 4 (1,5 điểm). Chỉ ra điểm nhìn trần thuật trong đoạn văn mà em vừa xác định ở câu 3. Cách tổ chức điểm nhìn trần thuật của nhà văn ở đây có gì đặc sắc?
Câu 5 (1,0 điểm): Chi tiết tiếng sáo xuất hiện cuối đoạn trích có ý nghĩa như thế nào trong việc diễn tả tâm lí nhân vật Mị?
Câu 6 (1,0 điểm): Từ đoạn trích trên, anh/chị có cảm nghĩ gì về người phụ nữ miền núi trong xã hội phong kiến xưa?
Phần II. Viết (5,0 điểm)
Em hãy viết bài văn kể lại một chuyến đi hoặc một hoạt động xã hội mà mình nhớ nhất.
HƯỚNG DẪN CHẤM
Phần I. Đọc hiểu (5,0 điểm)
Phần II. Viết (5,0 điểm)
Đề thi giữa kì 1 Ngữ văn 8 Cánh diều có đáp án – Đề 2
Phòng Giáo dục và Đào tạo …
Đề thi Giữa kì 1 – Cánh diều
Năm học 2023 – 2024
Môn: Ngữ văn lớp 8
Thời gian làm bài: phút
(Đề số 2)
Phần I. Đọc hiểu (5,0 điểm)
MÙA XUÂN CHÍN
Trong làn nắng ửng: khói mơ tan,
Đôi mái nhà tranh lấm tấm vàng.
Sột soạt gió trêu tà áo biếc,
Trên giàn thiên lý. Bóng xuân sang.
Sóng cỏ xanh tươi gợn tới trời
Bao cô thôn nữ hát trên đồi;
– Ngày mai trong đám xuân xanh ấy,
Có kẻ theo chồng bỏ cuộc chơi…
Tiếng ca vắt vẻo lưng chừng núi,
Hổn hển như lời của nước mây,
Thầm thĩ với ai ngồi dưới trúc,
Nghe ra ý vị và thơ ngây…
Khách xa gặp lúc mùa xuân chín,
Lòng trí bâng khuâng sực nhớ làng:
– “Chị ấy, năm nay còn gánh thóc
Dọc bờ sông trắng nắng chang chang?”
(Hàn Mặc Tử)
Câu 1. Bài thơ trên thuộc thể thơ nào?
A. Thơ sáu chữ
B. Thơ bảy chữ
C. Thơ lục bát
D. Thơ tự do
Câu 2. Phương thức biểu đạt chính của bài thơ trên là?
A. Biểu cảm
B. Tự sự
C. Miêu tả
D. Thuyết minh
Câu 3. Thiên nhiên và con người trong bức tranh mùa xuân được thể hiện như thế nào trong bài?
A. Mang vẻ đẹp cổ điển
B. Ảm đạm, cô đơn, đườm đượm buồn
C. Tâm trạng buồn tủi
D. Trẻ trung, hồn nhiên và tràn đầy sức sống
Câu 4. Trạng thái “chín” của mùa xuân trong bài thơ được thể hiện bằng những từ ngữ nào sau đây?
A. Làn nắng ửng, khói mơ tan
B. Lấm tấm vàng, bóng xuân sang
C. Sóng cỏ xanh tươi, mùa xuân chín
D. Tất cả các đáp án trên
Câu 5 (0,5 điểm) Con người trong bài thơ được thể hiện qua những hình ảnh nào? Hình ảnh nào gắn với nhân vật trữ tình?
Câu 6 (0,5 điểm) Ngôn từ của bài thơ đã gợi lên một khung cảnh mùa xuân như thế nào?
Câu 7 (1,0 điểm) Chỉ ra và phân tích hiệu quả của biện pháp tu từ được sử dụng trong đoạn thơ đầu tiên?
Câu 8 (1,0 điểm) Từ bài thơ trên, em có suy nghĩ gì về trách nhiệm của con người trong việc bảo vệ thiên nhiên.
Phần II. Viết (5,0 điểm)
Em hãy viết một bài văn kể lại một chuyến đi hoặc một hoạt động xã hội đáng nhớ nhất của em.
HƯỚNG DẪN CHẤM
Phần I. Đọc hiểu (5,0 điểm)
Câu |
Nội dung cần đạt |
Điểm |
Câu 1 |
B. Thơ bảy chữ |
0,5 điểm |
Câu 2 |
A. Biểu cảm |
0,5 điểm |
Câu 3 |
D. Trẻ trung, hồn nhiên và tràn đầy sức sống |
0,5 điểm |
Câu 4 |
D. Tất cả các đáp án trên |
0,5 điểm |
Câu 5 |
– Con người trong bài thơ thể hiện qua những hình ảnh: cô thôn nữ, tiếng ca vắt vẻo, ai ngồi dưới trúc, khách xa, chị ấy. – Hình ảnh gắn liền với nhân vật trữ tình: khách xa. |
0,5 điểm |
Câu 6 |
– Ngôn từ được sử dụng trong bài thơ: khói mơ tan, bóng xuân sang, sóng cỏ, tiếng ca vắt vẻo, mùa xuân chín. à Ngôn từ trong bài thơ đã gợi lên một khung cảnh mùa xuân rực rỡ, tràn ngập ánh sáng, tươi đẹp, căng tràn sức sống. |
0,5 điểm |
Câu 7 |
– Các biện pháp tu từ: + Nhân hóa: gió (trêu) + Câu đặc biệt: Trên dàn thiên lí + Đảo ngữ: Sột soạt gió trêu tà áo biếc. à Hiệu quả nghệ thuật: Gợi cái nhìn tinh tế về sự chuyển mùa, nhà thơ như nhìn thấy sự hiện diện trong mỗi bước xuân sang. Qua đó khung cảnh đầy sức sống, gửi gắm niềm yêu đời của nhà thơ. |
1,0 điểm |
Câu 8 |
HS bày tỏ quan điểm cá nhân, có thể theo hướng. – Môi trường hiện đang bị ô nhiễm nghiêm trọng nên việc cấp thiết ngay lúc này là chung tay bảo vệ môi trường, bảo vệ nơi sinh sống của chính chúng ta. – Bảo vệ môi trường là nhiệm vụ tất yếu không chỉ của riêng ta, là vấn đề sống còn của nhân loại. – … |
1,0 điểm |
Phần II. Viết (5,0 điểm)
Câu |
Đáp án |
Điểm |
|
a. Đảm bảo cấu trúc bài văn kể lại một chuyến đi Mở bài giới thiệu được chuyến đi. Thân bài triển khai được chi tiết chuyến đi. Kết bài nêu được cảm nghĩ của bản thân về chuyến đi. |
0,25 điểm |
b. Xác định đúng yêu cầu của đề: Kể lại chuyến đi (tham quan một di tích lịch sử, văn hóa). |
0,25 điểm |
|
c. Bài viết có thể triển khai theo nhiều cách khác nhau song cần đảm bảo các ý sau: 1. Mở bài – Giới thiệu được chuyến đi: Lí do, mục đích của chuyến tham quan di tích lịch sử, văn hóa. 2. Thân bài – Kể diễn biến chuyến tham quan (trên đường đi, trình tự những điểm đến thăm, những hoạt động chính trong chuyến đi,…) – Nêu được ấn tượng về những đặc điểm nổi bật của di tích (phong cảnh, con người, công trình kiến trúc,…). 3. Kết bài Thể hiện được cảm xúc và suy nghĩ về chuyến đi. |
3,5 điểm |
|
d. Chính tả, ngữ pháp: Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt. |
0,5 điểm |
|
|
e. Sáng tạo: Diễn đạt sáng tạo, sinh động, giàu hình ảnh, có giọng điệu riêng. |
0,5 điểm |
Lưu ý: Chỉ ghi điểm tối đa khi thí sinh đáp ứng đủ các yêu cầu về kiến thức và kĩ năng. |
|
Đề thi giữa kì 1 Ngữ văn 8 Cánh diều có đáp án – Đề 3
Phòng Giáo dục và Đào tạo …
Đề thi Giữa kì 1 – Cánh diều
Năm học 2023 – 2024
Môn: Ngữ văn lớp 8
Thời gian làm bài: phút
(Đề số 3)
I. ĐỌC HIỂU (6.0 điểm)
Hồi còn nhỏ, nhỏ xíu, tôi chưa có bạn gái. Suốt ngày chỉ chơi với…mẹ tôi và bà nội tôi. Mẹ tôi rất thương tôi nhưng vì mẹ sợ ba nên ít khi mẹ che chở được tôi trước những trận đòn của ba tôi. Bà tôi thì lại khác. Bà sinh ra ba nên ba phải sợ bà.Điều đó thật may mắn đối với tôi.
Hồi nhỏ tôi rất nghịch, ăn đòn khá thường xuyên. Điều đó buộc đầu óc non nớt của tôi phải tìm cách đối phó với những trận đòn trừng phạt của ba tôi. Mỗi lần phạm lỗi, hễ thấy ba tôi dợm rút cây roi mây ra khỏi vách là tôi vội vàng chạy sang nhà bà tôi. Bà tôi thường nằm trên cái sập gỗ lim đen bóng, bên dưới là những ngăn kéo đựng thuốc bắc của ông tôi. Bà nằm đó, miệng bỏm bẻm nhai trầu, tay phe phẩy chiếc quạt mo cau với một dáng điệu thong thả.
– Bà ơi, bà!- tôi chạy đến bên chiếc sập, hỏn hển kêu.
Bà tôi chỏi tay nhỏm dậy:
– Gì đó cháu?
– Ba đánh! – Tôi nói, miệng méo xệch.
– Cháu đừng lo! Lên đay nằm với bà!
Bà tôi dịu dàng trấn an tôi và đưa tay kéo tôi lên sập, đặt tôi nằm khuất sau lưng bà, phía sát tường. xong, bà tôi xoay người lại, nằm quay mặt ra ngoài.
Lát sau, ba tôi bước qua, tay vung vẩy con roi dài, miệng hỏi:
– Mẹ có thấy thằng Ngạn chạy qua đây không?
– Không thấy.
Bà tôi thản nhiên đáp và tiếp tục nhai trầu. Tôi nằm sau lưng bà, tim thót lại vì lo âu. Tôi chỉ cảm thấy nhẹ nhõm khi nghe tiếng bước chan ba tôi xa dần. {….}.
Bà tôi không bao giờ từ chối yêu cầu của tôi. Bà vừa gãi lưng cho tôi vừa thủ thỉ kể chuyện cho tôi nghe. Những câu chuyện đời xưa của bà tôi nghe đã thuộc lòng…. Tuy vậy, mỗi khi bà kể chuyện, tôi luôn luôn nằm nghe với cảm giác hứng thú hệt như lần đầu tiên, có lẽ do giọng kể dịu dàng và âu yếm của bà, bao giờ nó cũng toát ra một tình cảm trìu mến đặc biệt dành cho tôi khiến trái tim tôi run lên trong một nỗi xúc động hân hoan khó tả. Và tôi ngủ thiếp đi lúc nào không hay, với trái tim không ngừng thổn thức.
( Nguyễn Nhật Ánh. Mắt biếc, Nxb Trẻ, 2021)
Lựa chọn đáp án đúng:
Câu 1: Xác định thể loại của văn bản trên:
A. Cổ tích
B. Truyền thuyết
C. Thần thoại
D. Truyện ngắn
Câu 2: Phương thức biểu đạt chính của văn bản là:
A. Nghị luận
B. Tự sự
C. Miêu tả
D. Biểu cảm
Câu 3: Câu chuyện được kể theo ngôi thứ mấy?
A. Ngôi thứ nhât
B. Ngôi thứ hai
C. Ngôi thứ ba
D. Ngôi thứ nhất và ngôi thứ 3
Câu 4: Trong đoạn trích, cậu bé Ngạn chạy sang bà để:
A. Trốn những trận đòn của ba.
B. Nghe bà kể chuyện.
C. Được bà cho quà.
D. Được bà ru ngủ.
Câu 5: Đoạn trích trên thể hiện nội dung nào dưới đây?
A. Kỉ niệm tuổi thơ.
B. Tình bà cháu.
C. Tình cảm gia đình.
D. cuộc đời bất hạnh.
Câu 6: Dòng nào dưới đây không đúng với đoạn trích?
A. Thể hiện một thế giới tuổi thơ trong trẻo, hồn nhiên.
B. Phê phán hành vi bạo lực gia đình.
C. Đưa người đọc về với miền kí ức đẹp đẽ của tuổi thơ.
D. Làm sống dậy những tình cảm đẹp đẽ với những người thân yêu nhất.
Câu 7: Dấu (…) trong câu văn “ Hồi nhỏ, nhỏ xíu, tôi không có bạn gái. Suốt ngày tôi chỉ chơi với…mẹ tôi và bà nội tôi” thể hiện điều gì?
A. Một chuỗi liệt kê.
B. Sự ngưng đọng của cảm xúc.
C. Tạo sự bất ngờ, thú vị.
D. Diễn tả lời nói đứt quãng.
Trả lời câu hỏi/ Thực hiện yêu cầu:
Câu 8: Cậu bé Ngạn đã cảm nhận được gì từ những câu chuyện của bà?
Câu 9: Anh/ chị có ấn tượng như thế nào về nhân vật người bà trong câu chuyện?
Câu 10: Anh chị rút ra được thông điệp tích cực gì sau khi đọc văn bản?
II. VIẾT (4 điểm)
Câu 1. Đọc truyện ngắn:
Một viện bảo tàng được lát đá cẩm thạch rất tinh tế và ngay chính giữa sảnh ngự một bức tượng cẩm thạch khổng lồ. Du khách từ khắp nơi trên thế giới đến đây đều trầm trồ trước bức tượng cẩm thạch lộng lẫy này.
Đêm nọ, đá cẩm thạch nói với tượng cẩm thạch.
Đá: Này tượng, như thế là không công bằng đâu nhé. Thật là bất công! Tại sao mọi người tới đây đều giẫm lên tôi trong khi họ ngước mắt ngưỡng mộ cậu?
Tượng: Đá thân mến, cậu có nhớ rằng chúng ta đều sinh ra từ một mỏ đá không?
Đá: Đúng vậy! Chính điều đó lại càng làm tớ thấy bất công hơn. Chúng ta sinh ra từ một mỏ nhưng lại được đối xử khác nhau. Bất công làm sao!
Tượng: Rồi cậu có còn nhớ ngày mà nhà điêu khắc đẽo cậu nhưng cậu từ chối không để các dụng cụ đó đẽo gọt lên mình không?
Đá: Đúng thế, tớ vẫn nhớ […].
Tượng: Rồi thì ông ấy quyết định từ bỏ cậu và bắt đầu làm việc trên mình tớ. Tớ hiểu ngay rằng mình sẽ khác biệt sau những nỗ lực của ông ấy. Tớ không từ chối các dụng cụ. Thay vào đó, tớ chịu đựng đau đớn khi những dụng cụ đó gọt giũa vào thân mình.
Đá: Ừ…
Tượng: Cậu thân mến, đó là cái giá của mọi thứ trong cuộc sống. Vì cậu quyết định bỏ cuộc giữa chừng, cậu không thể oán trách vì sao hôm nay người ta lại giẫm lên cậu.
(Bạn chỉ sống có một lần, Nhiều tác giả, NXB Trẻ, 2018, tr.90,91)
Thực hiện yêu cầu:
Ý nghĩa của hai hình tượng nhân vật đá cẩm thạch và tượng cẩm thạch là gì? Anh/ chị trả lời câu hỏi bằng cách viết bài văn nghị luận (khoảng 500 chữ).
—–Hết—–
– Học sinh không được sử dụng tài liệu.
– Giám thị không giải thích gì thêm.
ĐÁP ÁN
Phần I. ĐỌC HIỂU
Câu 1 (0.5đ) |
Câu 2 (0.5đ) |
Câu 3 (0.5đ) |
Câu 4 (0.5đ) |
Câu 5 (0.5đ) |
Câu 6 (0.5đ) |
Câu 7 (0.5đ) |
C |
B |
A |
A |
A |
B |
C |
Câu 8 (0.5 điểm)
Câu bé Ngạn đã cảm nhận được tình yêu thương, sự bình yên trong lời ru của bà.
Câu 9:
– Đó là người bà có trái tim nhân hậu, yêu thương
– Là người sẵn sàng bao dung, tha thứ
Câu 10 (1.0 điểm)
Gợi ý thông điệp tích cực rút ra từ văn bản:
– Hãy nuôi dưỡng tâm hồn trẻ thơ bằng cổ tích, ca dao
– Tuổi thơ, đó là khung trời đẹp nhất
– Có ý thức giữ gìn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc…
PHẦN II –LÀM VĂN (4 điểm)
Câu 1 (4 điểm):
Viết một bài văn nghị luận bàn về ý nghĩa của hai hình tượng nhân vật đá cẩm thạch và tượng cẩm thạch |
||
Phần chính |
Điểm |
Nội dung cụ thể |
Mở bài |
0,5 |
– Dẫn dắt và nêu vấn đề cần bàn luận – Ý kiến cá nhân người viết với vấn đề |
Thân bài |
2,5 |
– Hai hình tượng nhân vật đá cẩm thạch và tượng cẩm thạch ẩn dụ cho hai kiểu người trong xã hội: + Đá cẩm thạch đại diện cho kiểu người không chịu rèn luyện mình qua khó khăn gian khổ, không tạo ra được giá trị của bản thân. + Tượng cẩm thạch đại diện cho kiểu người chấp nhận thử thách đau đớn để rèn luyện bản thân, từ đó tạo nên được giá trị to lớn cho chính mình. – Hai hình tượng nhân vật đá cẩm thạch và tượng cẩm thạch được xây dựng nhằm gửi gắm thông điệp: Để thành công, tỏa sáng và được thừa nhận giá trị cần trải qua quá trình khổ luyện kiên trì, công phu, chấp nhận đau đớn và trả giá. Con người biết đối diện vượt qua khó khăn vươn lên sẽ thành công, né tránh lùi bước trước khó khăn sẽ thất bại. – Đánh giá chung: Nghệ thuật xây dựng nhân vật theo lối ẩn dụ độc đáo, gửi gắm một bài học nhân sinh sâu sắc. |
Kết bài |
0,5 |
– Khẳng định lại vấn đề |
Yêu cầu khác |
0,5 |
– Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận – Diễn đạt rõ ràng, gãy gọn, có yếu tố biểu cảm. Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp Tiếng Việt. – Sử dụng từ ngữ, câu văn có sự liên kết các luận điểm, giữa bằng chứng và lí lẽ đảm bảo sự mạch lạc. |