Bộ 10 đề thi giữa kì 1 Ngữ văn 8 Kết nối tri thức có đáp án năm 2023


Đề thi giữa kì 1 Ngữ văn 8 Kết nối tri thức có đáp án năm 2023

Đề thi giữa kì 1 Ngữ văn 8 Kết nối tri thức có đáp án – Đề 1

MA TRẬN ĐỀ THI GIỮA HỌC KÌ I

(BỘ SÁCH NGỮ VĂN 8 KẾT NỐI TRI THỨC VỚI CUỘC SỐNG)


TT

Kĩ năng

Nội dung

Mức độ nhận thức

Tổng % điểm

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

Vận dụng cao

TN

TL

TN

TL

TN

TL

TN

TL

1

Đọc hiểu

Văn bản nghị luận

2

1

2

1

0

2

0

0

50

2

Viết

Viết bài văn phân tích một tác phẩm văn học

0

1*

0

1*

0

1*

0

2*

50

Tổng 

20

10

20

10

0

20

0

20

100%

Tỉ lệ %

30%

30%

20%

20%

Tỉ lệ chung 

60%

40%

 

BẢNG ĐẶC TẢ ĐỀ THI GIỮA HỌC KÌ I


TT

Chương/ chủ đề

Nội dung/ đơn vị kiến thức

Mức độ đánh giá

Số câu hỏi theo mức độ nhận thức

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

Vận dụng cao

1

Đọc hiểu

Văn bản nghị luận

Nhận biết:

– Nhận biết được nội dung bao quát; luận đề, luận điểm, lí lẽ và bằng chứng tiêu biểu trong văn bản nghị luận.

– Nhận biết được đặc điểm và chức năng của các kiểu đoạn văn diễn dịch, quy nạp, song song, phối hợp; biết vận dụng trong tiếp nhận và tạo lập văn bản.

Thông hiểu: 

– Phân tích được mối liên hệ giữa luận đề, luận điểm, lí lẽ và bằng chứng; vai trò của luận điểm, lí lẽ và bằng chứng trong việc thể hiện luận đề; phân biệt được lí lẽ, bằng chứng khách quan với ý kiến, đánh giá chủ quan của người viết.

Vận dụng:

– Liên hệ được nội dung nêu trong văn bản với những vấn đề của xã hội đương đại.

2TN

1TL

2TN

1TL

2TL

 

2

Viết

Viết bài văn phân tích một tác phẩm văn học

Nhận biết:

– Xác định được kiểu bài nghị luận văn học.

– Xác định được bố cục bài văn, văn bản cần nghị luận.

Thông hiểu:

– Trình bày rõ ràng các khía cạnh của văn bản.

– Nêu được chủ đề, dẫn ra và phân tích được tác dụng của một vài nét đặc sắc về hình thức nghệ thuật được dùng trong tác phẩm.

Vận dụng:

– Vận dụng những kĩ năng tạo lập văn bản, vận dụng kiến thức của bản thân về những trải nghiệm văn học để viết được bài văn nghị luận văn học hoàn chỉnh đáp ứng yêu cầu của đề.

– Nhận xét, rút ra bài học từ trải nghiệm của bản thân.

Vận dụng cao:

– Có lối viết sáng tạo, hấp dẫn lôi cuốn; kết hợp các yếu tố miêu tả, biểu cảm để làm nổi bật ý của bản thân với vấn đề cần bàn luận.

– Lời văn sinh động, giàu cảm xúc, có giọng điệu riêng.

     

1TL*

Tổng số câu

 

2TN

1TL

2TN

1TL

2TL

1TL

Tỉ lệ (%)

 

30%

30%

20%

20%

Tỉ lệ chung

 

60%

40%

 

Phòng Giáo dục và Đào tạo …

Đề thi Giữa kì 1 – Kết nối tri thức

Năm học 2023 – 2024

Môn: Ngữ văn lớp 8

Thời gian làm bài: phút

(Đề số 1)

 

 

Phần I. Đọc hiểu (5,0 điểm)

Đọc đoạn trích sau và thực hiện yêu cầu bên dưới:

Giả sử nếu một ngày đẹp trời nào đó, tinh thần trách nhiệm của loài người bị mất đi, hãy hình dung một viễn cảnh của xã hội: Con người không biết mình sống để làm gì. Sống lang thang, bơ vơ, vô định. Tất nhiên lúc đó không còn là sống mà chỉ là tồn tại. Con người sẽ vui chơi ăn uống vô độ, hủy hoại sức khỏe bản thân. Con người sẽ chây lười, chẳng làm gì để giữ gìn bản thân. Thiếu tính trách nhiệm, con người đánh mất chính mình.

[…]

Vì sao ta thiếu trách nhiệm?

Trách nhiệm đồng nghĩa với nguy cơ mình bị tổn thất một điều gì đó. Nếu nói dối, làm sai, gây hại… thì khi nhận trách nhiệm về mình, bạn sẽ bị tổn thất danh dự, tổn thất thời gian khắc phục, tổn thất niềm tin, mất chức, phải bồi thường hoặc chịu một hình phạt nào đó.

Không ai muốn mình phải tổn thất, vì thế nhu cầu an toàn trong mỗi con người khiến họ tìm cách trốn tránh trách nhiệm cá nhân và đùn đẩy nó cho người khác mà tốt nhất là cho tập thể. Vì tập thể sai thì có nghĩa là không ai sai cả, hoặc cái sai đó sẽ được chan đều và tất nhiên trách nhiệm của mình sẽ nhẹ đi đáng kể.

Tôi phạm luật vì ai cũng làm như thế cả, tôi không làm thì sẽ bị thua thiệt. Tôi không có mục đích sống vì chẳng ai cho tôi mục đích. Tôi bị cám dỗ vì xã hội có quá nhiều thứ xấu xa. Tôi học tệ vì thầy cô, vì tôi không đủ điều kiện. Tôi vượt đèn đỏ vì hoàn cảnh bắt buộc. Tôi xấu xa thế này là bởi gia đình…

Hãy đánh thức trách nhiệm với bản thân mình – với gia đình – với xã hội bắt đầu bằng cảm xúc xấu hổ và hành động tự nhận lỗi về mình trước khi đùn đẩy. Hiện tại, điều gì đang khiến chúng ta xấu hổ với chính mình? Điều gì khiến chúng ta hổ thẹn với gia đình và xã hội?

(Trích Sống trách nhiệm – Nguyễn Hoàng Khắc Hiếu) 

Câu 1. Phương thức biểu đạt chính của đoạn trích trên là:

A. Tự sự

B. Miêu tả

C. Biểu cảm

D. Nghị luận

Câu 2. Theo văn bản, hiếu tính trách nhiệm, con người sẽ như thế nào?

A. Đánh mất chính mình

B. Bị mọi người xa lánh

C. Không thể đạt được thành công

D. Không biết giữ gìn bản thân

Câu 3. Để không phải chịu tổn thất, con người đã làm gì?

A. Nhận lỗi và tìm cách khắc phục tổn thất.

B. Tìm cách trốn tránh và đùn đẩy nó cho người khác. 

C. Tìm cách đùn đẩy trách nhiệm cho cá nhân hoặc tập thể.

D. Tìm cách trốn trách những tổn thất mà mình gây ra.

Câu 4. Dòng nào nêu lên chủ đề của văn bản?

A. Tính trách nhiệm

B. Tính trung thực

C. Hiện tượng đổ lỗi

D. Sự cám dỗ

Câu 5 (0,5 điểm) Theo tác giả, những nguyên nhân nào khiến con người hay thiếu trách nhiệm?

Câu 6 (0,5 điểm) Thiếu tính trách nhiệm sẽ gây ra hậu quả như thế nào?

Câu 7 (1,0 điểm) Chỉ ra và nêu tác dụng biện pháp tu từ cú pháp trong các câu sau: “Tôi bị cám dỗ vì xã hội có quá nhiều thứ xấu xa. Tôi học tệ vì thầy cô, vì tôi không đủ điều kiện. Tôi vượt đèn đỏ vì hoàn cảnh bắt buộc. Tôi xấu xa thế này là bởi gia đình”.

Câu 8 (1,0 điểm) Từ quan điểm của tác giả: “Thiếu tính trách nhiệm, con người sẽ đánh mất chính mình”, em rút ra bài học gì cho bản thân?

Phần II. Viết (5,0 điểm)

Em hãy viết bài văn phân tích bài thơ sau:

BẠN ĐẾN CHƠI NHÀ

Đã bấy lâu nay bác tới nhà.

Trẻ thời đi vắng, chợ thời xa.

Ao sâu nước cả, khôn chài cá,

Vườn rộng rào thưa, khó đuổi gà.

Cải chửa ra cây, cà mới nụ,

Bầu vừa rụng rốn, mướp đương hoa.

Đầu trò tiếp khách, trầu không có,

Bác đến chơi đây ta với ta.

(Nguyễn Khuyến)

HƯỚNG DẪN CHẤM

Phần I. Đọc hiểu (5,0 điểm)


Câu

Nội dung cần đạt

Điểm

Câu 1

D. Nghị luận

0,5 điểm

Câu 2

A. Đánh mất chính mình

0,5 điểm

Câu 3

B. Tìm cách trốn tránh và đùn đẩy nó cho người khác. 

0,5 điểm

Câu 4

A. Tính trách nhiệm

0,5 điểm

Câu 5

– Những nguyên nhân khiến con người sống thiếu trách nhiệm:

+ Trách nhiệm đồng nghĩa với nguy cơ mình bị tổn thất một điều gì đó.

+ Nếu nói dối, làm sai, gây hại…thì khi nhận trách nhiệm về mình, bạn sẽ bị tổn thất danh dự, tổn thất thời gian khắc phục, tổn thất niềm tin, mất chức, phải bồi thường hoặc chịu một hình phạt nào đó.

0,5 điểm

Câu 6

Hậu quả của việc sống thiếu trách nhiệm:

– Con người không biết mình sống để làm gì. Sống lang thang, bơ vơ, vô định. 

– Con người sẽ vui chơi ăn uống vô độ, hủy hoại sức khỏe bản thân. Con người sẽ chây lười, chẳng làm gì để giữ gìn bản thân. Thiếu tính trách nhiệm, con người đánh mất chính mình.

0,5 điểm

Câu 7

Biện pháp tu từ cú pháp: Lặp cấu trúc/ Lặp cú pháp

– Tác dụng: 

+ Giúp cho lời văn hài hòa, nhịp nhàng, bổ sung cho nhau.

+ Nhấn mạnh thái độ sống không có trách nhiệm, luôn đổ lỗi cho người khác, đổ lỗi cho hoàn cảnh.

1,0 điểm

Câu 8

– Khi thiếu trách nhiệm, con người sẽ không biết mình sống để làm gì, thiếu mục đích sống, con người sống buông thả, không giữ gìn bản thân.

– Dám nhận trách nhiệm về mình, dám nhận sai và sửa sai. Vì hành vi này sẽ giúp chính chúng ta trở nên cao thượng, có một cuộc sống tốt đẹp. Chúng ta, xin đừng trốn tránh lỗi lầm của bản thân, hãy chân thành, trách nhiệm trong mọi hành động của bạn. Bởi vì có như vậy, bạn mới có một phẩm chất đạo đức tốt đẹp.

1,0 điểm

Phần II. Viết (5,0 điểm)


Câu

Nội dung

Điểm

 

a. Đảm bảo cấu trúc bài văn nghị luận văn học

Mở bài giới thiệu được tác giả và bài thơ. Thân bài phân tích được đặc điểm nội dung và nghệ thuật. Kết bài khẳng định vị trí và ý nghĩa của bài thơ.

0,25 điểm

 

b. Xác định đúng yêu cầu của đề: Phân tích bài thơ Bạn đến chơi nhà của Nguyến Khuyến. 

0,25 điểm

 

c. Bài viết có thể triển khai theo nhiều cách khác nhau song cần đảm bảo các ý sau:

1. Mở bài

– Giới thiệu khái quát, ngắn gọn về tác giả và bài thơ; nêu ý kiến chung về bài thơ.

2. Thân bài

– Phân tích được nội dung cơ bản của bài thơ (đặc điểm của hình tượng thiên nhiên, con người; tâm trạng của nhà thơ), khái quát chủ đề của bài thơ.

– Phân tích được một số nét đặc sắc về hình thức nghệ thuật (một số yếu tố thi luật của thể thơ thất ngôn bát cú hoặc tứ tuyệt Đường luật; nghệ thuật tả cảnh, tả tình; nghệ thuật sử dụng ngôn ngữ (từ ngữ, biện pháp tu từ,…);…).

3. Kết bài

Khẳng định được vị trí, ý nghĩa của bài thơ.

3,5 điểm

 

d. Chính tả, ngữ pháp: Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt.

0,5 điểm

 

e. Sáng tạo: Diễn đạt sáng tạo, sinh động, giàu hình ảnh, có giọng điệu riêng.

0,5 điểm

 

Lưu ý: Chỉ ghi điểm tối đa khi thí sinh đáp ứng đủ các yêu cầu về kiến thức và kĩ năng.

 

 

Đề thi giữa kì 1 Ngữ văn 8 Kết nối tri thức có đáp án – Đề 2

Phòng Giáo dục và Đào tạo …

Đề thi Giữa kì 1 – Kết nối tri thức

Năm học 2023 – 2024

Môn: Ngữ văn lớp 8

Thời gian làm bài: phút

(Đề số 2)

Phần I. Đọc hiểu (5 điểm)

Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi:

 CHÀNG TRAI LÀNG PHÙ ỦNG

Ông Phạm Ngũ Lão là chàng trai làng Phù Ủng, huyện Đường Hào, tỉnh Hải Dương. Ông có sức khỏe lạ thường, muôn người không địch nổi.

Phạm Ngũ Lão mặt mũi khôi ngô, văn võ đều giỏi. Nhà vốn chỉ có nghề làm ruộng, đến ông mới theo nghiệp bút nghiên. Mới hai mươi tuổi ông đã có tính khẳng khái. Trong làng có người tên là Bùi Công Tiến đỗ tiến sĩ làm lễ ăn mừng, cả làng kéo đến mừng rỡ, chỉ Ngũ Lão không đến.

Bà mẹ Ngũ Lão bảo rằng:

– Con làm thế nào cho bằng người ta thì làm. Nay người ta ăn mừng, cả làng mừng rỡ, sao con không đến mừng một chút?

Phạm Ngũ Lão thưa rằng:

– Thưa mẹ, con chưa làm nên gì để vui lòng mẹ mà con đi mừng người ta thì con lấy làm nhục lắm.

Nhà ở bên cạnh đường cái, có một hôm, Phạm Ngũ Lão ngồi vệ đường vót tre đan sọt. Chợt có Hưng Đạo Vương đi qua để vào kinh, quan quân kéo đi rất đông. Quân đi mở đường thấy Ngũ Lão ngồi xếp bằng tròn bên cạnh đường, quát lên bắt phải đứng dậy. Ngũ Lão cứ ngồi nghiễm nhiên như không nghe tiếng. Quân lính cầm ngọn giáo đâm vào đùi, Ngũ Lão cũng cứ ngồi vững không động mình. Đến lúc xe Hưng Đạo Vương đến nơi, trông thấy thế lấy làm lạ gọi đến hỏi, bấy giờ Ngũ Lão mới biết là có quan quân đi qua, và quân lính đã đâm vào đùi mình.

Hưng Đạo Vương hỏi rằng:

– Nhà thầy kia ở đâu, sao ta đi qua đây mà cứ ngồi chững chàng làm vậy?

Ngũ Lão thưa rằng:

– Tôi đang mải nghĩ một việc, cho nên không biết là ngài trẩy qua đây.

Hưng Đạo Vương lấy làm kì, hỏi đến việc học hành kinh sử thì hỏi đâu nói đấy, không sót chỗ nào, ứng đối nhanh như nước chảy.

Hưng Đạo Vương bèn sai quân lấy thuốc dấu dịt vào vết đâm, rồi cho Ngũ Lão ngồi xe đem về kinh, tiến cử lên vua Trần Thánh Tông.

Vua thấy người có sức khỏe, lại có học thức, cho sung chức quản vệ sĩ. Các vệ sĩ không chịu, xin đấu sức với Ngũ Lão. Ngũ Lão xin vâng, nhưng xin vua cho về nhà ba tháng để thu xếp việc nhà, rồi sẽ xin đấu sức và nhận chức luôn thể.

Vua cho về, Ngũ Lão về nhà, ra ngoài đồng, tìm chỗ gò cao tập nhảy, cứ cách mười trượng chạy đến nhảy vọt qua gò. Tập luyện xong xuôi rồi, vào kinh đấu sức.

Khi đấu quyền với các vệ sĩ thì không ai địch nổi. Sau Ngũ Lão thách tất cả các vệ sĩ cùng ra đấu. Các vệ sĩ xúm xít chung quanh hàng trăm người, Ngũ Lão tay đấm chân đá, nhảy nhót như bay, chạm phải ai kẻ ấy không ngũ đau thì què tay. Các vệ sĩ không tài gì mà đánh lại được, bấy giờ mới xin chịu phục.

Vua thấy người kiên dũng làm vậy, cho theo Hưng Đạo Vương đi đánh giặc Nguyên thì đánh trận nào cũng thắng, lập nên công trạng rất nhiều. Hưng Đạo Vương có lòng yêu mến, gả con gái nuôi là Nguyên quận chúa cho,

Về sau, vua nước Ai Lao đem hơn một vạn quân và voi sang cướp đất Thanh, Nghệ. Vua sai Ngũ Lão cầm quân đi đánh. Ngũ Lão sai dân chặt tre đực dài độ một trượng, chồng chất trên các vệ đường. Khi Ngũ Lão kéo quân vào đánh giặc, giặc thúc voi sấn lên, Ngũ Lão chỉ chân tay không mà sấn vào gặp đống tre nào thì vớ lấy đống tre chỗ ấy, đập vào chân voi. Voi bị đau, gầm rống lên chạy trở về, giày xéo lên cả quân Ai Lao. Ngũ Lão mới thúc quân đánh tràn sang, quan giặc tan vỡ, phải trốn về nước.

Vì có những công to ấy, Ngũ Lão được cất lên làm Điện tiền thượng tướng quân. Đến khi mất, được phong làm thượng đẳng phúc thần, và được dân làng Phù Ủng lập miếu thờ ngay ở chỗ nhà Ngũ Lão.

Câu chuyện Chàng trai làng Phù Ủng – Theo Phan Kế Bính
(Nam Hải dị nhân lược truyện)

Câu 1. Phương thức biểu đạt chính của câu chuyện trên là:

A. Miêu tả

B. Biểu cảm

C. Tự sự

D. Nghị luận

Câu 2. Câu chuyện Chàng trai làng Phù Ủng kể về nhân vật nào?

A. Hưng Đạo Vương

B. Phạm Ngũ Lão

C. Bùi Công Tiến

D. Trần Thánh Tông

Câu 3. Tại sao Phạm Ngũ Lão không đến ăn mừng Bùi Công Tiến đỗ tiến sĩ

A. Vì Phạm Ngũ Lão cảm thấy chưa làm được gì để vui lòng mẹ, nếu đi mừng người ta thì sẽ lấy làm nhục.

B. Vì Phạm Ngũ Lão cảm thấy ganh tị khi Bùi Công Tiến đỗ tiến sĩ.

C. Vì Phạm Ngũ Lão nhà nghèo, không có tiền để đi ăn mừng Bùi Công Tiến đỗ tiến sĩ.

D. Vì Phạm Ngũ Lão bận rộn công việc, phấn đấu để làm vui lòng mẹ.

Câu 4. Chi tiết Ngũ Lão bị đâm vào đùi nhưng không hề nhúc nhích cho thấy ông là một người như thế nào?

A. Là một người không biết sợ, ra vẻ ta đây

B. Là một người chịu đau tốt

C. Là một người khảng khái, cương trực

D. Là một người thích gây ấn tượng, tạo sự chú ý

Câu 5 (1,0 điểm) Hãy tóm tắt nội dung của văn bản và cho biết câu chuyện dựa trên bối cảnh của sự kiện lịch sử nào?

Câu 6 (0,5 điểm) Chi tiết nào cho thấy Ngũ Lão là người có tài cầm quân đánh giặc?

Câu 7 (1,0 điểm) Những nét tính cách nào của Ngũ lão được thể hiện qua câu chuyện trên?

Câu 8 (0,5 điểm) Nêu suy nghĩ của em về chi tiết mà mình ấn tượng nhất đối với nhân vật trong truyện.

Phần II. Viết (5,0 điểm)

Viết bài văn kể lại một chuyến đi (tham quan một di tích lịch sử, văn hóa) mà em ấn tượng nhất.

HƯỚNG DẪN CHẤM

Phần I. Đọc hiểu (5,0 điểm)

Câu

Nội dung cần đạt

Điểm

Câu 1

C. Tự sự

0,5 điểm

Câu 2

B. Phạm Ngũ Lão

0,5 điểm

Câu 3

A. Vì Phạm Ngũ Lão cảm thấy chưa làm được gì để vui lòng mẹ, nếu đi mừng người ta thì sẽ lấy làm nhục.

0,5 điểm

Câu 4

C. Là một người khảng khái, cương trực

0,5 điểm

Câu 5

– HS có thể tóm tắt theo nhiều cách khác nhau nhưng vẫn phải đảm bảo được nội dung câu chuyện.

– Bối cảnh lịch sử: Thời nhà Trần đánh đuổi quân xâm lược nhà Nguyên ở phương Bắc và đẩy lùi sự xâm lấn của quân Ai Lao ở phía Nam.

1,0 điểm

Câu 6

Những chi tiết cho thấy Phạm Ngũ Lão có tài cầm quân của Phạm Ngũ Lão:

– Theo Hưng Đạo Vương đi đánh giặc Nguyên thì đánh trận nào cũng thắng, lập nên công trạng rất nhiều.

– Về sau, vua nước Ai Lao đem hơn một vạn quân và voi sang cướp đất Thanh, Nghệ. Vua sai Ngũ Lão cầm quân đi đánh. Ngũ Lão sai dân chặt tre đực dài độ một trượng, chồng chất trên các vệ đường….

0,5 điểm

Câu 7

Những nét tính cách của Phạm Ngũ Lão:

– Là một vị tướng tài giỏi xuất sắc đời nhà Trần, đã có công giúp Trần Hưng Đạo đánh đuổi quân xâm lược nhà Nguyên ở phương Bắc và đẩy lùi sự xâm lấn của quân Ai Lao ở phía Nam.

– Là người tính tình khẳng khái, vừa có chí lớn vừa có tài cao, đã lập công lớn giết giặc cứu nước, nêu tấm gương sáng ngời về chí làm trai cho các thế hệ thanh niên đời sau học tập.

1,0 điểm

Câu 8

HS nêu chi tiết mình ấn tượng và nêu lí do thuyết phục.

0,5 điểm

Phần II. Viết (5,0 điểm)

Câu

Đáp án

Điểm

 

a. Đảm bảo cấu trúc bài văn kể lại một chuyến đi

Mở bài giới thiệu được chuyến đi. Thân bài triển khai được chi tiết chuyến đi. Kết bài nêu được cảm nghĩ của bản thân về chuyến đi.

0,25 điểm

b. Xác định đúng yêu cầu của đề: Kể lại chuyến đi (tham quan một di tích lịch sử, văn hóa).

0,25 điểm

c. Bài viết có thể triển khai theo nhiều cách khác nhau song cần đảm bảo các ý sau:

1. Mở bài

– Giới thiệu được chuyến đi: Lí do, mục đích của chuyến tham quan di tích lịch sử, văn hóa.

2. Thân bài

– Kể diễn biến chuyến tham quan (trên đường đi, trình tự những điểm đến thăm, những hoạt động chính trong chuyến đi,…)

– Nêu được ấn tượng về những đặc điểm nổi bật của di tích (phong cảnh, con người, công trình kiến trúc,…).

3. Kết bài

Thể hiện được cảm xúc và suy nghĩ về chuyến đi.

3,5 điểm

d. Chính tả, ngữ pháp: Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt.

0,5 điểm

 

e. Sáng tạo: Diễn đạt sáng tạo, sinh động, giàu hình ảnh, có giọng điệu riêng.

0,5 điểm

Lưu ý: Chỉ ghi điểm tối đa khi thí sinh đáp ứng đủ các yêu cầu về kiến thức và kĩ năng.

 

 

Đề thi giữa kì 1 Ngữ văn 8 Kết nối tri thức có đáp án – Đề 3

Phòng Giáo dục và Đào tạo …

Đề thi Giữa kì 1 – Kết nối tri thức

Năm học 2023 – 2024

Môn: Ngữ văn lớp 8

Thời gian làm bài: phút

(Đề số 3)

Đọc ngữ liệu sau và trả lời các câu hỏi:

NHÀN

           Một mai, một cuốc, một cần câu
   Thơ thẩn dầu ai vui thú nào
Ta dại, ta tìm nơi vắng vẻ
                  Người khôn, người đến chốn lao xao
       Thu ăn măng trúc, đông ăn giá
   Xuân tắm hồ sen, hạ tắm ao
       Rượu, đến gốc cây, ta sẽ uống
      Nhìn xem phú quý, tựa chiêm bao

                                                                                          (Nguyễn Bỉnh Khiêm)

Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính của bài thơ trên.

A. Tự sự

B. Miêu tả

C. Biểu cảm

D. Nghị luận

Câu 2. Chữ nhàn trong bài thơ được hiểu như thế nào?

A. Không làm gì vất vả, khó nhọc.

B. Không lo lắng suy nghĩ nhiều

C. Sống yên ổn không quan tâm đến ai

D. Sống thuận theo tự nhiên không màng công danh

Câu 3. Ý nào không phải là biểu hiện của lối sống nhàn trong bài thơ

A. Ung dung, thư thái trong việc làm, cùng như khhi vui chơi.

B. Thích đi đây đi đó để thưởng ngoạn thiên nhiên.

C. Chọn nơi vắng vẻ, không thích chốn ồn ào, bon chen

D. Sinh hoạt giản dị mùa nào thức ấy  .                          

Câu 4.. Hai câu 5-6 cho ta hiểu gì về những sinh hoạt hàng ngày của Nguyễn Bỉnh Khiêm?

A. Đạm bạc, thanh cao                                                  

B. Thiếu thốn, nghèo khổ.

C. Đầy đủ, sung túc                                                                 

D. Sang trọng, phú quý    

Câu 5. Đặc sắc về ngôn ngữ biểu đạt cảu bài thơ là:

A. Cô đọng, hàm súc                            

B. Cầu kì, trau chuốt                                                

C. Tự nhiên, mộc mạc mà ý vị                             

D. Chân thực gần với ca dao                                                                                 

Câu 6. Dòng nào sau đây không phải là nhận xét về vẻ đẹp trong triết lí sống nhàn của bài thơ

A. Vẻ đẹp của bài thơ thể hiện ở tinh thần tự do lựa chọn cách sống cho mình

B. Vẻ đẹp của bài thơ thể hiện ở nhịp sống của con người hài hòa với nhịp điệu của thiên nhiên bốn mùa.

C. Vẻ đẹp của bài thơ thể hiện ở thú nhàn giản dị mà thanh cao như ngắm trăng, thưởng hoa, chơi đàn…

D. Vẻ đẹp của bài thơ thể hiện ở  thái độ coi thường  phú quý và danh lợi.

Câu 7. Câu thơ:

“ Ta dại, ta tìm nơi vắng vẻ
                  Người khôn, người đến chốn lao xao”

 Cho thấy Nguyễn Bỉnh Khiêm là người như thế nào?

A. Người có lối sống cao ngạo, khác đời.             

B. Người có lối sống thoát li, xa lánh cuộc đời

C. Người có lối sống an nhàn, hưởng thụ

D. Cả A và B đều đúng

Câu 8. Quan niệm về khôn ,dại ở hai câu thơ có mối liên hệ với câu tuch ngữ nào?                                                      

A. Gần mực thì đen, gần đèn thì rạng.

B. Ở hiền gặp lành, ở ác gặp ác

C. Xởi lởi trời cho, so đo trời co lại

D.Ở bầu thì tròn, ở ống thì dài             

PHẦN II – TẬP LÀM VĂN (6 điểm)

Câu 1.  “ Khi công nhận cái yếu của mình con người sẽ trở nên mạnh mẽ.”

Viết 1 đoạn văn ngắn khoảng 15-20 dòng trình bày cảm nghĩ của anh chị về câu nói trên?

Câu 2. Anh chị hãy viết bài văn trình bày cảm nhận của mình về bài thơ sau:

TỪ ẤY (Tố Hữu)

Từ ấy trong tôi bừng nắng hạ

Mặt trời chân lý chói qua tim

Hồn tôi là một vườn hoa lá

Rất đậm hương và rộn tiếng chim…

 

Tôi buộc lòng tôi với mọi người

Để tình trang trải với trăm nơi

Để hồn tôi với bao hồn khổ

Gần gũi nhau thêm mạnh khối đời

 

Tôi đã là con của vạn nhà

Là em của vạn kiếp phôi pha

Là anh của vạn đầu em nhỏ

Không áo cơm, cù bất cù bơ…

                                                  Tháng 7-1938

—–Hết—–

–  Học sinh không được sử dụng tài liệu.

– Giám thị không giải thích gì thêm.

ĐÁP ÁN

PHẦN I – TRẮC NGHIỆM (4 điểm)

Câu 1

Câu 2

Câu 3

Câu 4

Câu 5

Câu 6

Câu 7

Câu 8

C

D

B

A

C

C

A

B

PHẦN II – TẬP LÀM VĂN (6 điểm)

Câu 1:

– Giải thích:

+ Công nhận cái yếu nghĩa là con người có đủ dũng cảm, trung thực, năng lực nhận thức để kiểm điểm bản thân một cách khách quan, toàn diện.

+ Công nhận cái yếu là nền tảng, tiền đề giúp con người có thêm nghị lực, thành công trong cuộc sống và công việc, giúp con người trưởng thành hơn và trở nên mạnh mẽ hơn.

– Phân tích, chứng minh tính hai mặt của vấn đề:

+ Trong mỗi con người ai cũng có những thế mạnh và điểm yếu.( dẫn chứng)

+ Con người chỉ thực sự trở nên mạnh mẽ khi biết công nhận cái yếu của mình, biết nhận thức, kiểm điểm bản thân một cách trung thực, nghiêm túc, thẳng thắn.(dẫn

– Bình luận mở rộng vấn đề:

+ Vấn đề đặt ra đúng đắn, sâu sắc, có ý nghĩa định hướng cho con người trong cuộc sống, trong nhận thức.

+ Khi công nhận cái yếu của mình tức là bản thân không tự cao, tự đại, sống khiêm tốn, giản dị, trung thực, nhìn nhận đánh giá sự vật hiện tượng khách quan, vô tư, biết vươn lên trong cuộc sống, học tập.

+ Ý nghĩa của vấn đề: không chỉ đối với cá nhân mà còn có ý nghĩa đối với cả tập thể, quốc gia, dân tộc. – Bài học nhận thức và hành động.

 Câu 2:

Viết bài văn trình bày cảm nhận của mình về bài thơ Từ ấy – Tố Hữu

Phần chính

Điểm

Nội dung cụ thể

Mở bài

0,5

– Giới thiệu tác giả, tác phẩm

– Dẫn dắt và nêu vấn đề cần bàn luận

Thân bài

2,5

Nội dung của đoạn thơ:

Tâm nguyện cao đẹp của người thanh niên trẻ trung nhiệt tình cách mạng: Niềm say mê mãnh liệt và vui sướng tràn trề cùng với nhận thức mới về lẽ sống, sự chuyển biến sâu sắc trong tâm hồn khi gặp gỡ và được giác ngộ lí tưởng cộng sản.

Khổ 1: Diễn tả niềm vui sướng, say mê khi gặp lí tưởng của Đảng

– Hai câu đầu viết theo bút pháp tự sự, Hai câu thơ sau của khổ thơ đầu, chợt vụt thoát bay bổng, dạt dào cảm hứng lãng mạn.

– Đón nhận ánh sáng cách mạng là Tố Hữu đã đón nhận một con đường thênh thang tươi sáng cho cuộc đời, cho hồn thơ: một cuộc đời có ý nghĩa thiêng liêng, to lớn, một hồn thơ bát ngát tình yêu cách mạng, yêu đồng bào.

Khổ 2: Biểu hiện những nhận thức về lẽ sống

– Hai dòng đầu: nhà thơ khẳng định quan niệm mới mẻ về lẽ sống là sự gắn bó hài hòa giữa “cái tôi” cá nhân với “cái ta” chung của mọi người.

– Hai dòng thơ sau bộc lộ tình yêu thương con người bằng tình yêu giai cấp rõ ràng. “.

– Tố Hữu đã khẳng định mối liên hệ sâu sắc giữa văn học và đời sống, mà chủ yếu là cuộc sống của quần chúng nhân dân.

Khổ 3: Sự chuyển biến sâu sắc trong tâm hồn nhà thơ

– Trước khi gặp cách mạng, Tố Hữu là một thanh niên tiểu tư sản. Khi ánh sáng cách mạng như “Mặt trời chân lí chói qua tim”, đã giúp nhà thơ vượt qua những tầm thường ích kỉ trong đời sống tâm hồn chật hẹp để vươn đến một tình yêu “vẹn tròn to lớn”.

– Nhà thơ tự nhận mình “là con của vạn nhà” trong nghĩa đồng bào thiêng liêng nhất; là em của “vạn kiếp phôi pha” gần gũi bằng tình cảm xót thương những kiếp đời lao khổ, bất hạnh, những kiếp sống mòn mỏi, đáng thương; là anh của “vạn đầu em nhỏ” “cù bất cù bơ”. Từ những cảm nhận ấy đã giúp nhà thơ say mê hoạt động cách mạng với những thiết tha cao đẹp công hiến đời mình góp phần giải phóng đất nước, giải phóng những kiếp lầm than trong xã hội tăm tối dưới bóng thù xâm lược.

Nghệ thuật:
* Đặc sắc nghệ thuật

– Sử dụng biện pháp tu từ : ẩn dụ, so sánh

– Ngôn ngữ giàu hình ảnh, nhịp điệu

– Sự đa dạng của bút pháp tự sự, lãng mạn, trữ tình.

Đánh giá:

– Bài thơ đã thể hiện được một cách sâu sắc, tinh tế sự thay đổi nhận thức, tư tưởng, tình cảm của một thanh niên ưu tú khi được giác ngộ lí tưởng cách mạng và được vinh dự đứng trong hàng ngũ lãnh đạo của Đảng. Bài thơ cũng thể hiện những nhận thức mới về lẽ sống, đó là lẽ sống gắn bó hài hòa giữa cái tôi riêng với cái ta chung của mọi người. Cũng như sự chuyển biến sâu sắc của nhà thơ, bài thơ cũng có ý nghĩa mở đầu cho con đường cách mạng, con đường thơ ca của Tố Hữu. Nó là tuyên ngôn về lẽ sống của người chiến sĩ cách mạng và cũng là tuyên ngôn của nhà thơ chiến sĩ. Bài thơ cũng tiêu biểu cho phong cách nghệ thuật thơ Tố Hữu, có sự kết hợp hài hòa giữa trữ tình và chính trị, sử dụng nhuần nhuyễn các thủ pháp nghệ thuật quen thuộc của thơ ca truyền thống nhưng giàu hình ảnh và giàu nhịp điệu lời thơ giản dị khiến nó dễ đi vào lòng người đọc.

Kết bài

0,5

– Khẳng định lại vấn đề

– Khẳng định sự đúng đắn của lí tưởng Đảng mà tác giả nói riêng hay thanh niên Việt ta thời bấy giờ lựa chọn.

Yêu cầu khác

0,5

– Đảm bảo yêu cầu của bài văn nghị luận, có bố cục 3 phần.

– Sử dụng từ ngữ, câu văn có sự liên kết các luận điểm, giữa bằng chứng và lí lẽ đảm bảo sự mạch lạc



Link Hoc va de thi 2024

Chuyển đến thanh công cụ