Đề thi giữa HK1 môn GDCD 12 năm 2023-2024 Trường THPT Trương Định


  • Câu 1:

    Đây là khái niệm của nội dung nào dưới đây?

    “Hệ thống các quy tắc xử sự chung do nhà nước ban hành và được đảm bảo thực hiện bằng quyền lực nhà nước”.

    • A.
      Pháp luật.

    • B.
      Quy chế.

    • C.
      Quy định.

    • D.
      Pháp lệnh.

  • Câu 2:
    Mã câu hỏi: 456815

    Theo quy định của pháp luật, chủ thể nào có trách nhiệm đảm bảo cho pháp luật được mọi người thi hành và tuân thủ trong thực tế?

    • A.
      Công dân.

    • B.
      Xã hội.

    • C.
      Tổ chức.

    • D.
      Nhà nước.

  •  

  • Câu 3:
    Mã câu hỏi: 456816

    Pháp luật được Nhà nước ban hành và bảo đảm thực hiện bằng cách nào sau đây?

    • A.
      Ý chí của Nhà nước.

    • B.
      Quyền lực Nhà nước.

    • C.
      Ý thức tự giác của công dân.

    • D.
      Dư luận xã hội.

  • Câu 4:
    Mã câu hỏi: 456817

    Theo em, đâu không phải là đặc trưng của pháp luật?

    • A.
      Tính quy phạm phổ biến.

    • B.
      Tính quyền lực, bắt buộc chung.

    • C.
      Tính thuyết phục.

    • D.
      Tính xác định chặt chẽ về mặt hình thức.

  • Câu 5:
    Mã câu hỏi: 456818

    Nội dung nào sau đây làm nên giá trị công bằng, bình đẳng của pháp luật?

    • A.
      Tính quy phạm phổ biến.

    • B.
      Tính quyền lực, bắt buộc chung.

    • C.
      Tính xác định chặt chẽ về mặt hình thức.

    • D.
      Cả A, B và C.

  • Câu 6:
    Mã câu hỏi: 456819

    “Quá trình hoạt động có mục đích nhằm làm cho những quy định của pháp luật đi vào cuộc sống và trở thành hành vi hợp pháp của các cá nhân, tổ chức”. Đây là nội dung của khái niệm nào dưới đây?

    • A.
      Ban hành pháp luật.

    • B.
      Thực hiện pháp luật.

    • C.
      Xây dựng pháp luật.

    • D.
      Phổ biến pháp luật.

  • Câu 7:
    Mã câu hỏi: 456820

    Khi pháp luật đi vào đời sống,  cá nhân tham gia vào các quan hệ xã hội cụ thể, trong các hoàn cảnh, điều kiện cụ thể có thể lựa chọn các xử sự như thế nào với quy định của pháp luật?

    • A.
      Đúng đắn.

    • B.
      Phù hợp.

    • C.
      Gắn liền.

    • D.
      Chuẩn mực.

  • Câu 8:
    Mã câu hỏi: 456821

    Theo em, nội dung nào không phải là hình thức thực hiện pháp luật?

    • A.
      Sử dụng pháp luật.

    • B.
      Thi hành pháp luật.

    • C.
      Tuân thủ pháp luật.

    • D.
      Phổ biến pháp luật.

  • Câu 9:
    Mã câu hỏi: 456822

    Sử dụng pháp luật được hiểu là công dân sử dụng đúng đắn những quyền của mình, làm những gì mà pháp luật quy định như thế nào?

    • A.
      Quy định phải làm.

    • B.
      Cho phép làm.

    • C.
      Quy định cấm làm.

    • D.
      Không cho phép làm.

  • Câu 10:
    Mã câu hỏi: 456823

    Cá nhân, tổ chức thực hiện đầy đủ những nghĩa vụ, chủ động làm những gì mà pháp luật quy định phải làm là hình thức thực hiện pháp luật nào?

    • A.
      Sử dụng pháp luật.

    • B.
      Thi hành pháp luật.

    • C.
      Tuân thủ pháp luật.

    • D.
      Áp dụng pháp luật.

  • Câu 11:
    Mã câu hỏi: 456824

    Cá nhân, tổ chức không làm những điều mà pháp luật cấm là hình thức thực hiện pháp luật nào?

    • A.
      Sử dụng pháp luật.

    • B.
      Thi hành pháp luật.

    • C.
      Tuân thủ pháp luật.

    • D.
      Áp dụng pháp luật.

  • Câu 12:
    Mã câu hỏi: 456825

    Theo em, hình thức thực hiện pháp luật nào dưới đây có chủ thể thực hiện khác với các hình thức còn lại?

    • A.
      Sử dụng pháp luật.

    • B.
      Thi hành pháp luật.

    • C.
      Tuân thủ pháp luật.

    • D.
      Áp dụng pháp luật.

  • Câu 13:
    Mã câu hỏi: 456826

    “Theo quy định của pháp luật, mọi công dân, nam, nữ thuộc các dân tộc, tôn giáo, thành phần, địa vị xã hội khác nhau đều không bị phân biệt đối xử trong việc hưởng quyền, thực hiện nghĩa vụ và chịu trách nhiệm pháp lí”. Đây là nội dung của khái niệm nào dưới đây?

    • A.
      Công bằng trước pháp luật.

    • B.
      Bình đẳng trước pháp luật.

    • C.
      Công dân trước pháp luật.

    • D.
      Trách nhiệm trước pháp luật.

  • Câu 14:
    Mã câu hỏi: 456827

    Việc đảm bảo quyền bình đẳng của công dân trước pháp luật là trách nhiệm của đối tượng nào?

    • A.
      Tất cả mọi công dân.

    • B.
      Tất cả mọi cơ quan nhà nước.

    • C.
      Nhà nước và công dân.

    • D.
      Nhà nước và xã hội.

  • Câu 15:
    Mã câu hỏi: 456828

    “Bình đẳng về nghĩa vụ và quyền giữa vợ, chồng và giữa các thành viên trong gia đình trên cơ sở nguyên tắc dân chủ, công bằng, tôn trọng lẫn nhau, không phân biệt đối xử trong các mối quan hệ ở phạm vi gia đình và xã hội”. Đây là nội dung của khái niệm nào sau đây?

    • A.
      Bình đẳng trong hôn nhân và gia đình.

    • B.
      Bình đẳng giữa các thành viên trong gia đình.

    • C.
      Bình đẳng trong kinh doanh.

    • D.
      Bình đẳng trong lao động.

  • Câu 16:
    Mã câu hỏi: 456829

    Ý nào sau đây không thuộc về quan hệ bình đẳng trong hôn nhân và gia đình?

    • A.
      Bình đẳng giữa cha mẹ và con.

    • B.
      Bình đẳng giữa ông bà và cháu.

    • C.
      Bình đẳng giữa chú bác và cháu.

    • D.
      Bình đẳng giữa anh, chị, em.

  • Câu 17:
    Mã câu hỏi: 456830

    Quyền bình đẳng giữa vợ và chồng được thể hiện trong mối quan hệ nào sau đây?

    • A.
      Quan hệ tài sản và quan hệ nhân thân.

    • B.
      Quan hệ tài sản và quan hệ thừa kế.

    • C.
      Quan hệ nhân thân và quan hệ sở hữu.

    • D.
      Quan hệ sở hữu và quan hệ tài sản.

  • Câu 18:
    Mã câu hỏi: 456831

    Vợ, chồng bình đẳng trong viễ sử dụng thời gian nghỉ chăm sóc con ốm theo quy định của pháp luật là nội dung của bình đẳng trong quan hệ nào?

    • A.
      Quan hệ tài sản.

    • B.
      Quan hệ nhân thân.

    • C.
      Quan hệ lao động.

    • D.
      Quan hệ huyết thống.

  • Câu 19:
    Mã câu hỏi: 456832

    Vợ, chồng có quyền và nghĩa vụ ngang nhau trong việc sở hữu tài sản chung được thể hiện ở các quyền nào?

    • A.
      Chiếm hữu, sử dụng, định đoạt.

    • B.
      Chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản riêng.

    • C.
      Mua, bán, đổi, cho vay mượn tài sản chung.

    • D.
      Mua, bán, đổi, cho vay, mượn, đầu tư kinh doanh.

  • Câu 20:
    Mã câu hỏi: 456833

    Nhận định nào sau đây không thuộc nội dung bình đẳng giữa cha mẹ và con?

    • A.
      Không phân biệt đối xử giữa các con.

    • B.
      Không ngược đãi, hành hạ, xúc phạm con.

    • C.
      Không xúi giục, ép buộc con làm những việc trái pháp luật.

    • D.
      Không chê bai con học kém hơn các bạn ở trường.

  • Câu 21:
    Mã câu hỏi: 456834

    Bình đẳng giữa ông bà và cháu được thể hiện qua nghĩa vụ và quyền giữa ông bà nội, ông bà ngoại và các cháu, đó là mối quan hệ như thế nào?

    • A.
      Một chiều.

    • B.
      Hai chiều.

    • C.
      Phụ thuộc.

    • D.
      Ràng buộc.

  • Câu 22:
    Mã câu hỏi: 456835

    “Các dân tộc trong một quốc gia không phân biệt đa số hay thiểu số, trình độ văn hóa, không phân biệt chủng tộc, màu da,… đều được nhà nước và pháp luật tôn trọng, bảo vệ và tạo điều kiện phát triển như nhau”. Đây là nội dung của khái niệm nào dưới đây?

    • A.
      Bình đẳng giữa các công dân.

    • B.
      Bình đẳng giữa các dân tộc.

    • C.
      Bình đẳng giữa các tôn giáo.

    • D.
      Bình đẳng giữa các chủng tộc.

  • Câu 23:
    Mã câu hỏi: 456836

    Nhận định: “Công dân Việt Nam thuộc bất kì dân tộc nào đang sinh sống trên lãnh thổ Việt Nam đều được hưởng quyền và nghĩa vụ ngang nhau”. Nhận định trên đề cập đến nội dung của khái niệm nào dưới đây?

    • A.
      Bình đẳng giữa các công dân.

    • B.
      Bình đẳng giữa các dân tộc.

    • C.
      Bình đẳng giữa các tôn giáo.

    • D.
      Bình đẳng giữa các giai cấp.

  • Câu 24:
    Mã câu hỏi: 456837

    Việc bình đẳng giữa các dân tộc là điều kiện để khắc phục sự chênh lệch giữa các dân tộc về điều gì?

    • A.
      Trình độ phát triển.

    • B.
      Vai trò chính trị.

    • C.
      Trình độ văn hóa.

    • D.
      Phát triển kinh tế.

  • Câu 25:
    Mã câu hỏi: 456838

    Các dân tộc đều có những đại biểu của mình trong hệ thống các cơ quan nhà nước, đặc biệt là trong các cơ quan quyền lực nhà nước là thể hiện bình đẳng về lĩnh vực nào?

    • A.
      Kinh tế.

    • B.
      Chính trị.

    • C.
      Văn hóa.

    • D.
      Xã hội.

  • Câu 26:
    Mã câu hỏi: 456839

    Quyền công dân tham gia về việc quản lí nhà nước và xã hội là thể hiện quyền bình đẳng về lĩnh vực nào?

    • A.
      Kinh tế.

    • B.
      Chính trị.

    • C.
      Văn hóa.

    • D.
      Xã hội.

  • Câu 27:
    Mã câu hỏi: 456840

    Đặc trưng nào là đặc điểm để phân biệt quy phạm pháp luật với quy phạm đạo đức?

    • A.
      Tính quy phạm phổ biến.

    • B.
      Tính quyền lực, bắt buộc chung.

    • C.
      Tính xác định chặt chẽ về mặt hình thức.

    • D.
      Tính giáo dục, thuyết phục.

  • Câu 28:
    Mã câu hỏi: 456841

    Nội dung các văn bản do cơ quan cấp dưới ban hành không được trái với nội dung văn bản do cơ quan cấp trên ban hành nhằm đảm bảo đặc trưng nào dưới đây của pháp luật?

    • A.
      Tính quy phạm phổ biến.

    • B.
      Tính quyền lực, bắt buộc chung.

    • C.
      Tính xác định chặt chẽ về mặt hình thức.

    • D.
      Tính xác định chặt chẽ về mặt nội dung.

  • Câu 29:
    Mã câu hỏi: 456842

    Pháp luật mang bản chất của của giai cấp nào làm đại diện?

  • Câu 30:
    Mã câu hỏi: 456843

    Pháp luật nước ta thể hiện quyền làm chủ của toàn thể nhân dân lao động trên lĩnh vực nào?

    • A.
      Lĩnh vực kinh tế.

    • B.
      Lĩnh vực chính trị.

    • C.
      Lĩnh vực xã hội.

    • D.
      Tất cả mọi lĩnh vực.

  • Câu 31:
    Mã câu hỏi: 456844

    Pháp luật dù ở bất kì xã hội nào đều mang bản chất gì?

    • A.
      Bản chất giai cấp và bản chất xã hội.

    • B.
      Bản chất giai cấp và bản chất thời đại.

    • C.
      Bản chất giai cấp và bản chất lịch sử.

    • D.
      Bản chất giai cấp và bản chất dân tộc.

  • Câu 32:
    Mã câu hỏi: 456845

    Các cơ quan, công chức nhà nước có thẩm quyền căn cứ vào các quy định của pháp luật để ban hành các quyết định trong quản lí, điều hành là hình thức thực hiện pháp luật nào?

    • A.
      Sử dụng pháp luật.

    • B.
      Thi hành pháp luật.

    • C.
      Tuân thủ pháp luật.

    • D.
      Áp dụng pháp luật.

  • Câu 33:
    Mã câu hỏi: 456846

    “Những hành vi trái pháp luật, có lỗi, do người có năng lực trách nhiệm pháp lí thực hiện và xâm hại các quan hệ xã hội được pháp luật bảo vệ”. Đây là nội dung của khái niệm nào sau đây?

    • A.
      Vi phạm pháp luật.

    • B.
      Trách nhiệm pháp lí.

    • C.
      Vi phạm đạo đức.

    • D.
      Trách nhiệm đạo đức.

  • Câu 34:
    Mã câu hỏi: 456847

    Các cá nhân, tổ chức làm những việc không được làm theo quy định của pháp luật là hành vi trái pháp luật thuộc loại nào sau đây?

  • Câu 35:
    Mã câu hỏi: 456848

    Những dấu hiệu nào dưới đây không phải là một trong những căn cứ để xác định một hành vi vi phạm pháp luật?

    • A.
      Hành vi do người có năng lực trách nhiệm pháp lí thực hiện.

    • B.
      Hành vi do người có thẩm quyền thực hiện theo quy định của pháp luật.

    • C.
      Hành vi có lỗi của chủ thể thực hiện.

    • D.
      Hành vi trái pháp luật.

  • Câu 36:
    Mã câu hỏi: 456849

    Trách nhiệm pháp lí được áp dụng không nhằm các mục đích nào sau đây?

    • A.
      Buộc các chủ thể chấm dứt hành vi trái pháp luật.

    • B.
      Buộc chủ thể vi phạm phải chịu những thiệt hại, hạn chế nhất định.

    • C.
      Giáo dục, răn đe những người khác để họ tránh vi phạm pháp luật.

    • D.
      Tuyên truyền những hành vi vi phạm pháp luật đến với mọi người.

  • Câu 37:
    Mã câu hỏi: 456850

    Tương ứng với mỗi loại vi phạm pháp luật là một loại hình thức nào sau đây?

    • A.
      Nghĩa vụ pháp lí.

    • B.
      Trách nhiệm pháp lí.

    • C.
      Nghĩa vụ cụ thể.

    • D.
      Trách nhiệm cụ thể.

  • Câu 38:
    Mã câu hỏi: 456851

    Căn cứ vào những yếu tố nào để phân chia các hình thức vi phạm pháp luật?

    • A.
      Đối tượng bị xâm phạm, mức độ, tính chất nguy hiểm do hành vi vi phạm gây ra cho xã hội.

    • B.
      Đối tượng bị xâm phạm, mức độ, hậu quả nguy hiểm do hành vi vi phạm gây ra cho xã hội.

    • C.
      Đối tượng thực hiện, mức độ, hậu quả nguy hiểm do hành vi vi phạm gây ra cho xã hội.

    • D.
      Đối tượng thực hiện, mức độ, tính chất nguy hiểm do hành vi vi phạm gây ra cho xã hội.

  • Câu 39:
    Mã câu hỏi: 456852

    Ngoà bình đẳng về hưởng quyền, công dân còn bình đẳng trong việc nào?

    • A.
      Thi hành nghĩa vụ.

    • B.
      Thực hiện trách nhiệm.

    • C.
      Thực hiện nghĩa vụ.

    • D.
      Thi hành trách nhiệm.

  • Câu 40:
    Mã câu hỏi: 456853

    Trong cùng một điều kiện như nhau, công dân được hưởng quyền và có nghĩa vụ như nhau nhưng mức độ sử dụng các quyền và nghĩa vụ đó phụ thuộc vào những yếu tố nào?

    • A.
      Khả năng, điều kiện và hoàn cảnh của mỗi người.

    • B.
      Năng lực, điều kiện và ý thức của mỗi người.

    • C.
      Điều kiện, hoàn cảnh và quyết tâm của mỗi người.

    • D.
      Hoàn cảnh, niềm tin, điều kiện cụ thể của mỗi người.



  • Link Hoc va de thi 2024

    Chuyển đến thanh công cụ