Câu 1:
Quyền bất khả xâm phạm thân thể của công dân được quy định tại điều số bao nhiêu trong Hiến pháp 2013?
-
A.
Điều 20. -
B.
Điều 21. -
C.
Điều 22. -
D.
Điều 23.
Câu 2:
Mã câu hỏi: 467564
Hành vi tự tiện bắt và giam, giữ người trái pháp luật là xâm phạm đến quyền bất khả xâm phạm về thân thể của công dân, là hành vi trái:
Câu 3:
Mã câu hỏi: 467569
Trong trường hợp cần thiết phải bắt, giam, giữ người thì cán bộ nhà nước có thẩm quyền thuộc Cơ quan điều tra, Viện Kiểm sát, Tòa án và một số cơ quan khác được quyền bắt và giam giữ người nhưng phải theo đúng:
-
A.
Hướng dẫn của cấp trên. -
B.
Quy định của cơ quan điều tra. -
C.
Hướng dẫn của Viện Kiểm sát. -
D.
Trình tự và thủ tục do pháp luật quy định.
Câu 4:
Mã câu hỏi: 467574
Hành vi nào sau đây mà ai cũng có quyền được bắt?
-
A.
Người bị nghi ngờ có hành vi phạm tội nguy hiểm. -
B.
Người bị cho rằng đang chuẩn bị thực hiện tội phạm rất nghiêm trọng hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng. -
C.
Người đang thực hiện tội phạm thì bị phát hiện. -
D.
Người bị nghi ngờ có dấu vết của tội phạm và xét thấy cần ngăn chặn ngay việc người đó bỏ trốn.
Câu 5:
Mã câu hỏi: 467585
Khi nhận được đề nghị xét duyệt phê chuẩn lệnh bắt người khẩn cấp, Viện Kiểm sát phải ra quyết định phê chuẩn hoặc không phê chuẩn trong thời gian tối đa bao lâu?
-
A.
12 giờ. -
B.
24 giờ. -
C.
36 giờ. -
D.
48 giờ.
Câu 6:
Mã câu hỏi: 467590
Nếu Viện Kiểm sát ra quyết định không phê chuẩn lệnh bắt người, thì người bị bắt phải được trả tự do sau bao lâu?
-
A.
Trả tự do sau 12 giờ. -
B.
Trả tự do ngay. -
C.
Phải được đền đù. -
D.
Phải được theo dõi trong 24 giờ.
Câu 7:
Mã câu hỏi: 467592
Đánh người là hành vi vi phạm đến quyền nào của công dân?
-
A.
Quyền bất khả xâm phạm về thân thể. -
B.
Quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe. -
C.
Quyền được pháp luật bảo hộ về danh dự, nhân phẩm. -
D.
Quyền được sống và được tôn trọng của công dân.
Câu 8:
Mã câu hỏi: 467594
Quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe, danh dự và nhân phẩm của công dân có được hiểu là gì?
-
A.
Không ai được làm tổn hại tới tính mạng, sức khỏe, danh dự và nhân phẩm của người khác. -
B.
Không ai được xâm phạm tới tính mạng, sức khỏe, danh dự và nhân phẩm của người khác. -
C.
Không ai được can thiệp tới tính mạng, sức khỏe, danh dự và nhân phẩm của người khác. -
D.
Không ai được làm ảnh hưởng tới tính mạng, sức khỏe, danh dự và nhân phẩm của người khác.
Câu 9:
Mã câu hỏi: 467596
Bất kì cá nhân hoặc tổ chức tự ý vào chỗ ở của người khác, tự tiện khám xét chỗ ở họ là vi phạm quyền nào sau đây?
-
A.
Quyền bất khả xâm phạm về đời sống riêng tư. -
B.
Quyền tự do cư trú. -
C.
Quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở. -
D.
Quyền được pháp luật bảo hộ.
Câu 10:
Mã câu hỏi: 467598
Về nguyên tắc, không ai được quyền tự ý vào chỗ ở của người khác, trừ một số trường hợp và việc khám xét phải tuân theo:
-
A.
Trình tự, thủ tục do pháp luật quy định. -
B.
Công văn hướng dẫn của Viện kiểm sát. -
C.
Chỉ đạo của Viện kiểm sát. -
D.
Chỉ đạo của cơ quan công an.
Câu 11:
Mã câu hỏi: 467601
Quyền được bảo đảm an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín được hiểu là gì?
-
A.
Bất kì ai vì bất kì lí do gì cũng không có quyền kiểm soát thư tín, điện thoại, điện tín của công dân. -
B.
Thư tín, điện thoại, điện tín của cá nhân được bảo đảm an toàn và bí mật. -
C.
Không ai được phép can thiệp vào thư tín, điện thoại, điện tín của công dân. -
D.
Không cá nhân, tổ chức nào được phép kiểm soát thư tín, điện thoại, điện tín của công dân.
Câu 12:
Mã câu hỏi: 467604
Quyền được bảo đảm an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín thuộc quyền về bí mật đời tư của cá nhân, bất kì người nào vi phạm có thể bị xử phạt vi phạm hành chính hoặc như thế nào?
Câu 13:
Mã câu hỏi: 467605
“Công dân có quyền tự do phát biểu ý kiến, bày tỏ quan điểm của mình về các vấn đề liên quan đến lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội của đất nước”. Đây là nội dung của khái niệm nào sau đây?
-
A.
Quyền tự do dân chủ. -
B.
Quyền tự do ngôn luận. -
C.
Quyền bình đẳng của công dân. -
D.
Quyền làm chủ của công dân.
Câu 14:
Mã câu hỏi: 467607
Hành vi nào sau đây không thực hiện đúng quyền tự do ngôn luận của công dân?
-
A.
Trực tiếp phát biểu ý kiến tại các cuộc họp ở cơ quan. -
B.
Viết bài gửi đăng báo bày tỏ quan điểm của mình về chính sách của Nhà nước. -
C.
Đóng góp ý kiến với đại biểu Hội đồng nhân dân trong cuộc đại biểu tiếp xúc với cử tri ở cơ sở. -
D.
Nói chuyện riêng trong giờ học khi cô giáo đang giảng bài.
Câu 15:
Mã câu hỏi: 467613
Quyền tự do dân chủ nào là cơ sở và điều kiện để công dân chủ động tham gia vào các hoạt động của Nhà nước và xã hội?
-
A.
Quyền tự do ngôn luận. -
B.
Quyền tự do đi lại. -
C.
Quyền tự do trao đổi. -
D.
Quyền tự do thân thể.
Câu 16:
Mã câu hỏi: 467620
Công dân thực hiện quyền bầu cử bằng hình thức nào dưới đây là đúng pháp luật?
-
A.
Tự viết phiếu bầu và nhờ người khác bỏ phiếu hộ. -
B.
Nhờ người khác viết phiếu bầu và tự mình bỏ phiếu. -
C.
Ủy quyền cho người khác viết phiếu bầu và bỏ phiếu giúp. -
D.
Tự mình viết phiếu bầu và bỏ phiếu.
Câu 17:
Mã câu hỏi: 467627
Việc làm nào dưới đây là đúng với nội dung của nguyên tắc bầu cử phổ thông?
-
A.
Ủy quyền cho người khác đi bầu cử. -
B.
Người tàn tật không bỏ phiếu được thì nhờ người khác bỏ phiếu giúp. -
C.
Công dân từ đủ 18 tuổi trở lên có quyền bầu cử. -
D.
Giữ bí mật nội dung phiếu bầu của mình.
Câu 18:
Mã câu hỏi: 467632
Hành vi nào dưới đây là biểu hiện của nguyên tắc bầu cử trực tiếp?
-
A.
Cử tri tự mình viết phiếu và bỏ phiếu. -
B.
Mỗi cử tri có một phiếu bầu với giá trị ngang nhau. -
C.
Giữ bí mật nội dung phiếu bầu của mình. -
D.
Công dân từ đủ 18 tuổi trở lên có quyền đi bầu cử.
Câu 19:
Mã câu hỏi: 467638
Đúng ngày bầu cử Hội đồng nhân dân các cấp, thì ông A phải điều trị sau phẫu thuật tại bệnh viện. Nhân viên X thuộc tổ bầu cử lưu động đã tự ý bỏ phiếu thay ông. Nhân viên X đã vi phạm nguyên tắc bầu cử nào dưới đây?
-
A.
Công khai. -
B.
Ủy quyền. -
C.
Thụ động. -
D.
Trực tiếp.
Câu 20:
Mã câu hỏi: 467643
Khi gặp khó khăn, vợ chồng anh B đã được anh T cho vay một khoản tiền lớn. Trong đợt bầu cử Hội đồng nhân dân tỉnh Y, vợ anh T đã yêu cầu vợ chồng anh B bầu cử cho chồng mình. Mặc dù thấy anh T không xứng đáng nhưng vì mang ơn nên vợ chồng anh B vẫn chấp nhận làm theo yêu cầu đó. Trong trường hợp này, vợ anh T đã vi phạm nguyên tắc bầu cử nào dưới đây?
-
A.
Bình đẳng. -
B.
Trực tiếp. -
C.
Phổ thông. -
D.
Bỏ phiếu kín.
Câu 21:
Mã câu hỏi: 467648
Do bận việc, anh T nhờ chị H bỏ phiếu bầu cử giúp và H đồng ý. Tại điểm bầu cử, phát hiện cụ M không biết chữ, nhân viên X của tổ bầu cử nhờ chị H viết phiếu bầu theo đúng ý cụ rồi đưa phiếu cho cụ M tự bỏ vào thùng. Những ai dưới đây đã vi phạm nguyên tắc bầu cử?
-
A.
Anh T, chị H, cụ M và nhân viên X. -
B.
Anh T và chị H. -
C.
Chị H và cụ M. -
D.
Chị H, cụ M và nhân viên X.
Câu 22:
Mã câu hỏi: 467651
Ở phạm vi cơ sở, công dân thực hiện quyền tham gia quản lí nhà nước và xã hội hình thức nào?
-
A.
Góp ý kiến xây dựng các văn bản luật. -
B.
Bàn bạc, quyết định những công việc cụ thể tại phường mình cư trú. -
C.
Thảo luận, biểu quyết các vấn đề quan trọng của đất nước. -
D.
Phản ánh với đại biểu về những vướng mắc trong quá trình thực hiện pháp luật.
Câu 23:
Mã câu hỏi: 467657
Việc làm nào dưới đây thể hiện quyền tham gia quản lí nhà nước và xã hội của công dân trên phạm vi cả nước?
-
A.
Biểu quyết công khai tại các hội nghị toàn thể nhân dân xã. -
B.
Giám sát, kiểm tra hoạt động của chính quyền xã. -
C.
Bàn bạc và quyết định những công việc cụ thể, thiết thực ở nơi mình sinh sống. -
D.
Thảo luận, góp ý kiến xây dựng các văn bản pháp luật quan trọng.
Câu 24:
Mã câu hỏi: 467662
Quyền nào sau đây là thuộc hình thức dân chủ gián tiếp?
Câu 25:
Mã câu hỏi: 467665
Trong cuộc họp tổng kết của xã A, kế toán B đã từ chối công khai việc thu chi ngân sách nên bị người dân địa phương phản đối. Ông V yêu cầu được chất vấn kế toán nhưng bị Chủ tịch xã ngăn cản. Chủ thể nào dưới đây đã vận dụng đúng quyền tham gia quản lí nhà nước và xã hội?
-
A.
Chủ tịch xã và ông V. -
B.
Chủ tịch xã và người dân xã A. -
C.
Kế toán B, ông V và người dân xã A. -
D.
Người dân xã A và ông V.
Câu 26:
Mã câu hỏi: 467670
Nhân dân thôn X họp bàn và quyết định mức quyên góp tiền của từng hộ gia đình để xây dựng điểm sinh hoạt cộng đồng. Việc này cũng được lãnh đạo xã chấp thuận và ủng hộ kinh phí. Việc họp bàn và quyết định của bà con thôn X thể hiện quyền tham gia quản lí nhà nước và xã hội ở phạm vi:
-
A.
Cơ sở. -
B.
Xã hội. -
C.
Văn hóa. -
D.
Cả nước.
Câu 27:
Mã câu hỏi: 467672
Trong cuộc họp toàn dân xã X bàn về xây dựng nhà văn hóa thanh niên, anh A và anh Z liên tục có nhiều ý kiến trái chiều. Trong lúc gay gắt, anh A cho rằng anh Z chỉ là nông dân hông nên phát biểu nhiều. Thấy vậy, chủ tịch xã cắt ngang ý kiến của hai anh và đưa ra quyết định cuối cùng. Trong trường hợp này, những ai vi phạm pháp luật về quyền tham gia quản lí nhà nước và xã hội của công dân?
Câu 28:
Mã câu hỏi: 467675
Hết thời gian nghỉ thai sản theo đúng quy định, chị A đã làm đơn xin nghỉ thêm một tháng và được giám đốc Y chấp nhận. Vì thiếu người làm, giám đốc Y đã tuyển thêm nhân viên mới thay thế vị trí của chị A. Khi đi làm trở lại, chị A bị giám đốc điều chuyển sang làm công việc khác không đúng với hợp đồng lao động đã kí. Chị A phải sử dụng quyền nào dưới đây để bảo vệ lợi ích hợp pháp của mình?
-
A.
Tố cáo. -
B.
Khiếu nại. -
C.
Kháng nghị. -
D.
Phản biện.
Câu 29:
Mã câu hỏi: 467679
Thấy vợ mình là chị B bị ông X – giám đốc sở Y ra quyết định điều chuyển đơn vị công tác đến một nơi ở xa dù đang nuôi con nhỏ. Anh N là chồng chị B đã thuê anh K chặn xe ô tô công vụ do ông X sử dụng đi đám cưới để đe dọa ông này. Do hoảng sợ, ông X đã điều khiển xe chạy sai làn đường nên bị anh Z cảnh sát giao thông dừng xe, yêu cầu đưa năm triệu đồng để bỏ qua lỗi này. Vì ông X từ chối đưa tiền nên anh Z đã lập biên bản xử phạt thêm lỗi khác mà ông X không vi phạm. Những ai dưới đây là đối tượng vừa bị khiếu nại vừa bị tố cáo?
-
A.
Ông X, anh Z và anh K. -
B.
Anh Z, anh K. -
C.
Ông X và anh Z. -
D.
Ông Z, anh Z, anh K và anh N.
Câu 30:
Mã câu hỏi: 467682
Sau khi được anh A – Hạt trưởng Hạt kiểm lâm X nhận vào làm công việc bảo vệ. Anh B đã mấy lần bắt gặp A nhận tiền của Y để tiếp tay cho Y cùng đồng bọn vào khai thác gỗ tại rừng phòng hộ. Anh B đã kể chuyện này cho vợ nghe và còn đưa cả bằng chứng cho vợ xem. Vợ anh B đã gọi điện và tống tiền anh A. Trong trường hợp trên, những ai cần bị tố cáo?
-
A.
Vợ chồng B, A và Y. -
B.
Vợ B, A và Y. -
C.
Hạt trưởng A. -
D.
Hạt trưởng A và Y.
Câu 31:
Mã câu hỏi: 467686
Công dân có quyền khiếu nại khi phát hiện hành vi nào sau đây?
-
A.
Thấy người trộm cắp xe đạp ở cổng trường trung học. -
B.
Phát hiện đối tượng nghi ngờ buôn bán ma túy. -
C.
Sau khi nghỉ sinh đúng quy định đi làm lại bị giám đốc cho thôi việc không rõ lí do. -
D.
Thấy một nhóm thanh niên chuẩn bị đua xe trái phép.
Câu 32:
Mã câu hỏi: 467690
Khi phát hiện hành vi phạm tội, hành vi của công dân nào sau đây là đúng?
-
A.
Tố cáo ngay với cơ quan có thẩm quyền. -
B.
Coi như không biết. -
C.
Che giấu tội phạm. -
D.
Giúp đỡ tội phạm bỏ trốn.
Câu 33:
Mã câu hỏi: 467710
Bầu cử và ứng cử là các quyền dân chủ cơ bản của công dân trong lĩnh vực nào?
-
A.
Kinh tế. -
B.
Chính trị. -
C.
Văn hóa. -
D.
Xã hội.
Câu 34:
Mã câu hỏi: 467714
Công dân Việt Nam từ bao nhiêu tuổi thì có quyền bầu cử Quốc hội, Hội đồng nhân dân?
-
A.
18 tuổi. -
B.
Đủ 18 tuổi. -
C.
21 tuổi. -
D.
Đủ 21 tuổi.
Câu 35:
Mã câu hỏi: 467720
Công dân Việt Nam từ bao nhiêu tuổi trở lên thì có quyền ứng cử vào Quốc hội, Hội đồng nhân dân?
-
A.
18 tuổi. -
B.
Đủ 18 tuổi. -
C.
21 tuổi. -
D.
Đủ 21 tuổi.
Câu 36:
Mã câu hỏi: 467726
Trường hợp nào sau đây được quyền thực hiện bầu cử?
-
A.
Người đang phải chấp hành hình phạt tù. -
B.
Người đang bị nghi ngờ vi phạm pháp luật. -
C.
Người đang bị tạm giam. -
D.
Người mất năng lực hành vi dân sự.
Câu 37:
Mã câu hỏi: 467731
Mỗi lá phiếu đều có giá trị ngang nhau thể hiện nguyên tắc nào trong quyền bầu cử?
-
A.
Phổ thông. -
B.
Bình đẳng. -
C.
Trực tiếp. -
D.
Bỏ phiếu kín.
Câu 38:
Mã câu hỏi: 467733
Mọi công dân từ đủ 18 tuổi trở lên đều được tham gia bầu cử, trừ các trường hợp đặc biệt bị pháp luật cấm thể hiện nguyên tắc nào trong quyền bầu cử?
-
A.
Phổ thông. -
B.
Bình đẳng. -
C.
Trực tiếp. -
D.
Bỏ phiếu kín.
Câu 39:
Mã câu hỏi: 467734
Mọi công dân từ đủ 21 tuổi trở lên, nếu muốn tham gia ứng cử cần phải:
-
A.
Được mọi người yêu mến và tin tưởng. -
B.
Có năng lực và tín nhiệm với cử tri. -
C.
Có bằng cấp và chuyên môn giỏi. -
D.
Có khả năng diễn thuyết tốt.
Câu 40:
Mã câu hỏi: 467737
Ở cấp cơ sở, công dân tham gia quản lí nhà nước và xã hội là trực tiếp thực hiện theo cơ chế nào?
-
A.
Dân biết, dân bàn, dân làm, dân giám sát. -
B.
Dân biết, dân quyết, dân kiểm tra, giám sát. -
C.
Dân quyết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra. -
D.
Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra.