Đề thi giữa HK2 môn Sinh học 12 năm 2023-2024 Trường THPT Phan Bội Châu


  • Câu 1:

    Ai là người đã làm thực nghiệm chứng minh sự hình thành hợp chất hữu cơ phức tạp từ các chất hữu cơ đơn giản?

    • A.
      Dacuyn

    • B.
      Fox

    • C.
      Milơ

    • D.
      Uray

  • Câu 2:
    Mã câu hỏi: 472042

    Trong khí quyển nguyên thủy của Trái đất chưa có loại khí nào sau đây?

  •  

  • Câu 3:
    Mã câu hỏi: 472044

    Trong sự hình thành các chất hữu cơ đầu tiên trên trái đất KHÔNG có sự tham gia của những nguồn năng lượng nào?

    • A.
      Tia tử ngoại, bức xạ nhiệt của mặt trời

    • B.
      Hoạt động của núi lửa, sự phân rã nguyên tố phóng xạ

    • C.
      Tia tử ngoại, năng lượng sinh học

    • D.
      Sự phóng điện trong khí quyển, bức xạ mặt trời

  • Câu 4:
    Mã câu hỏi: 472050

    Đâu là nguồn năng lượng dùng để tổng hợp các phân tử hữu cơ hình thành sự sống?

    • A.
      Năng lượng hóa học

    • B.
      ATP

    • C.
      Năng lượng sinh học

    • D.
      Năng lượng tự nhiên

  • Câu 5:
    Mã câu hỏi: 472052

    Quá trình nào sau đây đã tạo nên các đại phân tử hữu cơ từ các chất hữu cơ đơn giản hòa tan trong các đại dương nguyên thủy?

    • A.
      Lắng đọng

    • B.
      Thủy phân

    • C.
      Sao chép

    • D.
      Trùng phân

  • Câu 6:
    Mã câu hỏi: 472056

    Trôi dạt lục địa là hiện tượng như thế nào?

    • A.
      Di chuyển của các phiến kiến tạo do sự chuyển động của các lớp dung nham nóng chảy

    • B.
      Di chuyển của các lục địa, lúc tách ra lúc thì liên kết lại

    • C.
      Liên kết của các lục địa tạo thành siêu lục địa Pangaea

    • D.
      Tách ra của các lục địa dẫn đến sự biến đổi mạnh mẽ về khí hậu và sinh vật

  • Câu 7:
    Mã câu hỏi: 472058

    Đâu là ý nghĩa của hoá thạch?

    • A.
      Bằng chứng trực tiếp về lịch sử phát triển của sinh giới

    • B.
      Bằng chứng gián tiếp về lịch sử phát triển của sinh giới

    • C.
      Xác định tuổi của hoá thạch có thể xác định tuổi của quả đất

    • D.
      Xác định tuổi của hoá thạch bằng đồng vị phóng xạ

  • Câu 8:
    Mã câu hỏi: 472060

    Trong lịch sử phát triển của sinh giới qua các đại địa chất, bò sát cổ ngự trị ở kỉ nào?

    • A.
      Kỉ Đệ tam thuộc đại Tân sinh

    • B.
      Kỉ Jura thuộc đại Trung sinh

    • C.
      Kỉ Tam điệp thuộc đại Trung sinh

    • D.
      Kỉ Pecmi thuộc đại Cổ sinh

  • Câu 9:
    Mã câu hỏi: 472062

    Nhận định nào sau đây sai khi nói về sự phát triển của sinh vật?

    • A.
      Ở đại Tân sinh cây hạt kín ngự trị, phân hóa các lớp chim, thú, côn trùng

    • B.
      Ở đại Trung sinh, cây hạt trần ngự trị, bò sát phát triển mạnh

    • C.
      Ở đại Cổ sinh, sự kiện đáng chú ý nhất là sự chinh phục đất liền của động vật và thực vật

    • D.
      Động vật dời lên cạn vào kỷ Cambri của đại Cổ sinh

  • Câu 10:
    Mã câu hỏi: 472065

    Cây có mạch và động vật lên cạn xuất hiện ở kỉ nào?

    • A.
      Kỉ Ocdovic

    • B.
      Kỉ Silua

    • C.
      Kỉ Cambri

    • D.
      Kỉ Pecmi

  • Câu 11:
    Mã câu hỏi: 472069

    Các bằng chứng hóa thạch cho thấy, quá trình tiến hóa hình thành nên các loài trong chi Homo diễn ra theo trình tự đúng nào?

    • A.
      Homo habilis → Homo erectus → Homo sapiens

    • B.
      Homo habilis → Homo neanderthalensis → Homo eretus → Homo sapiens

    • C.
      Homo erectus → Homo habilis → Homo sapiens

    • D.
      Homo habilis → Homo erectus → Homo neanderthalensis → Homo sapiens

  • Câu 12:
    Mã câu hỏi: 472071

    Khi chuyển từ trên cây xuống đất, đặc điểm nào sau đây của vượn người được CLTN củng cố?

    • A.
      Tư thế thẳng đứng

    • B.
      Đôi tay được giải phóng

    • C.
      Sự biến đổi nhiều đặc điểm hình thái

    • D.
      Cả A, B và C đều đúng

  • Câu 13:
    Mã câu hỏi: 472074

    Ngày nay con người bị chi phối bởi những nhân tố nào?

  • Câu 14:
    Mã câu hỏi: 472078

    Ngày nay con người bị chi phối bởi những nhân tố nào sau đây?

    • A.
      Nhân tố sinh học và nhân tố xã hôi

    • B.
      Chỉ có nhân tố xã hội

    • C.
      Chỉ có nhân tố sinh học

    • D.
      Nhân tố sinh học đóng vai trò chủ đạo

  • Câu 15:
    Mã câu hỏi: 472080

    Xét về mặt sinh học, loài người sẽ không biến đổi thành một loài nào khác vì bản thân loài người?

    • A.
      Có thể thích nghi với mọi điều kiện sinh thái đa dạng, không phụ thuộc vào điều kiện tự nhiên và cách li địa lí

    • B.
      Biết cách tự bảo vệ khỏi các bất lợi của môi trường

    • C.
      Có bộ máy di truyền bền vững, rất khó bị biến đổi và trí tuệ vượt trội giúp con người chống lại các tác động của môi trường

    • D.
      Không chỉ chịu tác động của các nhân tố sinh học mà còn chịu tác động của các nhân tố xã hội

  • Câu 16:
    Mã câu hỏi: 472082

    Nhân tố sinh thái vô sinh là nhân tố mà tác động lên sinh vật như thế nào?

    • A.
      Bị chi phối bởi mật độ cá thể của quần thể

    • B.
      Không bị chi phối bởi mật độ cá thể của quần thể

    • C.
      Không liên quan đến khí hậu, thời tiết, …

    • D.
      Phụ thuộc vào mật độ quần thể

  • Câu 17:
    Mã câu hỏi: 472085

    Nhân tố sinh thái vô sinh bao gồm các loại nhân tố nào?

    • A.
      Tất cả các nhân tố vật lý hoá học của môi trường xung quanh sinh vật

    • B.
      Đất, nước, không khí, độ ẩm, ánh sáng, các nhân tố vật lý bao quanh sinh vật

    • C.
      Đất, nước, không khí, độ ẩm, ánh sáng, các chất hoá học của môi trường xung quanh sinh vật

    • D.
      Đất, nước, không khí, độ ẩm, ánh sáng, nhiệt độ của môi trường xung quanh sinh vật

  • Câu 18:
    Mã câu hỏi: 472086

    Với các nhân tố sau, có bao nhiêu nhân tố sinh thái được coi là nhân tố không phụ thuộc vào mật độ quần thể?

    (1) Sự cạnh tranh giữa các cá thể trong cùng quần thể.

    (2) Số lượng kẻ thù ăn thịt trong một quần xã.

    (3) Sức sinh sản và mức độ tử vong của quần thể.

    (4) Sự phát tán của các cá thể trong quần thể.

    (5) Nhiệt độ, độ ẩm và ánh sáng.

  • Câu 19:
    Mã câu hỏi: 472087

    Nhân tố sinh thái hữu sinh bao gồm những nhân tố nào?

    • A.
      Thực vật, động vật và con người

    • B.
      Vi sinh vật, thực vật, động vật và con người

    • C.
      Vi sinh vật, nấm, tảo, thực vật, động vật và con người

    • D.
      Những mối quan hệ giữa các sinh vật với nhau

  • Câu 20:
    Mã câu hỏi: 472088

    Đâu là nhân tố sinh thái hữu sinh?

    • A.
      Độ ẩm

    • B.
      Ánh sáng

    • C.
      Vật ăn thịt

    • D.
      Nhiệt độ

  • Câu 21:
    Mã câu hỏi: 472092

    Nhận định nào KHÔNG ĐÚNG đối với động vật sống thành bầy đàn trong tự nhiên?

    • A.
      Có lợi trong công việc tìm kiếm thức ăn

    • B.
      Phát hiện kẻ thù nhanh hơn

    • C.
      Tự vệ tốt hơn

    • D.
      Thường xuyên diễn ra sự cạnh tranh

  • Câu 22:
    Mã câu hỏi: 472094

    Nhận định nào sau đây là đúng nhất khi nói về “ hiệu quả nhóm” của quần thể?

    • A.
      Là sự tập trung của một nhóm các cá thể trong quần thể

    • B.
      Là lợi ích mang lại do sự hỗ trợ của các cá thể trong quần thể

    • C.
      Là hiệu quả của một nhóm cá thể có khả năng sinh sản trong quần thể

    • D.
      Là lợi ích do một nhóm cá thể từ bên ngoài mang lại cho quần thể

  • Câu 23:
    Mã câu hỏi: 472096

    Quan hệ cạnh tranh giữa các cá thể trong quần thể là mối quan hệ như thế nào?

    • A.
      Là mối quan hệ giữa các cá thể cùng loài hỗ trợ lẫn nhau trong các hoạt động sống

    • B.
      Là mối quan hệ giữa các cá thể cùng loài tranh giành lẫn nhau trong các hoạt động sống

    • C.
      Là mối quan hệ giữa các cá thể cùng loài liên kết với nhau trong các hoạt động sống

    • D.
      Là các hiện tượng liền rễ, săn mồi theo nhóm, …

  • Câu 24:
    Mã câu hỏi: 472099

    Mối quan hệ giữa các cá thể cùng loài tranh giành lẫn nhau trong các hoạt động sống là gì?

    • A.
      Quan hệ cạnh tranh

    • B.
      Quan hệ hỗ trợ

    • C.
      Quan hệ đối kháng

    • D.
      Quan hệ ức chế – cảm nhiễm

  • Câu 25:
    Mã câu hỏi: 472100

    Ví dụ nào không phải là mối quan hệ cạnh tranh giữa các cá thể trong quần thể?

    • A.
      Các cây ngô mọc gần nhau có hiện tượng tự tỉa thưa

    • B.
      Các con cò cái trong đàn tranh giành nhau nơi làm tổ

    • C.
      Trong mùa sinh sản, các cá thể đực tranh giành cá thể cái

    • D.
      Cây trồng và cỏ dại tranh giành nhau về nguồn dinh dưỡng

  • Câu 26:
    Mã câu hỏi: 472101

    Khi đánh cá, nếu đa số các mẻ lưới có cá lớn chiếm tỷ lệ nhiều thì có tác động như thế nào?

    • A.
      Nghề cá đã rơi vào tình trạng khai thác quá mức

    • B.
      Tiếp tục đánh bắt với mức độ ít

    • C.
      Không nên tiếp tục khai thác

    • D.
      Nghề cá chưa khai thác hết tiềm năng

  • Câu 27:
    Mã câu hỏi: 472103

    Một quần thể cá chép, sau khi khảo sát thì thấy có 15% cá thể ở tuổi trước sinh sản 50% cá thể ở tuổi đang sinh sản, 35% cá thể ở tuổi sau sinh sản. Làm thế nào để trong thời gian tới, tỉ lệ cá thể thuộc nhóm tuổi trước sinh sản sẽ tăng lên?

    • A.
      Đánh bắt các cá thể cá chép ở tuổi sau sinh sản

    • B.
      Thả vào ao nuôi các cá chép đang ở tuổi sinh sản

    • C.
      Thả vào ao nuôi các cá chép ở tuổi đang sinh sản và trước sinh sản

    • D.
      Thả vào ao nuôi các cá thể cá chép con

  • Câu 28:
    Mã câu hỏi: 472105

    Khi thực hiện đánh bắt cá tại hồ Ba Bể, người ta bắt được rất nhiều các ở giai đoạn con non. Theo em, ban quản lí hồ nên có quyết định như thế nào để phát triển bền vững nguồn lợi thủy sản?

    • A.
      Tăng cường đánh bắt vì quẩn thể đang ổn định

    • B.
      Tiếp tục đánh bắt vì quần thể ở trạng thái trẻ

    • C.
      Hạn chế đánh bắt vì quần thể sẽ suy thoái

    • D.
      Dừng đánh bắt nếu không sẽ bị cạn kiệt tài nguyên

  • Câu 29:
    Mã câu hỏi: 472107

    Khi đánh bắt cá tại một quần thể ở ba thời điểm, thu được tỉ lệ như sau:

    Có bao nhiêu nhận xét đúng trong các nhận xét sau:

    1. Tại thời điểm I quần thể đang ở trạng thái phát triển

    2. Tại thời điểm II có thể tiếp tục đánh bắt với mức độ vừa phải

    3. Tại thời điểm I có thể tiếp tục đánh bắt

    4. Tại thời điểm III quần thể đang bị đánh bắt quá mức nên cần được bảo vệ

    5. Tại thời điểm III có thể tiếp tục đánh bắt

  • Câu 30:
    Mã câu hỏi: 472109

    Phân bố đồng đều giữa các cá thể trong quần thể thường gặp khi nào?

    • A.
      Điều kiện sống phân bố một cách đồng đều và có sự cạnh tranh gay gắt giữa các cá thể trong quần thể

    • B.
      Điều kiện sống phân bố không đều và không có sự cạnh tranh gay gắt giữa các cá thể trong quần thể

    • C.
      Điều kiện sống trong môi trường phân bố đồng đều và không có sự cạnh tranh gay gắt giữa các cá thể trong quần thể

    • D.
      Các cá thể của quần thể sống thành bầy đàn ở những nơi có nguồn sống dồi dào nhất

  • Câu 31:
    Mã câu hỏi: 472124

    Điều nào sẽ làm tăng tốc độ tăng trưởng kích thước quần thể động vật?

    • A.
      Tăng khả năng sinh sản của con cái

    • B.
      Tăng mật độ

    • C.
      Gia tăng tỷ lệ tử vong

    • D.
      Gia tăng vật ăn thịt

  • Câu 32:
    Mã câu hỏi: 472127

    Cho sơ đồ các nhân tố chi phối kích thước quần thể, biết (1) là Mức sinh sản, chọn phương án đúng

    • A.
      (2) là mức tử vong, (3) là mức nhập cư, (4) là mức xuất cư

    • B.
      (4) là mức tử vong, (2) là mức nhập cư, (3) là mức xuất cư

    • C.
      (3) là mức tử vong, (4) là mức nhập cư, (2) là mức xuất cư

    • D.
      (3) là mức tử vong, (2) là mức nhập cư, (4) là mức xuất cư

  • Câu 33:
    Mã câu hỏi: 472128

    Hai nhân tố nào đóng vai trò chủ yếu điều chỉnh kích thước của quần thể?

    • A.
      Mức sinh sản và mức nhập cư

    • B.
      Mức tử vong và mức xuất cư

    • C.
      Mức sinh sản và mức tử vong

    • D.
      Mức sinh sản và mức xuất cư

  • Câu 34:
    Mã câu hỏi: 472130

    Khi nguồn sống trong môi trường dồi dào, điều kiện tự nhiên thuận lợi, quần thể có trạng thái sinh lý tốt, quần thể sinh vật tăng trưởng theo dạng hình gì?

    • A.
      Đường cong hình chữ S

    • B.
      Đường cong hình chữ K

    • C.
      Đường cong hình chữ J

    • D.
      Tới khi số cá thể đạt mức ổn định

  • Câu 35:
    Mã câu hỏi: 472132

    Một quần thể tăng trưởng theo tiềm năng sinh học khi nào?

    • A.
      Quần thể cân bằng

    • B.
      Kích thước quần thể đạt giá trị tối đa cân bằng sức chịu đựng của môi trường

    • C.
      Tốc độ tăng trường quần thể giữ nguyên không đổi

    • D.
      Điều kiện môi trường không giới hạn

  • Câu 36:
    Mã câu hỏi: 472133

    Khi kích thước của quần thể xuống dưới mức tối thiểu thì quần thể sẽ suy thoái và dễ bị diệt vong vì nguyên nhân chính nào?

    • A.
      Không kiếm đủ ăn

    • B.
      Sức sinh sản giảm

    • C.
      Gen lặn có hại biểu hiện

    • D.
      Mất hiệu quả nhóm

  • Câu 37:
    Mã câu hỏi: 472136

    Nhận định nào không phải là nguyên nhân khi kích thước xuống dưới mức tối thiểu, quần thể dễ rơi vào trạng thái suy giảm dẫn tới diệt vong?

    • A.
      Số lượng cá thể của quần thể quá ít, sự hỗ trợ giữa các cá thể bị giảm, quần thể không có khả năng chống chọi với những thay đổi của môi trường

    • B.
      Khả năng sinh sản suy giảm do cơ hội tìm gặp của các cá thể đực với các cá thể cái ít

    • C.
      Số lượng cá thể quá ít nên sự giao phối cận huyết thường xảy ra, sẽ dẫn đến suy thoái quần thể

    • D.
      Mật độ cá thể bị thay đổi, làm giảm nhiều khả năng hỗ trợ về mặt dinh dưỡng giữa các cá thể trong quần thể

  • Câu 38:
    Mã câu hỏi: 472138

    Sự biến động số lượng cá thể luôn dẫn tới sự thay đổi về yếu tố nào?

    • A.
      Ổ sinh thái của loài

    • B.
      Giới hạn sinh thái của các cá thể trong quần thể

    • C.
      Kích thước của môi trường sống

    • D.
      Kích thước quần thể

  • Câu 39:
    Mã câu hỏi: 472140

    Những loài ít có khả năng bảo vệ vùng sống như thỏ, hươu, nai,… thì yếu tố nào sau đây ảnh hưởng rõ rệt nhất đến sự biến động số lượng cá thể trong quần thể?

    • A.
      Số lượng kẻ thù ăn thịt

    • B.
      Sự cạnh tranh giữa các cá thể cùng một đàn

    • C.
      Sự phát tán của các cá thể

    • D.
      Sức sinh sản và mức độ tử vong

  • Câu 40:
    Mã câu hỏi: 472142

    Phát biểu nào sau đây sai về nguyên nhân gây biến động số lượng cá thể của quần thể sinh vật?

    • A.
      Ở chim, sự cạnh tranh nơi làm tổ ảnh hưởng tới khả năng sinh sản của các cá thể trong quần thể

    • B.
      Cạnh tranh giữa các cá thể động vật trong cùng một đàn không ảnh hưởng đến sự biến động số lượng cá thể của quần thể

    • C.
      Sống trong điều kiện tự nhiên không thuận lợi, sức sinh sản của các cá thể giảm, sức sống của con non thấp

    • D.
      Trong những nhân tố sinh thái vô sinh, nhân tố khí hậu có ảnh hưởng thường xuyên và rõ rệt nhất tới sự biến động số lượng cá thể của quần thể



  • Link Hoc va de thi 2024

    Chuyển đến thanh công cụ