Đề thi HK1 môn Vật lí 12 năm 2023-2024 Trường THPT Chu Văn An


  • Câu 1:

    Trạng thái của dao động gồm yếu tố nào?

  • Câu 2:
    Mã câu hỏi: 461887

    Cuộn sơ cấp và cuộn thứ cấp của một máy biến áp lí tưởng có số vòng dây lần lượt là N1 và N2. Đặt điện áp xoay chiều có giá trị hiệu dụng U1 vào hai đầu cuộn sơ cấp thì điện áp hiệu dụng giữa hai đầu cuộn thứ cấp để hở là U2. Hệ thức đúng là:

     

    • A.
      \(\dfrac{{{U_1}}}{{{U_2}}} = \dfrac{{{N_2}}}{{{N_1}}}\)

    • B.
      \(\dfrac{{{U_1}}}{{{N_1}}} = {U_2}{N_2}\)

    • C.
      \({U_1}{U_2} = {N_1}{N_2}\).

    • D.
      \(\dfrac{{{U_1}}}{{{U_2}}} = \dfrac{{{N_1}}}{{{N_2}}}\)

  •  

  • Câu 3:
    Mã câu hỏi: 461891

    Một sóng cơ có bước sóng λ1 truyền từ không khí vào nước. Khi ở trong nước, người ta đo được bước sóng λ2. Biết chiết suất của nước bằng 4/3. Bước sóng λ2 bằng:

     

    • A.
      \({\lambda _2} = 0,75{\lambda _1}\)

    • B.
      \({\lambda _2} = {\lambda _1}\)

    • C.
      \({\lambda _2} = \frac{4}{3}{\lambda _1}\)

    • D.
      \({\lambda _2} = 0,5{\lambda _1}\)

  • Câu 4:
    Mã câu hỏi: 461895

    Một con lắc lò xo dao động không ma sát trên một mặt phẳng ngang. Phát biểu nào sau đây đúng?

     

    • A.
      Chu kì dao động của con lắc tỉ lệ thuận với căn bậc hai của  khối lượng m

    • B.
      Chu kì dao động của con lắc tỉ lệ thuận với căn bậc hai của độ cứng k

    • C.
      Thời gian thực hiện một dao động càng lớn khi biên độ càng lớn.

    • D.
      Số dao động thực hiện được trong 1s tỉ lệ thuận với độ cứng k.

  • Câu 5:
    Mã câu hỏi: 461900

    Âm nghe được là sóng cơ học có tần số nằm trong khoảng:

     

    • A.
      16Hz đến 2.104 Hz

    • B.
      16Hz đến 20MHz

    • C.
      16Hz đến 200KHz

    • D.
      16Hz đến 2KHz

  • Câu 6:
    Mã câu hỏi: 461902

    Con lắc lò xo treo thẳng đứng có độ cứng k, khối lượng m, \(\Delta l\) là độ dãn của lò xo khi ở vị trí cân bằng, g là gia tốc trọng trường. Tần số của con lắc được xác định bởi biểu thức:

     

    • A.
      \(f = \dfrac{1}{{2\pi }}\sqrt {\dfrac{{\Delta l}}{g}} \)

    • B.
       \(f = \dfrac{1}{{2\pi }}\sqrt {\dfrac{g}{{\Delta l}}} \)

    • C.
      \(f = 2\pi \sqrt {\dfrac{{\Delta l}}{g}} \)

    • D.
      \(f = 2\pi \sqrt {\dfrac{g}{{\Delta l}}} \)

  • Câu 7:
    Mã câu hỏi: 461903

    Cho một khung dây dẫn phẳng có diện tích S quay đều với tốc độ góc  quanh một trục vuông góc với các đường cảm ứng từ \(\vec B\). Trong khung dây sẽ xuất hiện:

     

    • A.
      Hiện tượng tự cảm.

    • B.
      Suất điện động cảm ứng.

    • C.
      Dòng điện một chiều. 

    • D.
      Suất điện động tự cảm.

  • Câu 8:
    Mã câu hỏi: 461904

    Dao động tự do là hệ dao động xảy ra dưới tác dụng của:

     

    • A.
      Nội lực kéo về và tần số dao động của hệ không nhất thiết phải phụ thuộc vào đặc tính bên trong của hệ.

    • B.
      Ngoại lực kéo về và tần số dao động của hệ không nhất thiết phải phụ thuộc vào đặc tính bên trong của hệ

    • C.
      Nội lực kéo về và tần số dao động của hệ chỉ phụ thuộc vào đặc tính bên trong của hệ.

    • D.
      Ngoại lực kéo về và tần số dao động của hệ chỉ phụ thuộc vào đặc tính bên trong của hệ.

  • Câu 9:
    Mã câu hỏi: 461906

    Một vật dao động điều hòa với phương trình x=Acos(ωt+φ). Pha dao động tại thời điểm t là:

     

  • Câu 10:
    Mã câu hỏi: 461909

    Một vật dao động điều hòa có đồ thị li độ theo thời gian như hình vẽ:

    Pha ban đầu của dao động bằng:

    • A.
      \( – \dfrac{\pi }{3}\)

    • B.
      \(\dfrac{\pi }{3}\)

    • C.
      \( – \dfrac{{2\pi }}{3}\)

    • D.
      \(\dfrac{{2\pi }}{3}\)

  • Câu 11:
    Mã câu hỏi: 461910

    Một con lắc đơn dao động với phương trình \(s = 2cos\left( {2\pi t} \right)cm\) (t tính bằng giây). Tần số dao động của con lắc là:

     

    • A.
      1 Hz

    • B.
      2 Hz

    • C.
      \(\pi Hz\)

    • D.
      \(2\pi Hz\)

  • Câu 12:
    Mã câu hỏi: 461912

    Hiện tượng giao thoa ánh sáng chứng tỏ rằng ánh sáng

     

    • A.
      là sóng ngang.      

    • B.
      có bản chất sóng. 

    • C.
      gồm các hạt phôtôn. 

    • D.
      là sóng dọc.

  • Câu 13:
    Mã câu hỏi: 461915

    Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về dao động tắt dần?

     

    • A.
      Cơ năng của vật dao động tắt dần giảm dần theo thời gian.

    • B.
      Biên độ của vật dao động tắt dần không đổi theo thời gian.

    • C.
      Lực cản môi trường tác dụng lên vật luôn sinh công dương.

    • D.
      Dao động tắt dần là dao động chỉ chịu tác dụng của nội lực.

  • Câu 14:
    Mã câu hỏi: 461917

    Một cuộn dây thuần cảm có độ tự cảm L được mắc vào điện áp xoay chiều có tần số \(f\). Chọn phát biểu sai.

     

    • A.
      Cường độ dòng điện biến thiên điều hòa cùng pha với điện áp u.   

    • B.
      Cường độ hiệu dụng qua mạch tỉ lệ nghịch với f.

    • C.
      Cường độ dòng điện qua mạch tỉ lệ nghịch với L.

    • D.
      Cường độ dòng điện biến thiên điều hòa với tần số f

  • Câu 15:
    Mã câu hỏi: 461918

    Đặt điện áp \(u{\rm{ }} = {\rm{ }}{U_0}cos(\omega t)\)  vào hai đầu điện trở thuần thì cường độ dòng điện qua R là:

     

    • A.
      \(i{\rm{ }} = {\rm{ }}\dfrac{{{U_0}}}{R}cos\left( {\omega t} \right)\)

    • B.
      \(i{\rm{ }} = {\rm{ }}\dfrac{{{U_0}}}{{\sqrt 2 R}}cos\left( {\omega t} \right)\)

    • C.
      \(i{\rm{ }} = {\rm{ }}\dfrac{{{U_0}}}{R}cos\left( {\omega t + \dfrac{\pi }{2}} \right)\)

    • D.
      \(i{\rm{ }} = {\rm{ }}\dfrac{{{U_0}}}{{\sqrt 2 R}}cos\left( {\omega t – \dfrac{\pi }{2}} \right)\)

  • Câu 16:
    Mã câu hỏi: 461919

    Công suất của một đoạn mạch RLC nối tiếp có tính dung kháng (ZL < ZC). Nếu ta tăng tần số của dòng điện thì hệ số công suất của mạch:

     

  • Câu 17:
    Mã câu hỏi: 461920

    Sóng cơ là:

    • A.
      Sự truyền chuyển động cơ trong không khí

    • B.
      Những dao động cơ lan truyền trong môi trường.

    • C.
      Chuyển động tương đối của vật này so với vật khác.

    • D.
      Sự co dãn tuần hoàn giữa các phần tử của môi trường

  • Câu 18:
    Mã câu hỏi: 461921

    Phát biểu nào sau đây sai về máy biến áp:

     

    • A.
      Là dụng cụ dùng để thay đổi điện áp của dòng điện xoay chiều.

    • B.
      Cấu tạo gồm hai cuộn dây đồng quấn trên lõi thép.

    • C.
      Cường độ dòng điện qua mỗi dây tỉ lệ thuận với số vòng dây.

    • D.
      Nguyên tắc hoạt động dựa vào hiện tượng cảm ứng điện từ.

  • Câu 19:
    Mã câu hỏi: 461925

    Một vật dao động điều hòa có vận tốc cực đại là \(8\pi cm/s\) và gia tốc cực đại là \(16{\pi ^2}cm/{s^2}\). Chu kì dao động của vật là:

     

    • A.
      \(1s\)

    • B.
      \(0,5s\)

    • C.
      \(2s\)

    • D.
      \(0,25s\)

  • Câu 20:
    Mã câu hỏi: 461926

    Một chất điểm dao động điều hòa với biên độ \(8cm\). Tại thời điểm ban đầu vật đang ở vị trí cân bằng và chuyển động theo chiều dương với độ lớn vận tốc \(16\pi cm/{s}\). Phương trình dao động điều hòa của vật là:

    • A.
      \({\rm{x}} = 16c{\rm{os}}\left( {2\pi t – \dfrac{\pi }{2}} \right)(cm)\)

    • B.
      \({\rm{x}} = 16c{\rm{os}}\left( {2\pi t + \dfrac{\pi }{2}} \right)(cm)\)

    • C.
      \({\rm{x}} = 8c{\rm{os}}\left( {2\pi t + \dfrac{\pi }{2}} \right)(cm)\)

    • D.
      \({\rm{x}} = 8c{\rm{os}}\left( {2\pi t – \dfrac{\pi }{2}} \right)(cm)\)

  • Câu 21:
    Mã câu hỏi: 461930

    Vật dao động điều hòa theo phương trình \(x = Acos\left( {\pi t – \frac{\pi }{6}} \right)cm\). Thời điểm vật đi qua vị trí cân bằng là:

    • A.
      \(t = \frac{2}{3} + 2k\left( s \right);k \in N\)

    • B.
      \(t =  – \frac{1}{3} + 2k\left( s \right);k \in N\)

    • C.
      \(t = \frac{2}{3} + k\left( s \right);k \in N\)

    • D.
      \(t = \frac{1}{3} + k\left( s \right);k \in N\)

  • Câu 22:
    Mã câu hỏi: 461933

    Khi gắn vật có khối lượng \({m_1} = 3kg\) vào một lò xo có khối lượng không đáng kể, nó dao động với chu kì \({T_1} = 1,2s\). Khi gắn một vật khác có khối lượng \({m_2}\) vào lò xo trên nó dao động với chu kì \({T_2} = 0,6s\). Khối lượng \({m_2}\) bằng?

     

    • A.
      0,75kg

    • B.
      1,5 kg

    • C.
      12 kg

    • D.
      0,433 kg

  • Câu 23:
    Mã câu hỏi: 461936

    Ở một thời điểm, vận tốc của một vật dao động điều hòa bằng 20% vận tốc cực đại, tỉ số giữa động năng và thế năng của vật là:

    • A.
      24

    • B.
      \(\dfrac{1}{{24}}\)

    • C.
      5

    • D.
      \(\dfrac{1}{5}\)

  • Câu 24:
    Mã câu hỏi: 461939

    Một con lắc đơn đang dao động điều hòa với biên độ góc bằng \(9,{6^0}\)  dưới tác dụng của trọng lực. Ở thời điểm \({t_0}\), vật nhỏ của con lắc có li độ góc và li độ cong lần lượt là \(4,{8^0}\) và \(3,2\pi cm\). Lấy \(g{\rm{ }} = {\rm{ }}10{\rm{ }}m/{s^2}\). Tốc độ của vật ở thời điểm \({t_0}\) bằng:

    • A.
      16,23 cm/s.

    • B.
      25,6 cm/s

    • C.
      51,3 cm/s.

    • D.
      32,24 cm/s.

  • Câu 25:
    Mã câu hỏi: 461944

    Xét 2 dao động điều hòa cùng phương, cùng tần số có phương trình dao động \(x_1 = 5cos(3πt + 0,75π)cm\), \(x_2= 5sin(3πt – 0,25π)cm\). Pha ban đầu của dao động tổng hợp là:

     

    • A.
      0,5π

    • B.
      -0,75π

    • C.
      -0,5π

    • D.
      π

  • Câu 26:
    Mã câu hỏi: 461948

    Một nguồn dao động điều hoà với chu kỳ \(0,2s\). Vận tốc truyền sóng bằng \(120cm/s\). Hai điểm nằm trên cùng một phương truyền sóng và cách nhau \(3cm\), có độ lệch pha:

    • A.
      \(\pi \)

    • B.
      \(\dfrac{\pi }{4}\)

    • C.
      \(\dfrac{\pi }{8}\)

    • D.
      \(6\pi \)

  • Câu 27:
    Mã câu hỏi: 461951

    Một sóng cơ ngang truyền trên một sợi dây rất dài có phương trình \(u = 6\cos \left( {4\pi t – 0,02\pi x} \right)\); trong đó u và x có đơn vị là cm, t có đơn vị là giây. Hãy xác định li độ dao động của một điểm trên dây có toạ độ \(x = \frac{{50}}{3}cm\) tại thời điểm \(t = 2s\).

    • A.
      0 cm

    • B.
      6 cm

    • C.
      3 cm

    • D.
      -6 cm

  • Câu 28:
    Mã câu hỏi: 461955

    Trên một sợi dây dài 0,9 m có sóng dừng. Kể cả hai nút ở  hai đầu dây thì trên dây có 10 nút sóng. Biết tần số của sóng truyền trên dây là 200Hz. Sóng truyền trên dây có tốc độ là

     

    • A.
      90 cm/s

    • B.
      40 m/s

    • C.
      40 cm/s

    • D.
      90 m/s

  • Câu 29:
    Mã câu hỏi: 461957

    Có một số nguồn âm giống nhau với công suất phát âm không đổi trong môi trường đẳng hướng không hấp thụ âm. Nếu tại điểm A đặt \(6\) nguồn âm thì tại điểm B cách A một đoạn \(d\) có mức cường độ âm là \(60dB\). Nếu tại điểm C cách B một đoạn \(\dfrac{d}{3}\)  đặt \(9\) nguồn âm thì tại điểm B có mức cường độ âm bằng:

    • A.
      \(71,3dB\)

    • B.
      \(48,7dB\)

    • C.
      \(67,8dB\)

    • D.
      \(52,2dB\)

  • Câu 30:
    Mã câu hỏi: 461964

    Một chiếc đèn neon đặt dưới một điện áp xoay chiều \(120V – 50Hz\). Nó chỉ sáng lên khi điện áp tức thời giữa hai đầu bóng đèn lớn hơn \(120V\). Thời gian bóng đèn sáng trong một chu kì là bao nhiêu?

    • A.
       

      \(\Delta t = 0,0100s\)

    • B.
      \(\Delta t = 0,0133s\)

    • C.
      \(\Delta t = 0,0200s\)

    • D.
      \(\Delta t = 0,0233s\)

  • Câu 31:
    Mã câu hỏi: 461967

    Khi đặt điện áp \(u = {U_0}\cos \omega t\,\left( V \right)\) vào hai đầu đoạn mạch RLC nối tiếp thì hiệu điện thế hiệu dụng giữa hai đầu điện trở, hai đầu cuộn dây thuần cảm và hai đầu tụ điện lần lượt là \(15V ; 50V ; 70V\). Giá trị của \(U_0\) bằng :

    • A.
      \(25\sqrt 2 V\)

    • B.
      \(25V\)

    • C.
      \(15\sqrt 2 V\)

    • D.
      \(35V\)

  • Câu 32:
    Mã câu hỏi: 461971

    Biểu thức cường độ dòng điện qua mạch chỉ có điện trở \(R\)có dạng \(i = 2\sqrt 2 cos\left( {100\pi t + \dfrac{\pi }{2}} \right)A\). Biết điện trở có giá trị \(R = 10\Omega \), biểu thức điện áp của mạch là:

     

    • A.
      \(u = 20cos(100\pi t + \dfrac{\pi }{2}){\rm{ }}V\)

    • B.
      \(u = 20\sqrt 2 cos(100\pi t + \dfrac{\pi }{2}){\rm{ }}V\)

    • C.
      \(u = 20cos(100\pi t){\rm{ }}V\)

    • D.
      \(u = 20\sqrt 2 cos(100\pi t + {\rm{ }}\pi ){\rm{ }}V\)

  • Câu 33:
    Mã câu hỏi: 461974

    Mạch điện xoay chiều RLC nối tiếp. Hai đầu đoạn mạch có một điện áp xoay chiều có tần số và điện áp hiệu dụng không đổi. Dùng vôn kế có điện trở rất lớn, lần lượt đo điện áp ở hai đầu đoạn mạch, hai đầu tụ điện và hai đầu cuộn dây thì số chỉ của vôn kế tương ứng là \(U\), \({U_C}\) ­ và \({U_L}\) . Biết \(U = \dfrac{{{U_C}}}{{\sqrt 2 }} = \sqrt 2 {U_L}\). Hệ số công suất của mạch là:

    • A.
      \(\cos \varphi  = 0,5\)

    • B.
      \(\cos \varphi  = \dfrac{{\sqrt 3 }}{2}\)

    • C.
      \(\cos \varphi  = \dfrac{{\sqrt 2 }}{2}\)

    • D.
      \(\cos \varphi  = 1\)

  • Câu 34:
    Mã câu hỏi: 461977

    Mạch điện xoay chiều gồm điện trở thuần \(R\) và cuộn dây thuần cảm kháng có hệ số tự cảm \(L\). Khi \(R=R_0\) mạch có công suất trong mạch đạt giá trị cực đại \(P_{max}\). Nếu chỉ tăng giá trị điện trở lên \(R’=2R_0\) thì công suất của mạch là: {các đại lượng khác (U, f, L) không đổi}

    • A.
      2Pmax

    • B.
      Pmax/2

    • C.
      0,4Pmax

    • D.
      0,8Pmax

  • Câu 35:
    Mã câu hỏi: 461983

    Đặt một điện áp xoay chiều vào hai đầu một cuộn dây chỉ có độ tự cảm L = \(\frac{1}{{2\pi }}H\) thì cường độ dòng điện qua cuộn dây có biểu thức : \(i{\rm{ }} = {\rm{ }}3\sqrt 2 {\rm{cos}}\left( {100\pi t + \frac{\pi }{6}} \right)\) (A). Nếu đặt điện áp nói trên vào hai bản tụ của tụ điện có điện dung \(C{\rm{ }} = \frac{1}{\pi }{.10^{ – 4}}\)F  thì biểu thức nào trong các biểu thức sau đúng với biểu thức dòng điện ?

    • A.
      \(i{\rm{ }} = {\rm{ }}1,5\sqrt 2 {\rm{cos}}\left( {100\pi t – \frac{{5\pi }}{6}} \right)\) (A).

    • B.
      \(i{\rm{ }} = {\rm{ }}1,5{\rm{cos}}\left( {100\pi t + \frac{{5\pi }}{6}} \right)\) (A).

    • C.
      \(i{\rm{ }} = {\rm{ }}1,5\sqrt 2 {\rm{cos}}\left( {100\pi t – \frac{{7\pi }}{6}} \right)\) (A).

    • D.
      \(i{\rm{ }} = {\rm{ }}1,5{\rm{cos}}\left( {100\pi t – \frac{{7\pi }}{6}} \right)\) (A).

  • Câu 36:
    Mã câu hỏi: 461986

    Một máy phát điện xoay chiều với khung dây có 500 vòng, từ thông cực đại qua mỗi vòng dây là 0,2mWb, tốc độ góc của khung dây là 3000 vòng/phút. Biên độ của suất điện động là:

    • A.
      62,8V

    • B.
      47,1V

    • C.
      15,7V

    • D.
      31,4V

  • Câu 37:
    Mã câu hỏi: 461988

    Hai chất điểm dao động điều hòa cùng tần số, trên hai đường thẳng song song với nhau và song song với trục \(Ox\) có phương trình lần lượt là \({x_1} = {\rm{ }}{A_1}cos\left( {\omega t + {\varphi _1}} \right)\) và \({x_2} = {\rm{ }}{A_2}cos\left( {\omega t + {\varphi _2}} \right)\). Giả sử \(x{\rm{ }} = {\rm{ }}{x_1} + {\rm{ }}{x_2}\) và \(y{\rm{ }} = {\rm{ }}{x_1} – {\rm{ }}{x_2}\). Biết rằng biên độ dao động của \(x\) gấp ba lần biên độ dao động của \(y\).  Độ lệch pha cực đại giữa \({x_1}\) và \({x_2}\) gần với giá trị nào nhất sau đây?

    • A.
      \(73,{74^0}\)

    • B.
      \(36,{87^0}\)

    • C.
      \(22,{62^0}\)

    • D.
      \(45,{24^0}\)

  • Câu 38:
    Mã câu hỏi: 461991

    Trên một sợi dây đàn hồi có ba điểm M, N và P với N là trung điểm của đoạn MP. Trên dây có sóng lan truyền từ M đến B với chu kì \(T\)  \(\left( {T > 0,5s} \right)\). Hình vẽ bên mô tả hình dạng của sợi dây ở thời điểm \({t_1}\) (nét liền) và \({t_2} = {t_1} + 0,5s\) (nét đứt). M, N và P lần lượt là các vị trí cân bằng tương ứng. Coi biên độ sóng không đổi khi truyền đi. Tại thời điểm \({t_0} = {t_1} – \dfrac{1}{9}s\) vận tốc của phần tử dây tại N là:

     

    • A.
      \(3,53cm/s\)

    • B.
      \( – 3,53cm/s\)

    • C.
      \(4,71cm/s\)

    • D.
      \( – 4,71cm/s\)

  • Câu 39:
    Mã câu hỏi: 462007

    Giao thoa sóng nước với hai nguồn giống hệt nhau A, B cách nhau 20cm có tần số 50Hz. Tốc độ truyền sóng trên mặt nước là 1,5m/s. Trên mặt nước xét đường tròn tâm A, bán kính AB. Điểm trên đường tròn dao động với biên độ cực đại cách đường thẳng qua A, B một đoạn gần nhất là:

    • A.
      18,67mm

    • B.
      17,96mm

    • C.
      19,97mm

    • D.
      15,34mm

  • Câu 40:
    Mã câu hỏi: 462010

    Trên đoạn mạch xoay chiều không phân nhánh có 4 điểm theo đúng thứ tự A, M, N và B. Giữa hai điểm A và M chỉ có cuộn dây, giữa 2 điểm M và N chỉ có điện trở thuần, giữa 2 điểm N và B chỉ có tụ điện. Điện áp hiệu dụng giữa 2 điểm A và N là 60 V và điện áp hiệu dụng giữa 2 điểm M và B là \(40\sqrt 3 V\) . Điện áp tức thời trên đoạn AN và trên đoạn MB lệch pha nhau 900, điện áp tức thời trên đoạn MB và trên đoạn NB lệch pha nhau 300 và cường độ hiệu dụng trong mạch là \(\sqrt 3 A\). Điện trở thuần của cuộn dây là:

    • A.
      \(40 Ω\)

    • B.
      \(10 Ω\)

    • C.
      \(50 Ω\)

    • D.
      \(20 Ω\)



  • Link Hoc va de thi 2024

    Chuyển đến thanh công cụ