Giải bài tập Hóa học 12 Bài 8: Protein và enzyme
Mở đầu trang 45 Hóa học 12: Bạn có biết, cơ thể trưởng thành của chúng ta có hàng tỉ tế bào, mỗi tế bào được cấu tạo từ các thành phần cơ bản là nước, nucleic acid, ion, lipid, carbohydrate và protein. Trong đó, protein duy trì và phát triển cơ thể, hình thành những chất cơ bản cho hoạt động sống, tham gia vận chuyển oxygen, chất dinh dưỡng và có vai trò bảo vệ cơ thể. Protein là gì? Protein có những tính chất nào?
Lời giải:
– Protein là hợp chất cao phân tử được hình thành từ một hay nhiều chuỗi polypeptide.
– Tính chất vật lí:
+ Protein dạng hình sợi như a-keratin (trong tóc, móng, da, sừng, sợi len) hoặc collagen,… không tan trong nước.
+ Protein dạng hình cầu như hemoglobin, albumin, … có thể tan trong nước tạo dung dịch keo.
+ Protein dạng hình cầu thường tan trong nước.
– Tính chất hóa học:
+ Phản ứng thủy phân.
+ Sự đông tụ protein.
+ Phản ứng màu của protein với Cu(OH)2, HNO3.
Câu hỏi 1 trang 45 Hóa học 12: Kể tên các sản phẩm chứa protein xung quanh chúng ta.
Lời giải:
Các sản phẩm chứa protein xung quanh chúng ta: thịt, cá, trứng, sữa,…
Câu hỏi 2 trang 45 Hóa học 12: Quan sát Hình 8.1, nhận xét phân tử khối của insulin với một số amino acid như Gly, Ala, Val có trong phân tử insulin.
Lời giải:
Phân tử khối của insulin lớn hơn rất nhiều so với các amino acid có trong phân tử insulin.
Câu hỏi 3 trang 46 Hóa học 12: Quan sát Hình 8.1 và 8.2, cho biết thành phần cấu tạo nên phân tử protein.
Lời giải:
Trong Hình 8.1 và 8.2, thành phần cấu tạo nên phân tử protein là các đơn vị amino acid.
Câu hỏi 4 trang 46 Hóa học 12: Quan sát Hình 8.3, cho biết sản phẩm của quá trình thuỷ phân hoàn toàn protein.
Lời giải:
Sản phẩm của quá trình thuỷ phân hoàn toàn protein là các a-amino acid.
Luyện tập trang 46 Hóa học 12: Khi ăn các loại thực phẩm như thịt, cá, trứng,… hệ tiêu hoá giúp chuyển hoá protein thành amino acid. Cho biết quá trình chuyển hoá trên thuộc loại phản ứng nào?
Lời giải:
Quá trình chuyển hóa protein thành amino acid thuộc loại phản ứng thủy phân.
Câu hỏi 5 trang 47 Hóa học 12: Tiến hành Thí nghiệm 1 và nêu hiện tượng quan sát được.
Lời giải:
Hiện tượng: Đun nóng lòng trắng trứng, xuất hiện kết tủa trắng.
Câu hỏi 6 trang 47 Hóa học 12: Tiến hành Thí nghiệm 2 và nêu hiện tượng quan sát được.
Lời giải:
Hiện tượng: Nhỏ dung dịch HNO3 vào lòng trắng trứng, xuất hiện kết tủa màu vàng.
Vận dụng trang 48 Hóa học 12: Tại sao trong chế độ ăn uống của chúng ta cần thiết phải cung cấp chất đạm đầy đủ?
Lời giải:
Cung cấp chất đạm đầy đủ trong chế độ ăn uống rất quan trọng:
+ Chất đạm giúp duy trì và xây dựng các mô cơ thể, bao gồm cơ bắp, xương, răng và da.
+ Đạm cũng tham gia vào quá trình sản xuất nội tiết và enzyme trong cơ thể.
+ Đạm cung cấp nguyên tố vi lượng quan trọng như kẽm, sắt, đồng và selen. Điều này giúp duy trì chức năng miễn dịch và các quá trình trao đổi chất.
+ Đạm là nguồn năng lượng chủ yếu cho các tế bào và quá trình trao đổi chất ở cơ thể. Đặc biệt quan trọng đối với trẻ em đang phát triển, người già và những người bị thiếu dinh dưỡng.
+ Thiếu đạm có thể dẫn đến suy dinh dưỡng và làm chậm quá trình phục hồi sức khỏe.
Do đó, bổ sung đầy đủ đạm từ các nguồn thực phẩm như thịt, cá, trứng, sữa là rất quan trọng cho sức khỏe chung và duy trì cơ thể.
Câu hỏi 7 trang 48 Hóa học 12: Nêu vai trò của enzyme trong phản ứng sinh hoá. Cho biết enzyme được ứng dụng trong những lĩnh vực nào? Nêu ý nghĩa của các ứng dụng trong thực tiễn.
Lời giải:
– Trong các phản ứng sinh hóa, enzyme đóng vai trò là chất xúc tác. Enzyme có khả năng làm tăng tốc độ phản ứng sinh hoá, trong nhiều trường hợp, tốc độ phản ứng lớn hơn nhiều lần khi không có xúc tác.
– Enzyme còn có nhiều ứng dụng trong công nghệ sinh học, như trong công nghiệp thực phẩm (sản xuất, bảo quản, chế biến thực phẩm,…); công nghiệp dược phẩm (sản xuất enzyme thay thế, enzyme vận chuyển thuốc, enzyme xúc tác một số quá trình sản xuất dược phẩm,…); kĩ thuật di truyền (enzyme tham gia vào quá trình tạo ra thông tin di truyền mới hoặc sửa đổi ) thông tin di truyền hiện có);…
Bài tập
Bài 1 trang 49 Hóa học 12: Hợp chất nào sau đây thuộc loại protein?
A. Saccharose.
B. Triglyceride.
C. Albumin.
D. Cellulose.
Lời giải:
– Saccharose, cellulose là carbohydrate.
– Triglyceride là chất béo (ester).
– Albumin là protein.
→ Chọn C.
Bài 2 trang 49 Hóa học 12: Chất cơ sở để hình thành nên các phân tử protein đơn giản là
A. amino acid.
B. acid béo.
C. các loại đường.
D. tinh bột.
Lời giải:
Chất cơ sở để hình thành nên các phân tử protein đơn giản là amino acid.
→ Chọn A.
Bài 3 trang 49 Hóa học 12: Khi chế biến một số loại thực phẩm từ thịt, cá, … người ta có thể thêm gia vị chua như giấm ăn, chanh hoặc vài lát dứa (thơm),… Theo em cách làm trên có tác dụng gì?
Lời giải:
Đồ ăn có vị chua như giấm ăn, chanh hoặc vài lát dứa (thơm),… có chứa các acid hữu cơ. Trong môi trường acid, protein ở thịt, cá bị thủy phân thành các chuỗi polypeptide nhỏ hơn giúp thịt, cá mềm nhanh hơn. Đồng thời thêm gia vị chua làm tăng hương vị của món ăn.
Bài 4 trang 49 Hóa học 12: Nhận xét đúng/sai cho các nhận định sau:
a) Protein dạng hình cầu và dạng hình sợi tan tốt trong nước.
b) Một trong những tính chất hoá học đặc trưng của protein là phản ứng thuỷ phân.
c) Phản ứng của protein với nitric acid cho sản phẩm có màu tím.
d) Khi đun nóng lòng trắng trứng sẽ xảy ra hiện tượng đông tụ.
e) Trong cơ thể, enzyme đóng vai trò là chất xúc tác sinh học.
Lời giải:
a) Nhận định (a) sai, protein dạng hình cầu tan trong nước nhưng protein dạng hình sợi không tan trong nước.
b) Nhận định (b) đúng, protein bị thủy phân bởi các acid, base hoặc enzyme.
c) Nhận định (c) sai, vì phản ứng của protein với nitric acid cho sản phẩm có màu vàng.
d) Nhận định (d) đúng, lòng trắng trứng là protein, bị đông tụ khi đun nóng.
e) Nhận định (e) đúng, trong quá trình trao đổi chất của cơ thể được thực hiện nhờ chất xúc tác sinh học là enzyme.
Xem thêm các bài giải bài tập Hóa Học lớp 12 Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác:
Bài 7. Amino acid và peptide
Bài 8. Protein và enzyme
Bài 9. Đại cương về polymer
Bài 10. Chất dẻo và vật liệu composite
Bài 11. Tơ – Cao su – Keo dán tổng hợp
Bài 12. Thế điện cực và nguồn điện hoá học