Soạn bài Viết báo cáo kết quả nghiên cứu về một vấn đề tự nhiên hoặc xã hội
* Tri thức về kiểu bài
Kiểu bài: Báo cáo kết quả nghiên cứu về một vấn đề tự nhiên hoặc xã hội là kiểu bài trình bày kết quả nghiên cứu về một vấn đề tự nhiên hoặc xã hội dựa trên những bằng chứng đã thu thập từ quá trình khảo sát thực tế, thu thập và phân tích dữ liệu/ thực nghiệm những giải pháp mà người nghiên cứu đề xuất.
Yêu cầu đối với kiểu bài:
• Xác định được đề tài và câu hỏi nghiên cứu.
• Thực hiện được các thao tác cơ bản của việc nghiên cứu.
• Trình bày được đầy đủ, sáng rõ và thuyết phục các kết quả nghiên cứu bằng văn phong khoa học.
• Sử dụng, phân tích được đa dạng loại dữ liệu trong nghiên cứu, xác định được tính cập nhật, độ tin cậy của dữ liệu nghiên cứu.
• Sử dụng phù hợp các trích dẫn, cước chú, các phương tiện phi ngôn ngữ (hình ảnh, sơ đồ, bảng biểu,…) để làm rõ thông tin.
• Trình bày phần tài liệu tham khảo đúng quy cách.
• Bố cục văn bản báo cáo gồm các phần, mục:
Tên đề tài/ nhan đề báo cáo
Tóm tắt: Trình bày tóm tắt mục tiêu, phương pháp, phạm vi nghiên cứu.
Mở đầu: Nêu vấn đề nghiên cứu; trình bày lí do chọn đề tài; xác định nhiệm vụ, câu hỏi, phương pháp và phạm vi nghiên cứu.
Nội dung chính:
– Trình bày cơ sở lí thuyết của đề tài.
– Trình bày kết quả khảo sát, giải pháp đề xuất và kết quả thực nghiệm.
– Trích dẫn, chú thích đúng quy cách; sử dụng phù hợp, hiệu quả các phương tiện hỗ trợ để làm rõ kết quả nghiên cứu (hình ảnh, bảng biểu, sơ đồ …).
Kết luận: Tóm tắt nội dung báo cáo, khẳng định ý nghĩa, giá trị của kết quả nghiên cứu; gợi mở hướng nghiên cứu tiếp theo của đề tài (nếu có).
Tài liệu tham khảo: Trình bày danh mục tài liệu tham khảo theo thứ tự A, B, C gồm các thông tin chính như: tên tác giả, năm xuất bản, tên tài liệu, tên nhà xuất bản/ tạp chí.
Phụ lục (nếu có)
* Phân tích ngữ liệu tham khảo
Văn bản: Đánh giá hiện trạng phát sinh và đề xuất một số giải pháp nâng cao công tác quản lí rác thải nhựa tại phường Thượng Cát, quận Bắc Từ Liêm, thành phố Hà Nội.
Đối chiếu ngữ liệu tham khảo với tri thức về kiểu bài và thực hiện các yêu cầu sau:
Câu 1 (trang 112 sgk Ngữ văn 12 Tập 2): Đề tài của bài báo cáo nghiên cứu trên là gì? Tìm bố cục của bài báo cáo.
Trả lời:
– Đề tài: Đánh giá hiện trạng phát sinh và đề xuất một số giải pháp nâng cao công tác quản lí rác thải nhựa tại phường Thượng Cát, quận Bắc Từ Liêm, thành phố Hà Nội.
– Bố cục: 3 phần
+ Phần 1: Mở đầu
+ Phần 2: Nội dung nghiên cứu
+ Phần 3: Kết luận và kiến nghị
Câu 2 (trang 112 sgk Ngữ văn 12 Tập 2): Xác định câu hỏi, phương pháp và phạm vi nghiên cứu của bài báo cáo.
Trả lời:
– Câu hỏi nghiên cứu:
+ Hiện trạng phát sinh rác thải nhựa tại phường Thượng Cát như thế nào?
+ Cần có giải pháp nào để nâng cao công tác quản lí rác thải nhựa tại địa phương?
– Phương pháp nghiên cứu:
+ Xác định khối lượng và thành phần rác thải đối với khu dân cư, nhà hàng, cơ quan công sở.
+ Xác định khối lượng và thành phần rác thải đối với chợ dân sinh – và khu công cộng.
+ Kết hợp với phỏng vấn, điều tra khảo sát các hộ gia đình, chủ nhà hàng, người lao động tại khối cơ quan, công sở và công nhân thu gom rác.
– Phạm vi nghiên cứu: Được thực hiện với 7 tổ dân phố và 2 587 hộ gia đình của phường Thượng Cát.
Câu 3 (trang 112 sgk Ngữ văn 12 Tập 2): Bài báo cáo trên đã sử dụng những loại dữ liệu nào? Vai trò của những loại dữ liệu ấy là gì?
Trả lời:
– Những loại dữ liệu: dữ liệu thứ cấp:
+ Biểu đồ
+ Bảng biểu, số liệu
– Vai trò: Làm cho bài báo cáo được minh bạch, rõ ràng, chi tiết hóa các vấn đề nghiên cứu, tăng sức thuyết phục, người đọc/người nghe dễ hiểu.
Câu 4 (trang 112 sgk Ngữ văn 12 Tập 2): Bạn nhận xét gì về tính cập nhật, độ tin cậy, khách quan của các thông tin do bài báo cáo cung cấp?
Trả lời:
Văn bản báo cáo có tính thời sự, độ tin cậy, tính khách quan trong việc phân tích, nhìn nhận, đánh giá vấn đề.
Câu 5 (trang 112 sgk Ngữ văn 12 Tập 2): Cách trích dẫn và trình bày tài liệu tham khảo trong báo cáo trên đã đúng quy cách chưa? Vì sao?
Trả lời:
– Trích dẫn, trình bày tài liệu tham khảo đúng quy cách.
– Vì: trình bày theo thứ tự A,B,C với gồm các thông tin chính như: tên tác giả, năm xuất bản, tên tài liệu, tên nhà xuất bản/tạp chí.
Câu 6 (trang 112 sgk Ngữ văn 12 Tập 2): Từ bài báo cáo trên, bạn rút ra kinh nghiệm gì khi sử dụng cước chú?
Trả lời:
Từ bài báo cáo trên, em rút ra kinh nghiệm khi sử dụng cước chú: Cước chú được viết dưới dạng một con số nằm giữa cặp ngoặc vuông, như: [1]. Một số ký tự đặc biệt như dấu sao (*) hoặc dấu kiếm (†) cũng được dùng đánh dấu cước chú. Thứ tự thông thường của các ký hiệu là *, †, ‡, §, ‖, ¶. Trong các văn bản như thời khóa biểu, nhiều ký hiệu khác, cùng với chữ và số, cũng được dùng để chỉ đến các cước chú.
Câu 7 (trang 112 sgk Ngữ văn 12 Tập 2): Xác định tác dụng của (những) loại phương tiện phi ngôn ngữ được sử dụng trong bài báo cáo. Theo bạn, cần lưu ý gì khi trình bày các phương tiện ấy trong bài báo cáo?
Trả lời:
– Tác dụng của (những) loại phương tiện phi ngôn ngữ được sử dụng trong bài báo cáo:
– Tác dụng của biểu đồ:
+ Biểu diễn thông tin một cách trực quan và dễ hiểu hơn thay vì sử dụng văn bản mô tả, biểu đồ có thể trình bày dữ liệu và mối quan hệ giữa chúng một cách rõ ràng và dễ nhìn.
+ Tổ chức thông tin một cách logic và cấu trúc
+ Giúp phân tích và phân tích số liệu một cách dễ dàng.
– Phương tiện phi ngôn ngữ bảng biểu có tác dụng
+ Giúp trực quan hóa thông tin và dễ dàng hiểu được các dữ liệu số liệu.
+ Bảng biểu giúp tổ chức và sắp xếp thông tin một cách rõ ràng, giúp người đọc dễ dàng so sánh và phân tích các dữ liệu.
+ Nó cũng giúp trình bày một cách logic và hợp lý, giúp người đọc nắm bắt được các mối quan hệ và xu hướng trong dữ liệu.
+ Bảng biểu cũng giúp tạo sự thẩm mỹ và trực quan cho văn bản, làm cho nội dung trở nên hấp dẫn và dễ tiếp thu.
Khi trình bày các phương tiện phi ngôn ngữ trong bài báo cáo, cần lưu ý một số điểm sau đây:
+ nên chọn phương tiện phù hợp với nội dung và mục đích của bài báo cáo.
+ sắp xếp và tổ chức thông tin một cách rõ ràng và logic.
+ nên chú thích và giải thích các phương tiện phi ngôn ngữ một cách chi tiết và đầy đủ.
* Thực hành viết theo quy trình
Đề bài (trang 113 sgk Ngữ văn 12 Tập 2): Để tham dự hội thi Những nhà khoa học trẻ do Đoàn trường tổ chức, bạn hoặc nhóm của bạn hãy chọn một vấn đề về tự nhiên hoặc xã hội ở địa phương được nhiều người quan tâm để tìm hiểu và viết báo cáo nghiên cứu ấy.
Bước 1: Chuẩn bị viết
Xác định đề tài
Xem lại hướng dẫn cách xác định đề tài nghiên cứu đã được trình bày ở phần Viết của Bài 4. Nét đẹp văn hóa và cảnh quan (Ngữ văn 11, tập một, bộ sách Chân trời sáng tạo). Ở bài học này, bạn cần lưu ý:
• Đề tài có thể là một vấn đề tự nhiên (môi trường, khí hậu, hệ sinh thái, tài nguyên,…) hoặc xã hội (hiện tượng xã hội, hiện tượng tâm lí, sự kiện văn hóa, lịch sử,…) được bạn và nhiều người quan tâm.
• Đề tài nên có tính cụ thể, tránh chọn đề tài quá rộng hoặc quá hẹp, khó triển khai.
• Đề tài có thể góp phần tìm hiểu một vấn đề thực tiền hoặc vận dụng kết quả nghiên cứu vào thực tế để cải thiện thực trạng.
Xác định mục đích viết, đối tượng người đọc, mục tiêu, câu hỏi, phương pháp và phạm vi nghiên cứu
Xem lại hướng dẫn cách xác định mục đích viết, đối tượng người đọc, mục tiêu, câu hỏi, phương pháp nghiên cứu đã được trình bày ở phần Viết của Bài 4. Nét đẹp văn hóa và cảnh quan (Ngữ văn 11, tập một, bộ sách Chân trời sáng tạo). Ở bài học này, bạn cần lưu ý:
• Tránh đặt quá nhiều câu hỏi nghiên cứu, vượt quá khả năng giải quyết, phạm vi nghiên cứu của đề tài. Từ câu hỏi nghiên cứu, xác định phạm vi tài liệu tham khảo, cơ sở lí thuyết cần tìm hiểu; cách thức điều tra, khảo sát/ thực nghiệm bao gồm cách chọn đối tượng nghiên cứu, loại dữ liệu cần thu thập, cách thu thập, phân tích, đánh giá dữ liệu.
• Xác định phạm vi nghiên cứu (phạm vi vấn đề nghiên cứu, phạm vi điều tra/ khảo sát, phạm vi thực nghiệm,…) cụ thể và phù hợp với năng lực cá nhân, thời gian và kinh phí thực hiện.
Thu thập tư liệu
• Mục đích của việc thu thập tư liệu là để tìm hiểu cơ sở lí thuyết của đề tài cũng như những đóng góp, hạn chế của những công trình nghiên cứu trước đó có liên quan đến đề tài,… Từ đó, xác định hướng nghiên cứu, đóng góp từ đề tài của bạn.
• Việc thu thập dữ liệu, thông tin cần đảm bảo tính mới mẻ, cập nhật và độ tin cậy cao.
• Chú ý thu thập cả dữ liệu sơ cấp và thứ cấp để có cái nhìn toàn diện, khách quan về vấn đề nghiên cứu. Chẳng hạn, để nghiên cứu về thói quen đọc sách của học sinh trong nhà trường, bạn có thể thu thập dữ liệu sơ cấp từ sổ ghi chép thông tin học sinh mượn và trả sách của thư viện, phỏng vấn thói quen đọc sách của một số học sinh hoặc dữ liệu thứ cấp từ những công trình nghiên cứu trước đó về thực trạng đọc sách của học sinh hiện nay,…
• Lưu trữ dữ liệu hệ thống, khoa học bằng cách lập danh mục dữ liệu với đầy đủ thông tin (tên tác giả, năm xuất bản/ công bố, tên dữ liệu, tên nhà xuất bản/ tên tạp chí/ trang web, nội dung cốt lõi/ đóng góp/ hạn chế,… của tài liệu), có thể trích dẫn trực tiếp một số thông tin quan trọng từ dữ liệu hoặc trích dẫn gián tiếp (diễn giải lại các thông tin ấy bằng ngôn ngữ của bạn).
Bước 2: Phác thảo đề cương nghiên cứu
Sau khi thu thập đủ dữ liệu, thông tin, bạn cần đọc kĩ các dữ liệu đó. Tiếp theo, phác thảo đề cương nghiên cứu gồm các phần như: tên đề tài, lí do chọn đề tài, mục đích nghiên cứu, câu hỏi nghiên cứu, cơ sở lí thuyết, các dữ liệu cần thu thập, phương pháp thu thập dữ liệu. Trong quá trình thực hiện báo cáo, có thể điều chỉnh đề cương.
Bước 3: Thực hiện nghiên cứu
• Dựa trên các tài liệu đã đọc, phác thảo cơ sở lí thuyết để xác lập căn cứ cho việc khảo sát thực trạng hoặc thực nghiệm giải pháp đề xuất nhằm cải tiến thực trạng.
• Để tăng tính khách quan, độ tin cậy cho kết quả nghiên cứu, cần trực tiếp thu thập các dữ liệu liên quan đến đề tài để làm sáng tỏ câu hỏi nghiên cứu như: số liệu thống kê từ khảo sát thực trạng hoặc kết quả thực nghiệm, ý kiến của những người có liên quan đến vấn đề nghiên cứu,… Cần xác định đúng và đủ các loại dữ liệu cần thu thập, trên cơ sở đó lựa chọn, thiết kế công cụ thu thập tương ứng. Ví dụ, nếu khảo sát bằng phiếu thì cần thiết kế phiếu hỏi, hoặc phỏng vấn thì cần chuẩn bị nội dung câu hỏi.
* Lưu ý: Tham khảo bảng hướng dẫn xác định công cụ/ cách thức thu thập tương ứng với loại dữ liệu cần cho nghiên cứu đã được trình bày ở Bài 4. Nét đẹp văn hóa và cảnh quan (Ngữ văn 11, tập một, bộ sách Chân trời sáng tạo).
• Phân tích, xử lí dữ liệu thu thập được bằng những công cụ phù hợp. Chẳng hạn như có thể phân tích, xử lí các số liệu thống kê bằng cách làm thủ công hoặc sử dụng các phần mềm như Excel, SPSS,…
• Sau khi phân tích dữ liệu thì tiến hành lí giải, phân tích, đánh giá, nhận xét về những thông tin thu thập được.
Bước 4: Viết báo cáo
Trên cơ sở đề cương và các thông tin đã có, tiến hành viết báo cáo kết quả nghiên cứu theo đề cương. Khi viết cần lưu ý:
• Tuân thủ các quy định về hình thức trình bày của một báo cáo nghiên cứu.
• Đưa ra nhận xét, đánh giá khách quan dựa trên bằng chứng thu thập được.
• Sử dụng phù hợp trích dẫn, cước chú và phương tiện phi ngôn ngữ để hỗ trợ việc trình bày kết quả. Chú ý thuyết minh cho các phương tiện phi ngôn ngữ.
• Trình bày tài liệu tham khảo đầy đủ và đúng quy cách.
Bài viết tham khảo
Tóm tắt:
Hiện nay, mạng xã hội trở thành một phương tiện phổ biến với những tính năng đa dạng cho phép người dùng kết nối, chia sẻ, tiếp nhận thông tin một cách nhanh chóng, hiệu quả. Sư phát triển của mạng xã hội ảnh hưởng không nhỏ tới đời sống của toàn xã hội, trong đó bao gồm cả học sinh. Qua mạng xã hội, các em tiếp nhận thông tin một cách nhanh chóng, xong chưa có tính chọn lọc. Điều này dẫn đến một bộ phận học sinh hiểu sai, không đúng về một vấn đề nào đó. Việc nghiên cứu đề tài này, giúp chúng em có cái nhìn khách quan, toàn diện về nhiều khía cạnh để từ đó tìm kiếm những giải pháp phù hợp giúp học sinh tránh xa được các tác động xấu của mạng xã hội….
1. Đặt vấn đề
1.1. Mục đích
– Tìm hiểu về lượng thời gian sử dụng mạng xã hội Facebook của học sinh.
– Tìm hiểu về mục đích sử dụng mạng xã hội Facebook của học sinh.
– Tìm hiểu về những tác động tích cực của mạng xã hội Facebook đối với học sinh.
– Tìm hiểu về những tác động tiêu cực của mạng xã hội Facebook đối với học sinh.
1.2. Nhiệm vụ
– Mô tả thực trạng sử dụng Facebook của học sinh (mục đích sử dụng, thời gian sử dụng, thời điểm sử dụng, tần suất sử dụng, phương tiện truy cập,…)
– Phân tích ảnh hưởng của việc sử dụng mạng xã hội Facebook đến học tập của học sinh.
– Phân tích ảnh hưởng của việc sử dụng mạng xã hội Facebook đến đời sống của học sinh (các quan hệ xã hội).
1.3. Đối tượng, khách thể, phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: Tác động của mạng xã hội Facebook đối với học sinh.
Phạm vi nghiên cứu: 560 học sinh.
Thời gian: Tháng 11 – Tháng 12 năm 2012.
1.4 Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp khảo sát, thống kê, phân loại
Phương pháp đối chiếu so sánh
Phương pháp tổng hợp, hệ thống
2. Kết quả nghiên cứu
2.1. Vai trò, vị trí của mạng Facebook trong đời sống con người.
Facebook thật sự đã mang lại cho chúng tôi nhiều trải nghiệm thú vị và hứng thú. Facebook là nơi chúng tôi có thể chia sẻ, cập nhật thông tin, hình ảnh, tán gẫu cùng bạn bè và tham gia vào các ứng dụng giải trí. Vì thế, chúng tôi dành khá nhiều thời gian truy cập Facebook mỗi khi mở chiếc máy tính của mình. Nhiều lúc, chúng tôi cảm giác khó chịu khi đường truyền internet chặn Facebook vì một lý do nào đó. Qua đó, chúng tôi hiểu rằng, bản thân chúng tôi ít nhiều bị sự thu hút từ mạng xã hội Facebook làm tác động và một số bạn khác cũng như vậy.
Vì thế, với tư cách là những cá nhân trực tiếp tham gia và đồng thời cũng là học sinh, chúng tôi xin nghiên cứu vấn đề này để hiểu rõ hơn về mạng xã hội Facebook mà chúng tôi đang sử dụng, tìm hiểu những tác động tích cực, tiêu cực của mạng xã hội Facebook đối với học sinh để từ đó điều chỉnh cách sử dụng và đề xuất một số biện pháp nhằm nâng cao các tác động tích cực đối với học sinh.
2.2 Thực trạng sử dụng mạng xã hội Facebook của học sinh
Kết quả khảo sát cũng đã phản ánh tỉ lệ cao học sinh tham gia sử dụng mạng xã hội Facebook và hầu như bất kì một bạn nào cũng có riêng ít nhất 1 tài khoản Facebook để tham gia chia sẻ, cập nhật thông tin, hình ảnh và giao lưu kết bạn. Về mức độ thời gian tham gia sử dụng Facebook thì đa số các bạn đã sử dụng Facebook trên 1 năm (481/541 bạn, chiếm 88,9%). Qua đó, phản ánh sự gắn bó lâu dài của các bạn học sinh đối với Facebook. Tuy nhiên, có nhiều ý kiến cho rằng, mạng xã hội Facebook có nhiều tác động tiêu cực dễ gây ảnh hưởng đến người tham gia sử dụng.
2.3 Mục đích sử dụng mạng xã hội Facebook của học sinh.
2.3.1. Chia sẻ, cập nhật thông tin và hình ảnh:
Đây có thể coi là mục đích chính học sinh khi sử dụng Facebook vì chiếm đến 74,6% kết quả khảo sát. Phần lớn học sinh sử dụng Facebook thay thế cho nhật ký truyền thống, với tính năng lưu trữ trực tuyến.
2.2 Giao lưu, kết nối bạn bè:
Facebook là một không gian giao tiếp công cộng trực tuyến tạo liên kết dễ dàng, thuận tiện, nhanh nhất giữa con người với nhau thông qua nhiều hình thức liên kết rộng rãi chứ không bị giới hạn không gian.
2.3. Giải trí:
Với hơn 500 nghìn ứng dụng giải trí hay, đa dạng và được đánh giá cao dành cho người sử dụng như: Games, Poke, Calendar, Youtube, Free Messenger… Facebook được các bạn học sinh lựa chọn như một nơi để giải tỏa căng thẳng sau những giờ học mệt mỏi. Họ có thể chơi game, trò chuyện với gia đình, người thân, bạn bè.
2.4 Những tác động tích cực và tiêu cực của mạng xã hội Facebook đối với học sinh
2.4.1 Những tác động tích cực
Thông qua Facebook, các bạn đã có nơi để thể hiện mình và chia sẻ những điều khó nói cùng bạn bè. Facebook tạo cho phần đông nhóm đối tượng khảo sát sự thoải mái về tinh thần khi được chia sẻ những suy nghĩ về cuộc sống cá nhân hay các vấn đề xã hội. Facebook còn là một công cụ hữu hiệu để thể hiện cá tính bản thân.
2.4.2 Những tác động tiêu cực
Sử dụng Facebook một cách thường xuyên (bất kì thời gian nào trong ngày, chiếm 34,9%). Tác động tiêu cực lớn nhất mà nhóm đối tượng khảo sát cho thấy đó là việc tốn thời gian (chiếm 52,4%). Khoảng thời gian sử dụng Facebook mỗi ngày từ 1 – 3 giờ đồng hồ và trên 3 tiếng đồng hồ chiếm đa số câu trả lời trong cuộc khảo sát (41,3% và 30,2%). Bên cạnh đó, sinh viên khoa PR nhận thức được những tác động tiêu cực đến tâm lý, sinh lý của bản thân do việc lạm dụng Facebook như: nghiện Facebook dễ gây béo phì, ảnh hưởng đến thời gian, sức khỏe, công việc học tập và dễ bị ảnh hưởng bởi những thói hư, tật xấu… Ngoài ra, cũng có một bộ phận nhỏ các sinh viên không biết mục đích sử dụng Facebook là gì?. Tuy nhiên, vì sự rủ rê của bạn bè nên họ cũng tạo tài khoản để bắt kịp xu hướng. Ngoài ra, 15,9% cho là Facebook không có bất kì ảnh hưởng tiêu cực nào đến bản thân đối tượng được khảo sát
2.5 Các biện pháp nâng cao ảnh hưởng tích cực của mạng Facebook đối với học sinh
2.5.1 Biện pháp từ cá nhân.
– Mỗi cá nhân hãy tự hỏi xem bạn sử dụng Facebook để làm gì hay lí do đầu tiên để bạn quyết định đăng kí một tài khoản Facebook là gì?
Tự hoạch định cho bản thân khung thời gian hợp lí, cân bằng được giữa công việc, học tập và giải trí. Chỉ dành thời gian cho Facebook khi bạn thật sự rãnh rỗi hay muốn giải tỏa căng thẳng, mệt mỏi.
Mọi tác động của Facebook nảy sinh ra đều do ý thức của người sử dụng, nếu ý thức không tốt sẽ dẫn đến những hành vi xấu. Vì thế, trước khi chia sẻ bất cứ nội dung gì lên Facebook, mỗi cá nhân phải xem xét nó có hại gì cho ai hay không, đừng chỉ nghĩ đến lợi ích bản thân mà làm ảnh hưởng đến người khác. Và đặc biệt, các bạn sinh viên phải có thái độ nghiêm túc trước mọi vấn đề.
– Biện pháp từ cộng đồng.
Nhà trường, gia đình cần có sự hướng dẫn, tư vấn, định hướng cho học sinh về việc sử dụng mạng xã hội Facebook một cách có ít, mang lại hiệu quả tốt và ý thức được những nguy cơ tiềm ẩn của việc chia sẻ thông tin cá nhân lên Facebook.
Các nhà quản lý các cấp, các cơ quan chức năng, chính quyền địa phương nên tạo sân chơi giải trí lành mạnh; giáo dục, tuyên truyền về những tác hại từ việc sự dụng mạng xã hội Facebook không đúng cách. Từ đó, hướng các bạn sinh viên khoa PR, trường Đại học Văn Lang không nên quá lệ thuộc vào mạng xã hội Facebook, giúp cho sinh viên xây dựng nhiều mối quan hệ trong xã hội để trau dồi những kĩ năng giao tiếp, ứng xử.
Ngoài ra, xã hội cũng cần có những định hướng và giúp đỡ giới trẻ, đặc biệt là các bạn học sinh tham gia vào các hoạt động thực tế, có ích cho bản thân và cộng đồng. Việc đẩy mạnh công tác giáo dục tư tưởng chính trị, nâng cao tầm nhận thức của học sinh về các vấn đề chính trị, xã hội sẽ từng bước giúp học sinh có được bản lĩnh vững vàng xử lý được những thông tin tiếp cận từ nhiều chiều khác nhau
3. Kết luận
Mạng xã hội Facebook căn bản là một phần của xã hội ngày nay. Nó đã, đang và sẽ mang đến cho cuộc sống của con người ngày càng nhiều những tiện ích thú vị, tương tác cao cũng như sự tối đa hóa các chức năng. Tuy nhiên, mạng xã hội Facebook cũng là nơi dấy lên những tiêu cực khiến nhiều người lo lắng. Và chúng ta không thể đổ lỗi hoàn toàn cho mạng xã hội Facebook. Bởi lẽ, nó đơn giản chỉ là một công cụ, một phương tiện được tạo ra để gắn kết mọi người trên toàn Thế giới. Nhưng chính những người tham gia, sử dụng lại không hiểu đúng mục đích đó nên đã sà đà và lạm dụng quá mức dẫn đến gây ra những sự việc không mong muốn. Tất cả là do hành vi và sự nhận thức ở cá nhân người tham gia sử dụng mạng xã hội Facebook.
Vì thế, mỗi học sinh nên hiểu rõ những biện pháp từ bản thân và cộng đồng để tham gia vào mạng xã hội Facebook một cách tích cực nhất. Điều này sẽ giúp cho mỗi cá nhân nhận thấy Facebook hữu ích hơn và có thể kiểm soát tốt những hoạt động “không tên” trên mạng xã hội Facebook. Ngoài ra, mỗi cá nhân nên thể hiện trách nhiệm trong việc nâng cao tác động tích cực của mạng xã hội Facebook đối với cộng đồng mạng.
Bước 5: Xem lại và chỉnh sửa
Sau khi viết xong, hãy đọc lại bài viết của mình và chỉnh sửa dựa vào bảng kiểm sau:
Bảng kiểm báo cáo kết quả nghiên cứu về một vấn đề tự nhiên hoặc xã hội
Phương diện |
Nội dung kiểm tra |
Đạt |
Chưa đạt |
Tóm tắt nội dung |
Tóm lược mục tiêu, phương pháp, phạm vi nghiên cứu |
|
|
Từ khóa |
Nêu được từ ba đến năm từ khóa |
|
|
Mở đầu |
Giới thiệu được vấn đề nghiên cứu |
|
|
Trình bày được lí do chọn đề tài |
|
|
|
Nêu được nhiệm vụ, mục đích, câu hỏi nghiên cứu |
|
|
|
Trình bày được phương pháp và phạm vi nghiên cứu |
|
|
|
Cơ sở lí thuyết |
Trình bày ngắn gọn cơ sở lí thuyết làm nền tảng cho đề tài |
|
|
Kết quả nghiên cứu |
Trình bày đầy đủ, rõ ràng kết quả nghiên cứu |
|
|
Đưa ra lí giải và bằng chứng để lần lượt làm sáng tỏ câu hỏi nghiên cứu |
|
|
|
Đề xuất giải pháp cho vấn đề (nếu có) |
|
|
|
Kết luận |
Tóm lược kết quả nghiên cứu |
|
|
Gợi mở hướng nghiên cứu tiếp theo của đề tài (nếu có) |
|
|
|
Tài liệu tham khảo |
Liệt kệ đầy đủ, chính xác và trình bày đúng quy cách |
|
|
Sử dụng đa dạng loại tài liệu |
|
|
|
Tài liệu tham khảo đảm bảo độ cập nhật, tin cậy cao |
|
|
|
Trình bày, diễn đạt |
Đề mục rõ ràng, sắp xếp theo trình tự hợp lí |
|
|
Sử dụng trích dẫn và cước chú phù hợp, đúng quy định |
|
|
|
Sử dụng các phương tiện giao tiếp phi ngôn ngữ hợp lí, hiệu quả |
|
|
|
Dùng ngôn ngữ chính xác, khách quan |
|
|
|
Đảm bảo không mắc lỗi chính tả, diễn đạt (dùng từ, viết câu,…) |
|
|
|
Sử dụng hiệu quả các phương tiện liên kết để tạo sự mạch lạc cho báo cáo |
|
|
Xem thêm các bài soạn văn lớp 12 Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác:
Dòng Mê Kông “giận dữ”
Viết báo cáo kết quả nghiên cứu về một vấn đề tự nhiên hoặc xã hội
Trình bày báo cáo kết quả nghiên cứu về một vấn đề tự nhiên hoặc xã hội
Ôn tập trang 119
A. Ôn tập cuối học kì 2
B. Hệ thống hóa về văn học Việt Nam