Đề bài
Phần 1. Trắc nghiệm (3 điểm)
Khoanh vào chữ đặt trước câu trả lời đúng
Câu 1. Số gồm có: 9 nghìn, 1 chục và 6 đơn vị được viết là:
A. 9016 B. 9106
C. 9116 D. 916
Câu 2. Số lớn nhất có 4 chữ số mà chữ số ở mỗi hàng đều khác nhau là:
A. 9999 B. 9012
C. 9876 D. 9123
Câu 3. 18m 2dm = …….. dm. Số thích hợp điền vào chỗ chấm là:
A. 182dm B. 1802dm
C. 1820dm D. 18200dm
Câu 4. Trong cùng một năm, ngày 8 tháng 3 là thứ hai. Hỏi ngày ngày 12 tháng 3 là thứ mấy?
A.Thứ tư B. Thứ năm
C. Thứ sáu D. Thứ bảy
Câu 5. Tính giá trị biểu thức:
5532 – 1004 : 4.
A. 1132 B. 1234
C. 5182 D. 5281
Câu 6. Có 135kg gạo đựng đều trong 9 bao. Hỏi 5 bao có bao nhiêu ki-lô-gam gạo?
A. 15kg B. 75kg
C. 90kg D. 105kg
Phần 2: Tự luận
Bài 1. (2 điểm) Đặt tính rồi tính:
a) 6281 + 3625 b) 7813 – 5659
c) 2428 × 4 d) 7053 : 6
………………………………………………………………………………………………..
………………………………………………………………………………………………..
………………………………………………………………………………………………..
………………………………………………………………………………………………..
………………………………………………………………………………………………..
………………………………………………………………………………………………..
Bài 2. Tìm (x), biết:
a) 7547 – (x) = 729
b) (x) + 4020 = 1826 × 5
………………………………………………………………………………………………..
………………………………………………………………………………………………..
………………………………………………………………………………………………..
Bài 3. Cứ 60 cái bánh đựng đều trong 5 hộp. Cô giáo mua về cho lớp 3A 6 hộp bánh như vậy và chia đều cho học sinh, mỗi học sinh 2 cái. Hỏi lớp 3Acó bao nhiêu học sinh?
………………………………………………………………………………………………..
………………………………………………………………………………………………..
………………………………………………………………………………………………..
………………………………………………………………………………………………..
………………………………………………………………………………………………..
………………………………………………………………………………………………..
Bài 4. (1 điểm) Nêu tên trung điểm của các đoạn thẳng AB, CD, PQ, HK, IG.
………………………………………………………………………………………………..
………………………………………………………………………………………………..
………………………………………………………………………………………………..
Lời giải chi tiết
Phần 1. Trắc nghiệm
Câu 1.
Phương pháp:
Xác định chữ số hàng nghìn, hàng trăm, hàng chục và hàng đơn vị, từ đó viết được số đó.
Cách giải:
Số gồm có: 9 nghìn, 1 chục và 6 đơn vị được viết là 9016.
Chọn A.
Câu 2.
Phương pháp:
Dựa vào lí thuyết về số tự nhiên để viết số thỏa mãn yêu cầu bài toán.
Cách giải:
Số lớn nhất có 4 chữ số mà chữ số ở mỗi hàng đều khác nhau là 9876.
Chọn C.
Câu 3.
Phương pháp:
Áp dụng kiến thức: 1m = 10dm.
Cách giải:
Ta có 1m = 10dm nên 18m = 180dm.
Do đó: 18m 2dm = 18m + 2dm = 180dm + 2dm = 182dm.
Chọn A.
Câu 4.
Phương pháp:
Đếm lần lượt từ ngày 8, 9, 10, 11, 12 rồi xác định thứ tương ứng.
Cách giải:
Ngày 8 tháng 3 là thứ hai nên ta có:
– Ngày 9 tháng 3 là thứ ba ;
– Ngày 10 tháng 3 là thứ tư ;
– Ngày 11 tháng 3 là thứ năm ;
– Ngày 12 tháng 3 là thứ sáu.
Chọn C.
Câu 5.
Phương pháp:
Biểu thức có phép cộng và phép nhân thì thực hiện phép nhân trước, thực hiện phép cộng sau.
Cách giải:
5532 – 1004 : 4
= 5532 – 251
= 5281
Chọn D.
Câu 6.
Phương pháp:
– Tính số gạo có trong 1 bao ta lấy số gạo có trong 9 bao chia cho 9.
– Tính số gạo có trong 4 bao ta lấy số gạo có trong 1 bao nhân với 5.
Cách giải:
1 bao gạo như thế có số ki-lô-gam gạo là:
135 : 9 = 15 (kg)
5 bao gạo có số ki-lô-gam gạo là:
15 × 5 = 75 (kg)
Đáp số: 75kg
Chọn B.
Phần 2. Tự luận
Bài 1.
Phương pháp:
– Đặt tính : Viết các chữ số cùng hàng đặt thẳng cột với nhau.
– Tính : Cộng, trừ hoặc nhân lần lượt từ phải sang trái.
Phép chia ta đặt theo cột dọc, sau đó chia lần lượt từ trái sang phải.
Cách giải:
Bài 2.
Phương pháp:
a) (x) là số trừ, muốn tìm số trừ ta lấy số bị trừ trừ đi hiệu.
b) – Tính giá trị vế phải trước.
– (x) là số hạng chưa biết, muốn tìm số hạng chưa biết ta lấy tổng trừ đi số hạng đã biết.
Cách giải:
a) 7547 – (x) = 729
(x) = 7547 – 729
(x) = 6818
b) (x) + 4020 = 1826 × 5
(x) + 4020 = 9130
(x) = 9130 – 4020
(x) = 5110
Bài 3.
Phương pháp:
– Tính số cái bánh có trong 1 hộp ta lấy số cái bánh có trong 5 hộp chia cho 5.
– Tính số cái bánh cô giáo mua về ta lấy số cái bánh có trong 1 hộp nhân với 6 (vì cô giáo mua 6 hộp bánh)
– Tìm số học sinh của lớp 3A ta lấy số cái bánh cô giáo mua về chia cho 2 (vì mỗi bạn được chia 2 cái bánh)
Cách giải:
1 hộp có số cái bánh là:
60 : 5 = 12 (cái bánh)
Cô giáo mua về số cái bánh là:
12 × 6 = 72 (cái bánh)
Lớp 3Acó số học sinh là:
72 : 2 = 36 (học sinh)
Đáp số: 36 học sinh.
Bài 4.
Phương pháp:
Điểm M được gọi là trung điểm của đoạn thẳng AB nếu :
+) M là điểm ở giữa hai điểm A và B.
+) Độ dài đoạn thẳng AM bằng độ dài đoạn thẳng MB (AM = MB).
Cách giải:
– Trung điểm của đoạn thẳng AB là điểm M.
– Trung điểm của đoạn thẳng CD là điểm I.
– Trung điểm của đoạn thẳng PQ là điểm N.
– Trung điểm của đoạn thẳng HK là điểm O.
– Trung điểm của đoạn thẳng IG là điểm N.