Lý thuyết tổng hợp các đề đọc hiểu phần 1 tư duy định tính ĐGNL ĐHQG Hà Nội


I. CẤU TRÚC MỘT BÀI ĐỌC HIỂU

– Một bài đọc hiểu bao gồm 5 câu hỏi. Trong đó, sẽ gồm:

+ 1 câu về Phong cách ngôn ngữ/Phương thức biểu đạt/Kiểu trình bày (diễn dịch, quy nạp, …)

+ 1 câu về Nội dung chính/Thông điệp

+ 1-2 câu tìm ngữ liệu trong bài

+ 1-2 câu về ngữ pháp (biện pháp tu từ, từ đồng nghĩa…).

– Đến đây những ai đã thi ĐH có thể nhận ra bài này khá giống bài Reading của môn Tiếng Anh đúng không nào? Chính vì thế, việc ôn thi phần Đọc hiểu ngoài giúp chúng ta ăn điểm trong bài thi ĐGNL còn giúp mọi người rèn luyện kỹ năng để làm bài Reading trong kỳ thi THPTQG và phần thi Reading của tất cả các chứng chỉ ngoại ngữ. Vây nên mọi người cố gắng nha.

II. BÍ KÍP XỬ LÝ BÀI ĐỌC HIỂU NHANH – GỌN – LẸ

1. Đọc qua ngữ liệu 1 lượt trước khi bắt tay vào làm bài

– Khi gặp bài đọc hiểu, chúng ta thường vừa làm vừa tìm ngữ liệu ⇒ gây loạn và mất thời gian.

– Kinh nghiệm: dành ra khoảng 30s để đọc lướt qua bài một lần.

+ Hãy đọc 1-2 câu đầu, câu cuối của từng đoạn để nắm bắt được nội dung của đoạn.

+ Khi làm bài, thay vì phải đọc lại từ đầu đến cuối, chúng ta sẽ định hình trong đầu được rằng: “À, câu này nó nằm ở đoạn này” ⇒ tiết kiệm được rất nhiều thời gian để giải quyết những câu khó và soát lại bài.

2. Đọc ý, đừng đọc từ

– Khi làm bài đọc hiểu, chúng ta thường đọc kỹ từng từ ⇒ tốn nhiều thời gian.

– Kinh nghiệm: đọc ý chính. 

+ Đọc lướt: Đọc thật nhanh qua các câu chủ đề của đoạn văn/đoạn trích. Việc này sẽ giúp mọi người giải quyết những câu hỏi về nội dung chính của đoạn, hay là thông điệp từ đoạn. Đọc qua câu đầu của đoạn văn/đoạn trích để nắm rõ được nội dung của từng đoạn

+ Đọc quét: Đọc thật nhanh qua các câu trong đoạn văn/đoạn trích. Đây là 1 cách hữu hiệu khi mọi người tìm kiếm thông tin. Trước khi đọc, chúng ta nên định hình trong đầu rằng ngữ liệu cần tìm nó ở đoạn nào. Đọc thật nhanh qua các dòng và dừng lại ngay khi tìm được thông tin mình cần và những câu có liên quan đến nó.

3. Làm câu hỏi từ dễ đến khó, từ chi tiết đến tổng quát

– Thường chúng ta hay làm câu hỏi theo thứ tự từ trên xuống. ⇒ tốn thời gian đọc lại bài nhiều lần.

– Kinh nghiệm: hãy làm các câu hỏi theo mức độ từ chi tiết đến tổng quát. Thứ tự mà mình hay áp dụng đó là:

Câu hỏi tìm ngữ liệu ⇒ Phong cách ngôn ngữ/Phương thức biểu đạt/Kiểu trình bày ⇒ Ngữ pháp ⇒ Nội dung chính/Thông điệp.

– Ngoài ra, câu nào dễ thì hãy làm trước, câu khó thì save lại để giải quyết sau.

4. Rà soát lại đáp án

– Rà soát để xem mình có mắc lỗi đáng tiếc về chính tả hay đáp án hay không.

– Nhiều khi chúng ta biết đáp án là A, nhưng không may chúng ta chọn đáp án B. Chính vì thế thí sinh hãy dành thời gian check lại đáp án nhé.

 





Link Hoc va de thi 2021

Chuyển đến thanh công cụ