Lý thuyết sóng điện từ khoa học tự nhiên, công nghệ và khoa học xã hội ĐGNL HN


I. Điện từ trường

Liên hệ giữa điện trường biến thiên và từ trường biến thiên.

II. Sóng điện từ

– Định nghĩa:

Sóng điện từ là điện từ trường lan truyền trong không gian.

– Đặc điểm:

+ Sóng điện từsóng ngang, lan truyền được trong chân không và trong các môi trường vật chất. Tốc độ sóng điện từ phụ  thuộc vào môi trường truyền sóng; trong chân không, không khí là c = 3.108 m/s (tốc độ  lớn nhất con người có thể đạt được), trong các môi trường khác, tốc độ nhỏ hơn c

+ Véctơ cường độ điện trường (overrightarrow E ) và véctơ cảm ứng từ (overrightarrow B ) luôn luôn vuông góc với nhau và vuông góc với phương truyền sóng. 3 véctơ (overrightarrow E ), (overrightarrow B ) và (overrightarrow v ) tại mọi điểm tạo với nhau thành một tam diện thuận.

+ Dao động của điện trường và của từ trường tại một điểm luôn luôn đồng pha với nhau.

+ Sóng điện từ tuân theo định luật truyền thẳng, phản xạ, khúc xạ như ánh sáng .

+ Sóng điện từ mang năng lượng. Năng lượng sóng điện từ tỉ lệ với lũy thừa bậc 4 của tần số.

III. Chu kì, tần số, bước sóng điện từ

– Bước sóng khi L, C thay đổi

Bước sóng sóng điện từ : (lambda  = 2pi csqrt {LC} )  

Nếu mạch chọn sóng có cả L và C biến đổi thì bước sóng mà máy thu vô tuyến thu được sẽ thay đổi trong giới hạn từ: ({lambda _{min }} = 2pi csqrt {{L_{min }}{C_{min }}} ) đến ({lambda _{{rm{max}}}} = 2pi csqrt {{L_{{rm{max}}}}{C_{{rm{max}}}}} )

IV. Bài toán tụ xoay

– Tụ xoay:

(C = dfrac{{varepsilon S}}{{4pi k{rm{d}}}})

Trong đó :

+ ε: hằng số điện môi

+ k = 9.109

+ d : khoảng cách

+ S : diện tích miền đối diện

Ứng với 0: Smin => Cmin

Ứng với 180: Smax => Cmax

({C_{min}} le C le {C_{max}})

Độ biến thiên với α=1: (Delta C = dfrac{{{C_{{rm{max}}}} – {C_{min }}}}{{180}})

({C_alpha } = {C_{min }} + alpha Delta C = {C_{min }} + alpha (dfrac{{{C_{{rm{max}}}} – {C_{min }}}}{{180}}))





Link Hoc va de thi 2021

Chuyển đến thanh công cụ