Đề thi HK2 môn Lịch sử – Địa lí 6 năm 2021-2022 – CTST – Trường THCS Lê Quý Đôn


  • Câu 1:

    Ngô Quyền sử dụng chiến thuật nào dưới đây để đối phó với quân Nam Hán (năm 938)?

    • A.
      Đánh điểm diệt viện.

    • B.
      Vườn không nhà trống.

    • C.
      Đánh nhanh thắng nhanh.

    • D.
      Đóng cọc trên sông Bạch Đằng.

  • Câu 2:

    Hai tôn giáo nào của Ấn Độ được du nhập vào Chăm-pa?

    • A.
      Hồi Giáo và Thiên Chúa giáo.

    • B.
      Ấn Độ giáo và Hồi giáo.

    • C.
      Phật giáo và Ấn Độ giáo.

    • D.
      Thiên Chúa giáo và Phật giáo.

  •  

  • Câu 3:

    Cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng (40 – 43) và Lí Bí (542 – 603) đều có điểm gì giống nhau?

    • A.
      chống lại ách đô hộ của nhà Hán.

    • B.
      giành được chính quyền trong thời gian ngắn.

    • C.
      chống lại ách đô hộ của nhà Lương.

    • D.
      mở ra thời kì độc lập, tự chủ lâu dài cho dân tộc Việt Nam.

  • Câu 4:

    Nội dung nào dưới đây không phản ánh đúng cuộc đấu tranh bảo tổn văn hóa dân tộc của nhân dân Việt Nam thời Bắc thuộc?

    • A.
      Tục nhuộm răng, ăn trầu, búi tóc, xăm mình… vẫn được duy trì.

    • B.
      Người Việt vẫn nghe – nói và truyền lại cho con cháu tiếng mẹ đẻ.

    • C.
      Tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên, thờ các vị thần tự nhiên… vẫn được duy trì.

    • D.
      Người việt sinh hoàn toàn tuân theo các lễ nghi, tập quán của Trung Hoa.

  • Câu 5:

    Mùa xuân năm 544, Lý Bí lên ngôi vua, lấy hiệu là Lý Nam Đế. Ông đặt tên nước là gì?

    • A.
      Vạn Xuân.

    • B.
      An Nam.

    • C.
      Đại Việt.

    • D.
      Nam Việt.

  • Câu 6:

    Sau khi đánh tan quân Nam Hán, Dương Đình Nghệ đã có hành động gì?

    • A.
      lên ngôi vua, lập ra nhà nước Vạn Xuân.

    • B.
      xưng Hoàng đế, lập ra nước Đại Việt.

    • C.
      xưng là Tiết độ sứ, khôi phục nền tự chủ.

    • D.
      tiến hành cải cách đất nước về mọi mặt.

  • Câu 7:

    Khúc Thừa Dụ đã tận dụng thời cơ nào để lãnh đạo nhân dân nổi dậy giành chính quyền (năm 905)?

    • A.
      Nhà Đường suy yếu.

    • B.
      Nhà Hán đang gặp khủng hoảng.

    • C.
      Sự cai quản lỏng lẻo của nhà Lương.

    • D.
      Nhà Ngô cai trị tàn bạo, lòng dân oán thán.

  • Câu 8:

    Vương quốc Phù Nam là quốc gia phát triển nhất khu vực Đông Nam Á trong khoảng thời gian nào?

  • Câu 9:

    Nội dung nào dưới đây thể hiện đúng sự tiếp thu có chọn lọc văn hóa Trung Quốc của người Việt dưới thời Bắc thuộc?

    • A.
      Chủ động tiếp thu chữ Hán, dùng âm Việt để đọc chữ Hán.

    • B.
      Tiếp thu Nho giáo, Đạo giáo rồi xóa bỏ các tín ngưỡng truyền thống.

    • C.
      Xóa bỏ các tập quán: búi tọc, xăm mình, ăn trầu, nhuộm răng đen…

    • D.
      Chế tạo được súng thần cơ, súng trường… theo mẫu của Trung Quốc.

  • Câu 10:

    Cuộc khởi nghĩa Phùng Hưng có ý nghĩa như thế nào?

    • A.
      mở ra thời kì đấu tranh giành độc lập, tự chủ của người Việt.

    • B.
      củng cố quyết tâm giành lại độc lập, tự chủ cho dân tộc.

    • C.
      mở ra thời kì độc lập, tự chủ lâu dài cho dân tộc Việt Nam.

    • D.
      giành và giữ chính quyền tự chủ trong hơn 60 năm.

  • Câu 11:

    Nội dung nào dưới đây không phản ánh đúng chính sách cải cách của Khúc Hạo?

    • A.
      Tổ chức lại các đơn vị hành chính.

    • B.
      Chỉnh lại mức thuế, đặt quan lại mới phụ trách thu thuế.

    • C.
      Duy trì các chính sách bóc lột của chính quyền đô hộ.

    • D.
      Chiêu mộ thêm binh lính.

  • Câu 12:

    Ai là người lãnh đạo nhân dân Việt Nam tiến hành cuộc kháng chiến chống quân Nam Hán lần thứ nhất (931)?

  • Câu 13:

    Chiến thắng Bạch Đằng năm 938 đã ……….

    • A.
      mở ra thời kì đấu tranh giành lại nền độc lập, tự chủ của người Việt.

    • B.
      chấm dứt thời Bắc thuộc, mở ra thời kì mới trong lịch sử dân tộc Việt Nam.

    • C.
      giành được chính quyền, lập ra nước Vạn Xuân, đóng đô ở vùng cửa sông Tô Lịch.

    • D.
      buộc nhà Đường phải trao trả độc lập lập cho nhân dân Việt Nam.

  • Câu 14:

    Di sản nào dưới đây của nhân dân Chăm-pa được UNESCO công nhận là di sản văn hóa thế giới vào năm 1999?

    • A.
      Đài thờ Trà Kiệu.

    • B.
      Tháp bà Po Nagar.

    • C.
      Thánh địa Mỹ Sơn.

    • D.
      Tượng vũ nữ Áp-sa-ra.

  • Câu 15:

    Vương quốc Phù Nam sụp đổ vào khoảng thời gian nào?

    • A.
      Thế kỉ I.

    • B.
      Thế kỉ III.

    • C.
      Thế kỉ VI.

    • D.
      Thế kỉ VII.

  • Câu 16:

    Đặc trưng dễ nhận biết của văn hóa Phù Nam là gì?

    • A.
      Mang yếu tố của núi rừng thiên nhiên.

    • B.
      Mang đậm đời sống sông nước.

    • C.
      Mang đậm đà bản sắc văn hóa dân tộc

    • D.
      Mang yếu tố văn hóa Ấn Độ, Trung Quốc.

  • Câu 17:

    Văn hóa Phù Nam chịu ảnh hưởng đậm nét của nền văn hóa nào trên thế giới?

    • A.
      Trung Quốc

    • B.
      Ai Cập

    • C.
      Ấn Độ

    • D.
      Ả Rập

  • Câu 18:

    Hãy chỉ ra nguồn cung cấp hơi nước chính cho khí quyển?

    • A.
      các dòng sông lớn.

    • B.
      các loài sinh vật.

    • C.
      biển và đại dương.

    • D.
      ao, hồ, vũng vịnh.

  • Câu 19:

    Hồ nào sau đây ở nước ta là hồ nhân tạo?

    • A.
      Hồ Gươm.

    • B.
      Hồ Tơ Nưng.

    • C.
      Hồ Tây.

    • D.
      Hồ Trị An.

  • Câu 20:

    Các dòng biển nóng thường có hướng chảy từ đâu về đâu?

    • A.
      vĩ độ cao về vĩ độ thấp.

    • B.
      vĩ độ thấp về vĩ độ cao.

    • C.
      bán cầu Bắc xuống Nam.

    • D.
      bán cầu Nam lên Bắc.

  • Câu 21:

    Nguyên nhân chủ yếu nào sinh ra sóng?

    • A.
      gió thổi.

    • B.
      núi lửa.

    • C.
      thủy triều.

    • D.
      động đất.

  • Câu 22:

    Những loài thực vật tiêu biểu ở miền cực có khí hậu lạnh giá là gì?

    • A.
      cây lá kim.

    • B.
      cây lá cứng.

    • C.
      rêu, địa y.

    • D.
      sồi, dẻ, lim.

  • Câu 23:

    Loại gió nào sau đây thổi thường xuyên ở khu vực đới ôn hòa?

    • A.
      Gió Tín phong.

    • B.
      Gió Đông cực.

    • C.
      Gió Tây ôn đới.

    • D.
      Gió Tây Nam.

  • Câu 24:

    Hai khu vực nào sau đây ở châu Á có mật độ dân số cao nhất?

    • A.
      Bắc Á, Nam Á.

    • B.
      Đông Nam Á, Tây Á.

    • C.
      Nam Á, Đông Á.

    • D.
      Đông Á, Tây Nam Á.

  • Câu 25:

    Chức năng hoạt động kinh tế ở đô thị chủ yếu là gì?

    • A.
      công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp.

    • B.
      dịch vụ, xây dựng, thủ công nghiệp.

    • C.
      dịch vụ, công nghiệp và xây dựng.

    • D.
      nông nghiệp, tiểu thủ công nghiệp.

  • Câu 26:

    Tác động tiêu cực của con người đến phân bố động, thực vật trên Trái Đất không phải là ………?

    • A.
      lai tạo ra nhiều giống.

    • B.
      đốt rừng làm nương rẫy.

    • C.
      tăng cường phá rừng.

    • D.
      săn bắn động vật rừng.

  • Câu 27:

    Ngày nào sau đây được lấy là ngày nước thế giới?

    • A.
      Ngày 22/6.

    • B.
      Ngày 22/3.

    • C.
      Ngày 22/9.

    • D.
      Ngày 22/12.

  • Câu 28:

    Đất không có tầng nào sau đây?

    • A.
      Hữu cơ.

    • B.
      Đá mẹ.

    • C.
      Tích tụ.

    • D.
      Vô cơ.

  • Câu 29:

    Ở vùng đất đá thấm nước, nguồn nước nào sau đây có vai trò đáng kể trong việc điều hòa chế độ nước sông?

    • A.
      Hơi nước.

    • B.
      Nước ngầm.

    • C.
      Nước hồ.

    • D.
      Nước mưa.

  • Câu 30:

    Tài nguyên thiên nhiên được chia thành đất, nước, khí hậu, sinh vật, khoáng sản là dựa vào yếu tố nào?

    • A.
      công dụng kinh tế.

    • B.
      khả năng khai thác.

    • C.
      thuộc tính tự nhiên.

    • D.
      nhiệt lượng sinh ra.

  • Câu 31:

    Dao động thủy triều lớn nhất vào các ngày nào sau đây?

    • A.
      Trăng tròn và không trăng.

    • B.
      Trăng khuyết và không trăng.

    • C.
      Trăng tròn và trăng khuyết.

    • D.
      Trăng khuyết đầu, cuối tháng.

  • Câu 32:

    Mục tiêu của phát triển bền vững là đảm bảo cho con người có …………

    • A.
      sức khỏe, tuổi thọ con người ngày càng cao, môi trường sống lành mạnh.

    • B.
      đời sống vật chất, tinh thần ngày càng cao, môi trường sống lành mạnh.

    • C.
      môi trường sống an toàn bền vững, lành mạnh và tuổi thọ ngày càng cao.

    • D.
      đời sống vật chất, tinh thần ngày càng đầy đủ tiện nghi, an toàn bền lâu.

  • Câu 33:

    Nguyên tắc của sự phát triển bền vững ở nước ta không phải là ………..

    • A.
      hạn chế phát triển công nghiệp để giảm phát khí thải.

    • B.
      phát triển đảm bảo an ninh lương thực và năng lượng.

    • C.
      đảm bảo công bằng cho nhu cầu hiện tại và tương lai.

    • D.
      con người là trung tâm của sự phát triển bền vững.

  • Câu 34:

    Nguyên nhân cơ bản nào làm nhiệt độ Trái Đất hiện nay ngày càng tăng lên?

    • A.
      hiệu ứng nhà kính.

    • B.
      sự suy giảm sinh vật.

    • C.
      mưa acid, băng tan.

    • D.
      ô nhiễm môi trường.

  • Câu 35:

    Rừng nhiệt đới được chia thành hai kiểu chính nào sau đây?

    • A.
      Rừng mưa nhiệt đới và rừng nhiệt đới gió mùa.

    • B.
      Rừng mưa nhiệt đới và rừng cận nhiệt đới mùa.

    • C.
      Rừng nhiệt đới ẩm và rừng nhiệt đới xích đạo.

    • D.
      Rừng nhiệt đới khô và rừng cận nhiệt gió mùa.

  • Câu 36:

    Phát triển bền vững là sự phát triển nhằm đáp ứng nhu cầu của ai?

    • A.
      sản xuất hiện tại mà không làm tổn hại đến sự phát triển kinh tế tương lai.

    • B.
      thế hệ tương lai mà không làm tổn hại đến nhu cầu của các thế hệ hiện tại.

    • C.
      sản xuất hiện tại mà không làm tổn hại đến môi trường tự nhiên tương lai.

    • D.
      thế hệ hiện tại mà không làm tổn hại đến nhu cầu của các thế hệ tương lai.

  • Câu 37:

    Hai siêu đô thị đầu tiên trên thế giới là gì?

    • A.
      Niu-I-oóc và Bắc Kinh.

    • B.
      Niu-I-oóc và Luân Đôn.

    • C.
      Luân Đôn và Thượng Hải.

    • D.
      Pa-ri và Tô-ki-ô.

  • Câu 38:

    Bảo vệ tự nhiên không có ý nghĩa trong việc gì?

    • A.
      hạn chế suy thoái môi trường.

    • B.
      giữ gìn sự đa dạng sinh học.

    • C.
      mở rộng diện tích đất, nước.

    • D.
      ngăn chặn ô nhiễm tự nhiên.

  • Câu 39:

    Liệt kê các nguồn nước bị ô nhiễm?

    • A.
      nước sông, nước ngầm, băng hà.

    • B.
      nước biển, nước sông, khí quyển.

    • C.
      nước sông, nước hồ và nước ao.

    • D.
      nước biển, nước sông và nước ngầm.

  • Câu 40:

    Ảnh hưởng rõ rệt nhất của con người đến sự phân bố sinh vật thể hiện ở việc gì?

    • A.
      tạo ra một số loài động mới trong quá trình lai tạo.

    • B.
      làm tuyệt chủng một số loài động vật và thực vật.

    • C.
      mở rộng diện tích rừng trồng trên bề mặt Trái Đất.

    • D.
      di chuyển giống cây trồng từ nơi này tới nơi khác.



  • Link Hoc va de thi 2021

    Chuyển đến thanh công cụ