Cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai của thực dân Pháp (1919 – 1929) đã tác động lớn tới đời sống kinh tế – xã hội ở Việt Nam, ngoại trừ việc


Câu hỏi:

Cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai của thực dân Pháp (1919 – 1929) đã tác động lớn tới đời sống kinh tế – xã hội ở Việt Nam, ngoại trừ việc

A. kinh tế tư bản chủ nghĩa xuất hiện, tồn tại song song với kinh tế phong kiến.

B. cơ cấu xã hội Việt Nam có sự thay đổi, phân hóa giai cấp ngày càng sâu sắc.

C. phong trào yêu nước vẫn chịu sự chi phối của ý thức hệ phong kiến.

Đáp án chính xác

D. kinh tế Việt Nam phổ biến vẫn trong tình trạng lạc hậu, lệ thuộc vào Pháp.

Trả lời:

Đáp án C
♦ Nội dung đáp án C không phù hợp, vì: sau thất bại của phong trào cần vương (1885 – 1896) ảnh hưởng của khuynh hướng phong kiến trong phong trào yêu nước đã phai nhạt. Trong những năm 20 của thế kỉ XX, đặc điểm bao trùm trong phong trào yêu nước Việt Nam là có sự tồn tại song song của hai khuynh hướng cứu nước: dân chủ tư sản và vô sản.
♦ Cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai của thực dân Pháp (1919 – 1929) đã tác động lớn tới đời sống kinh tế – xã hội ở Việt Nam:
♦ Tác động về mặt kinh tế:
– Phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa tiếp tục được du nhập vào Việt Nam, tồn tại song song cùng với quan hệ sản xuất phong kiến.
– Cơ cấu kinh tế Việt Nam phát triển mất cân đối (giữa các ngành kinh tế và giữa các vùng kinh tế).
– Sự chuyển biến ít nhiều về kinh tế chỉ có tính chất cục bộ ở một số vùng, còn lại phổ biến vẫn trong tình trạng lạc hậu, nghèo nàn. Kinh tế Việt Nam vẫn bị cột chặt vào kinh tế Pháp và Việt Nam vẫn là thị trường độc chiếm của tư bản Pháp.
* Tác động về mặt xã hội:
– Cơ cấu xã hội có sự thay đổi, phân hóa giai cấp ngày càng sâu sắc:
+ Giai cấp địa chủ phong kiến phân hóa thành hai bộ phận: bộ phận đại địa chủ cấu kết chặt chẽ với thực dân Pháp, đàn áp, bóc lột nhân dân, chống lại cách mạng; bộ phận trung và tiểu địa chủ có tinh thần chống đế quốc, tham gia phong trào yêu nước khi có điều kiện.
+ Giai cấp tư sản Việt Nam vừa mới ra đời đã bị tư bản Pháp chèn ép, kìm hãm nên số lượng ít, thế lực kinh tế yếu, không thể đương đầu với sức cạnh tranh của tư bản Pháp. Dần dần, họ phân hóa thành hai bộ phận: tư sản mại bản có quyền lợi gắn với đế quốc, nên cấu kết chặt chẽ về chính trị với chúng → trở thành đối tượng của cách mạng; tư sản dân tộc: ít nhiều có tinh thần dân tộc, dân chủ chống đế quốc, phong kiến, nhưng lập trường không kiên định, dễ dàng thỏa hiệp.
+ Tầng lớp tiểu tư sản: có tinh thần hăng hái cách mạng và là một lực lượng quan trọng trong cách mạng dân tộc, dân chủ ở Việt Nam.
+ Giai cấp nông dân: bị áp bức, bóc lột nặng nề nên có tinh thần chống đế quốc và phong kiến, là lực lượng hăng hái và đông đảo của cách mạng.
+ Giai cấp công nhân: có tinh thần yêu nước, là lực lượng chính và nắm giữ vai trò lãnh đạo cách mạng.
– Mâu thuẫn xã hội phát triển gay gắt.

====== QUIZ LỊCH SỬ LỚP 12 =====

  1. Nội dung nào dưới đây không phản ánh đúng về cuộc đấu tranh bảo vệ độc lập dân tộc ở khu vực Mĩ Latinh sau Chiến tranh thế giới thứ hai?

    Câu hỏi:

    Nội dung nào dưới đây không phản ánh đúng về cuộc đấu tranh bảo vệ độc lập dân tộc ở khu vực Mĩ Latinh sau Chiến tranh thế giới thứ hai?

    A. Giành thắng lợi, chính quyền độc tài bị lật đổ, nền dân chủ được khôi phục.

    B. Diễn ra mạnh mẽ khắp khu vực, đưa Mĩ Latinh trở thành “lục địa bùng cháy”.

    C. Đấu tranh chống chủ nghĩa thực dân mới (của Mĩ), bảo vệ nền độc lập, tự chủ.

    D. Phong trào đấu tranh đặt dưới sự lãnh đạo của một tổ chức thống nhất khu vực.

    Đáp án chính xác

    Trả lời:

    Đáp án D
    Nội dung đáp án D không phản ánh đúng về cuộc đấu tranh bảo vệ độc lập dân tộc ở khu vực Mĩ Latinh sau Chiến tranh thế giới thứ hai, vì: ở Mĩ Latinh chưa hình thành một tổ chức để lãnh đạo thống nhất phong trào đấu tranh của nhân dân trong khu vực.

    ====== QUIZ LỊCH SỬ LỚP 12 =====

  2. Sau đại thắng mùa Xuân năm 1975, nhiệm vụ thống nhất đất nước ở Việt Nam vẫn chưa thực sự hoàn thành vì

    Câu hỏi:

    Sau đại thắng mùa Xuân năm 1975, nhiệm vụ thống nhất đất nước ở Việt Nam vẫn chưa thực sự hoàn thành vì

    A. chưa thống nhất đất nước về mặt nhà nước.

    Đáp án chính xác

    B. quân đội nước ngoài vẫn có mặt ở Việt Nam.

    C. chưa thống nhất đất nước về mặt lãnh thổ.

    D. cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân chưa hoàn thành.

    Trả lời:

    Đáp án A
    Sau đại thắng mùa Xuân năm 1975, nhiệm vụ thống nhất đất nước ở Việt Nam vẫn chưa hoàn thành vì chưa thống nhất đất nước về mặt nhà nước: ở mỗi miền Nam-Bắc vẫn tồn tại những tổ chức nhà nước khác nhau (ở miền Bắc tồn tại chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa; ở miền Nam tồn tại Chính phủ lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam).
    – Nội dung các đáp án B, C, D không phù hợp, vì:
    + Sau Hiệp định Pari về Việt Nam (1973), Mĩ đã buộc phải rút quân Mĩ và quân Đồng minh về nước. Tới ngày 29/3/1973, toán lính Mĩ cuối cùng rút khỏi Việt Nam.
    + Với thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mĩ, cứu nước (1954 – 1975), cuộc cách cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân của Việt Nam đã hoàn thành trên phạm vi cả nước; đất nước Việt Nam đã được thống nhất về mặt lãnh thổ.

    ====== QUIZ LỊCH SỬ LỚP 12 =====

  3. Kế sách đánh giặc nào của ông cha đã được nhân dân Việt Nam kế thừa và vận dụng khi chiến đấu chống Pháp xâm lược tại mặt trận Đà Nẵng (1858)?

    Câu hỏi:

    Kế sách đánh giặc nào của ông cha đã được nhân dân Việt Nam kế thừa và vận dụng khi chiến đấu chống Pháp xâm lược tại mặt trận Đà Nẵng (1858)?

    A. “Vườn không nhà trống”.

    Đáp án chính xác

    B. “Dĩ đoản chế trường”.

    C. “Tiên phát chế nhân”.

    D. “Công thành diệt viện”.

    Trả lời:

    Đáp án A

    ====== QUIZ LỊCH SỬ LỚP 12 =====

  4. Nội dung nào phản ánh không chính xác tính chất dân chủ của Cách mạng tháng Tám năm 1945?

    Câu hỏi:

    Nội dung nào phản ánh không chính xác tính chất dân chủ của Cách mạng tháng Tám năm 1945?

    A. Đưa nhân dân lao động lên nắm chính quyền.

    B. Đem lại các quyền tự do dân chủ cho nhân dân.

    C. Xóa bỏ chế độ phong kiến tồn tại hàng nghìn năm.

    D. Góp phần vào thắng lợi của phe dân chủ chống phát xít.

    Đáp án chính xác

    Trả lời:

    Đáp án D
    Tính chất dân chủ của Cách mạng tháng Tám năm 1945 được thể hiện ở một số phương diện sau: xóa bỏ chế độ phong kiến tồn tại ngót chục thế kỉ ở Việt Nam; đưa nhân dân lao động lên nắm chính quyền; đem lại các quyền tự do dân chủ cho nhân dân.

    ====== QUIZ LỊCH SỬ LỚP 12 =====

  5. Năm 1947, thực dân Anh thực hiện “Phương án Maobáttơn”: chia Ấn Độ thành hai quốc gia tự trị là Ấn Độ và Pakistan. Điều này chứng tỏ

    Câu hỏi:

    Năm 1947, thực dân Anh thực hiện “Phương án Maobáttơn”: chia Ấn Độ thành hai quốc gia tự trị là Ấn Độ và Pakistan. Điều này chứng tỏ

    A. cuộc đấu tranh của nhân dân Ấn Độ đã giành được thắng lợi hoàn toàn.

    B. Anh buộc phải nhượng bộ trước phong trào đấu tranh của nhân dân Ấn Độ.

    Đáp án chính xác

    C. thực dân Anh đã hoàn thành việc xâm lược và đặt ách cai trị, nô dịch ở Ấn Độ.

    D. chính quyền Anh đã đáp ứng được mong muốn cao nhất của nhân dân Ấn Độ.

    Trả lời:

    Đáp án B
    Năm 1947, thực dân Anh thực hiện “Phương án Maobáttơn”: chia Ấn Độ thành hai quốc gia tự trị là Ấn Độ và Pakistan. Điều này chứng tỏ: thực dân Anh buộc phải nhượng bộ trước phong trào đấu tranh của nhân dân Ấn Độ.
    – Nội dung các đáp án A, C, D không phù hợp, vì:
    + Với “Phương án Maobáttơn”, thực dân Anh mới chỉ trao quyền tự trị cho nhân dân Ấn Độ. Không chấp nhận quy chế tự trị, Đảng Quốc đại lãnh đạo nhân dân Ấn Độ tiếp tục cuộc đấu tranh giành độc lập trong những năm 1948 – 1950.
    + Từ giữa thế kỉ XIX, thực dân Anh đã hoàn thành việc xâm lược và đặt ách cai trị, nô dịch ở Ấn Độ.

    ====== QUIZ LỊCH SỬ LỚP 12 =====



Link Hoc va de thi 2021

Chuyển đến thanh công cụ