Trong cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai (1919 – 1929), nguồn vốn đầu tư vào Đông Dương chủ yếu là vốn của tư bản tư nhân Pháp, vì


Câu hỏi:

Điểm tương đồng trong quá trình tìm đường cứu nước của Nguyễn Tất Thành và các sĩ phu tiến bộ đầu thế kỉ XX là đều

A. có tư tưởng hướng ra nước ngoài để tìm cách cứu nước

Đáp án chính xác

B. chủ trương cầu viện bên ngoài để giành độc lập dân tộc

C. đi từ lập trường yêu nước đến lập trường dân chủ tư sản

D. đều có quá trình khảo sát thực tiễn ở các nước phương Tây

Trả lời:

Đáp án AĐiểm tương đồng trong quá trình tìm dường cứu nước của Nguyễn Tất Thành và các sĩ phu tiến bộ đầu thế kỉ XX là đều: có tư tưởng hướng ra nước ngoài để tìm cách cứu nước. Ví dụ:     + Nguyễn Tất Thành hướng sang các nước phương Tây, muốn tới các nước phương Tây để “xem xét họ làm thế nào rồi trở về giúp đồng bào ta”.     + Phan Bội Châu có tư tưởng cầu viện sự giúp đỡ của Nhật Bản để chống lại thực dân Pháp.     + Phan Châu Trinh hướng tới nước Pháp và nền văn minh của Pháp, từ đó đưa ra chủ trương “ỷ Pháp cầu tiến bộ” (dựa vào thực dân Pháp để cải cách, canh tân đất nước; rồi trên cơ sở đó để tranh đấu với Pháp về các mặt kinh tế, văn hoá, chính trị).     – Nội dung các đáp án B, C, D không phù hợp, vì:     + Chủ trương cầu viện nước ngoài để giành độc lập chỉ đúng với trường hợp của Phan Bội Châu.     + Đi từ lập trường yêu nước đến lập trường dân chủ tư sản đúng với trường hợp của các sĩ phu yêu nước, tiến bộ ở Việt Nam đầu thế kỉ XX. Nguyễn Ái Quốc đã đi từ lập trường yêu nước đến với chủ nghĩa Mác – Lênin, đến với lập trường vô sản.          + Khảo sát thực tiễn ở các nước phương Tây đúng với hành trình tìm đường cứu nước của Nguyễn Ái Quốc

====== QUIZ LỊCH SỬ LỚP 12 =====



Link Hoc va de thi 2021

Chuyển đến thanh công cụ