Đề thi thử Tốt nghiệp THPT môn GDCD năm 2023-2024 Trường THPT Lê Lợi


  • Câu 1:

    Pháp luật do Nhà nước ban hành và đảm bảo thực hiện bằng những hình thức nào?

    • A.
      quyền lực nhà nước.

    • B.
      chủ trương của nhà nước.

    • C.
      chính sách của Nhà nước.

    • D.
      uy tín của Nhà nước.

  • Câu 2:
    Mã câu hỏi: 465350

    Pháp luật mang bản chất xã hội vì pháp luật mang đặc điểm nào sau đây?

    • A.
      bắt nguồn từ thực tiễn đời sống xã hội.

    • B.
      phản ánh lợi ích của giai cấp cầm quyền.

    • C.
      luôn đứng trên xã hội.

    • D.
      luôn luôn tồn tại trong mọi xã hội.

  •  

  • Câu 3:
    Mã câu hỏi: 465355

    Luật hôn nhân gia đình quy định điều kiện kết hôn giữa nam và nữ được áp dụng cho tất cả mọi người, không có ngoại lệ phản ánh đặc trưng cơ bản nào của pháp luật?

    • A.
      Tính quyền lực, bắt buộc chung.

    • B.
      Tính xác định chặt chẽ về hình thức.

    • C.
      Tính xác định chặt chẽ về nội dung.

    • D.
      Tính quy phạm phổ biến.

  • Câu 4:
    Mã câu hỏi: 465358

    “Tất cả mọi cá nhân, tổ chức, bất cứ ai cũng phải xử sự theo pháp luật”. Điều này thể hiện đặc trưng nào dưới đây của pháp luật?

    • A.
      Tính quyền lực, bắt buộc chung.

    • B.
      Tính dân chủ.

    • C.
      Tính quy phạm phổ biến.

    • D.
      Tính nghiêm túc.

  • Câu 5:
    Mã câu hỏi: 465362

    Pháp luật có vai trò như thế nào đối với mỗi công dân?

    • A.
      Bảo vệ mọi nhu cầu, lợi ích của công dân.

    • B.
      Bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của công dân.

    • C.
      Bảo vệ quyền, lợi ích cơ bản của công dân.

    • D.
      Cưỡng chế mọi quyền và nghĩa vụ của công dân.

  • Câu 6:
    Mã câu hỏi: 465364

    Thực hiện pháp luật là những hành vi như thế nào?

    • A.
      thiện chí của cá nhân, tổ chức.

    • B.
      dân chủ trong xã hội.

    • C.
      hợp pháp của cá nhân, tổ chức.

    • D.
      tự nguyện của mọi công dân.

  • Câu 7:
    Mã câu hỏi: 465366

    “Thực hiện đúng cam kết của thủ tướng chính phủ về an toàn phòng cháy chữa cháy, không có học sinh nào của trường Trung học phổ thông K đốt pháo trong dịp Tết Nguyên đán”. Việc làm này là hình thức thực hiện pháp luật nào dưới đây?

    • A.
      Tuân thủ pháp luật.

    • B.
      Áp dụng pháp luật.

    • C.
      Thi hành pháp luật.

    • D.
      Sử dụng pháp luật.

  • Câu 8:
    Mã câu hỏi: 465370

    Công dân tuân thủ pháp luật khi không từ chối đối với hành vi nào sau đây?

    • A.
      Sử dụng vũ khí trái phép.

    • B.
      Săn bắn động vật.

    • C.
      Không nộp thuế the quy định của pháp luật.

    • D.
      Thực hiện nghĩa vụ bầu cử.

  • Câu 9:
    Mã câu hỏi: 465374

    Hình thức thực hiện pháp luật nào sau đây quy định cá nhân, tổ chức sử dụng đúng với các quyền của mình, làm những điều pháp luật cho phép?

    • A.
      Tuân thủ pháp luật.

    • B.
      Áp dụng pháp luật.

    • C.
      Thi hành pháp luật.

    • D.
      Sử dụng pháp luật.

  • Câu 10:
    Mã câu hỏi: 465376

    Lợi dụng khi ông A giám đốc đi công tác nhiều ngày liền, chị L thường xuyên đi làm muộn và tan làm sớm, trong giờ làm việc thì tranh thủ bán hàng online để kiếm thêm thu nhập cho bản thân. Trong trường hợp này, chị L đã vi phạm pháp luật nào dưới đây?

    • A.
      Hành chính.

    • B.
      Kỉ luật.

    • C.
      Dân sự.

    • D.
      Cơ quan.

  • Câu 11:
    Mã câu hỏi: 465378

    “Tất cả mọi công dân đều được hưởng quyền và phải thực hiện nghĩa vụ của mình”. Đây là nội dung bình đẳng nào dưới đây của công dân?

    • A.
      Bình đẳng về quyền và trách nhiệm.

    • B.
      Bình đẳng về quyền và nghĩa vụ.

    • C.
      Bình đẳng về quyền lợi của cá nhân.

    • D.
      Bình đẳng về thực hiện nghĩa vụ.

  • Câu 12:
    Mã câu hỏi: 465381

    Bác Hồ từng nói: “Hễ là công dân thì đều có quyền đi bầu cử, không chia gái trai giàu nghèo, tôn giáo, giống nòi, giai cấp, đảng phái”. Câu nói của Bác Hồ thể hiện là công dân bình đẳng về điều gì?

    • A.
      trách nhiệm với đất nước.

    • B.
      quyền của công dân.

    • C.
      quyền và nghĩa vụ.

    • D.
      trách nhiệm pháp lý.

  • Câu 13:
    Mã câu hỏi: 465384

    Công dân bình đẳng về quyền và nghĩa vụ có được hiểu là bình đẳng về hưởng quyền và làm nghĩa vụ trước:

    • A.
      cơ quan, tổ chức có thẩm quyền.

    • B.
      cơ quan, tổ chức theo quy định của nội quy.

    • C.
      gia đình theo quy định của dòng họ.

    • D.
      Nhà nước và xã hội theo quy định của pháp luật.

  • Câu 14:
    Mã câu hỏi: 465387

    Sau khi tốt nghiệp cấp Trung học phổ thông, H được tạm hoãn gọi nhập ngũ vì tiếp tục học lên đại học. Còn D thì nhập ngũ phục vụ quân đội, nhưng cả hai vẫn bình đẳng với nhau. Vậy đó là bình đẳng nào dưới đây?

    • A.
      Bình đẳng về trách nhiệm với Tổ quốc.

    • B.
      Bình đẳng về trách nhiệm với xã hội.

    • C.
      Bình đẳng về quyền và nghĩa vụ.

    • D.
      Bình đẳng về thực hiện trách nhiệm pháp lí.

  • Câu 15:
    Mã câu hỏi: 465389

    Việc làm nào dưới đây thể hiện quy định của pháp luật về sự bình đẳng của công dân trong việc thực hiện nghĩa vụ trước Nhà nước và xã hội?

    • A.
      Hỗ trợ người già neo đơn.

    • B.
      Lựa chọn loại hình kinh doanh.

    • C.
      Tự chuyển địa điểm học tập.

    • D.
      Tham gia bảo vệ Tổ quốc.

  • Câu 16:
    Mã câu hỏi: 465394

    Một trong những nội dung của quyền bình đẳng trong hôn nhân và gia đình là vợ, chồng có quyền và nghĩa vụ ngang nhau trong những việc làm nào sau đây?

    • A.
      tôn trọng danh dự của nhau.

    • B.
      áp đặt quan điểm cá nhân.

    • C.
      lựa chọn hành vi bạo lực.

    • D.
      bài trừ quyền tự do tín ngưỡng.

  • Câu 17:
    Mã câu hỏi: 465396

    Ý nào dưới đây không phải là nội dung quyền bình đẳng trong hôn nhân và gia đình?

    • A.
      Bình đẳng giữa những người họ hàng.

    • B.
      Bình đẳng giữa vợ và chồng.

    • C.
      Bình đẳng giữa cha mẹ và con cái.

    • D.
      Bình đẳng giữa anh, chị, em.

  • Câu 18:
    Mã câu hỏi: 465399

    Theo pháp luật, vợ chồng có quyền và nghĩa vụ ngang nhau trong việc lựa chọn nơi cư trú là thể hiện quyền bình đẳng giữa vợ và trong quan hệ nào?

    • A.
      nhân thân.

    • B.
      tài sản.

    • C.
      việc làm.

    • D.
      chỗ ở.

  • Câu 19:
    Mã câu hỏi: 465401

    Bình đẳng trong hôn nhân và gia đình được dựa vào cơ sở nguyên tắc nào?

    • A.
      Tự do, công bằng, tôn trọng lẫn nhau, không biệt đối xử.

    • B.
      Công bằng, lắng nghe, kính trọng lẫn nhau, không phân biệt đối xử.

    • C.
      Dân chủ, công bằng, tôn trọng lẫn nhau, không phân biệt đối xử.

    • D.
      Chia sẻ, đồng thuận, quan tâm lẫn nhau, không phân biệt đối xử.

  • Câu 20:
    Mã câu hỏi: 465403

    “Theo quy định pháp luật, vợ chồng phải có trách nhiệm tôn trọng giữ gìn, danh dự, nhân phẩm và uy tín của nhau”. Đây là nội dung thể hiện quyền bình đẳng giữa vợ chồng trong quan hệ nào?

    • A.
      nhân thân.

    • B.
      tài sản.

    • C.
      việc làm.

    • D.
      chỗ ở.

  • Câu 21:
    Mã câu hỏi: 465405

    Tất cả các dân tộc đều được nhà nước và pháp luật tôn trọng, tạo điều kiện để phát triển mà không phân biệt đối xử là thể hiện quyền bình đẳng nào?

    • A.
      Bình đẳng giữa các tôn giáo.

    • B.
      Bình đẳng giữa các dân tộc.

    • C.
      Bình đẳng giữa các thành phần dân cư.

    • D.
      Bình đẳng giữa các tầng lớp trong xã hội.

  • Câu 22:
    Mã câu hỏi: 465417

    “Công dân Việt Nam thuộc các dân tộc khác nhau, khi đủ các điều kiện mà pháp luật quy định đều có quyền bầu cử và ứng cử”. Quyền này thể hiện bình đẳng giữa các dân tộc về lĩnh vực nào sau đây?

    • A.
      kinh tế.

    • B.
      văn hóa.

    • C.
      xã hội.

    • D.
      chính trị.

  • Câu 23:
    Mã câu hỏi: 465420

    Nguyên tắc quan trọng hàng đầu trong việc hợp tác và giao lưu giữa các dân tộc ở nước ta là các dân tộc phải được bảo đảm quyền và:

    • A.
      bình đẳng.

    • B.
      tự do.

    • C.
      nghĩa vụ.

    • D.
      phát triển.

  • Câu 24:
    Mã câu hỏi: 465423

    Quyền bình đẳng giữa các dân tộc ở nước ta được hiểu là các dân tộc sẽ được hưởng những gì?

    • A.
      được nhà nước và pháp luật tôn trọng và bảo vệ.

    • B.
      thiểu số được tạo điều kiện phát triển về mọi mặt.

    • C.
      được nhà nước và pháp luật tôn trọng, bảo vệ và tạo điều kiện phát triển.

    • D.
      được nhà nước bảo đảm quyền bình đẳng.

  • Câu 25:
    Mã câu hỏi: 465424

    Theo quy định pháp luật, nội dung nào dưới đây không thể hiện quyền bình đẳng giữa các dân tộc trên lĩnh vực chính trị?

    • A.
      Tham gia bầu cử đại biểu quốc hội.

    • B.
      Ứng cử hội đồng nhân dân xã.

    • C.
      Đóng góp ý kiến vào dự thảo luật.

    • D.
      Hỗ trợ phát triển du lịch cộng đồng.

  • Câu 26:
    Mã câu hỏi: 465427

    Theo quy định của pháp luật, cơ quan có thẩm quyền được quyền kiểm soát thư tín, điện thoại, điện tín của công dân khi nào?

    • A.
      cần phục vụ công tác điều tra.

    • B.
      sao lưu biên lai thu phí.

    • C.
      kiểm tra hóa đơn tiền điện.

    • D.
      thống kê bưu phẩm đã giao.

  • Câu 27:
    Mã câu hỏi: 465429

    Trong lúc chị Q ra ngoài, thấy điện thoại của chị báo có tin nhắn từ giám đốc gửi đến, vì ghen ăn tức ở với chị nên anh C cùng phòng mở ra đọc rồi xóa tin nhắn đó. Anh C đã vi phạm quyền nào dưới dây của công dân?

    • A.
      Được pháp luật bảo hộ về danh dự, uy tín, nhân phẩm.

    • B.
      Được bảo đảm an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín.

    • C.
      Được tự do đọc thông tin.

    • D.
      Được đảm bảo an toàn về tài sản.

  • Câu 28:
    Mã câu hỏi: 465430

    Việc làm nào dưới đây xâm phạm đến quyền được đảm bảo an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín?

    • A.
      Bóc xem các thư gửi nhầm địa chỉ.

    • B.
      Đưa giùm thư cho người bị khiếm thị.

    • C.
      Kiểm tra số lương thư trước khi gửi.

    • D.
      Nhận thư không đúng tên mình, trả lại cho bưu điện.

  • Câu 29:
    Mã câu hỏi: 465432

    Quyền nào sau đây thuộc một số quyền tự do cơ bản của công dân?

    • A.
      Quyền tự do ngôn luận.

    • B.
      Quyền pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe, danh dự và nhân phẩm.

    • C.
      Quyền bầu cử, ứng cử của công dân.

    • D.
      Quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở.

  • Câu 30:
    Mã câu hỏi: 465434

    Mọi công dân có hành vi xâm phạm đến tính mạng và sức khỏe của người khác đều sẽ bị xử lí bằng hình thức nào?

    • A.
      bằng cách sử dụng bạo lực.

    • B.
      theo quy định của pháp luật.

    • C.
      thông qua chủ thể bảo lãnh.

    • D.
      tại các phiên tòa lưu động.

  • Câu 31:
    Mã câu hỏi: 465438

    Việc làm mà công dân thực hiện đúng quyền tự do ngôn luận là gì?

    • A.
      phải tán thành mọi quan điểm trái chiều.

    • B.
      theo dõi diễn biến dịch bệnh.

    • C.
      tuyên truyền thông tin thất thiệt về dịch Covid-19.

    • D.
      phát biểu ý kiến trong hội nghị.

  • Câu 32:
    Mã câu hỏi: 465441

    Theo quy định pháp luật, tại thời điểm tổ chức bầu cử, tất cả các cử tri không được vi phạm nguyên tắc bầu cử khi nào?

    • A.
      công khai nội dung phiếu bầu cử.

    • B.
      bỏ phiếu thay cử tri vắng mặt.

    • C.
      công khai thời gian bỏ phiếu.

    • D.
      tự ý bỏ phiếu thay người khác.

  • Câu 33:
    Mã câu hỏi: 465443

    Chủ thể nào dưới đây sẽ có quyền tham gia quản lí nhà nước và quản lí xã hội?

    • A.
      Chỉ những người có chức quyền.

    • B.
      Chỉ có Ủy ban nhân dân các cấp.

    • C.
      Mọi công dân.

    • D.
      Chỉ những cá nhân có liên quan.

  • Câu 34:
    Mã câu hỏi: 465449

    “Nhân dân được biểu quyết công khai, hoặc bỏ phiếu kín tại các hội nghị để quyết định những vấn đề liên quan ở địa phương”. Đây là thể hiện quyền nào dưới đây của công dân?

    • A.
      Quyền tự do ngôn luận.

    • B.
      Quyền tham gia quản lí nhà nước và xã hội.

    • C.
      Quyền công khai, minh bạch.

    • D.
      Quyền tự do bày tỏ quan điểm.

  • Câu 35:
    Mã câu hỏi: 465452

    Ý nào sau đây là nói về những đặc trưng của hình thức dân chủ gián tiếp?

    • A.
      Phải đủ 20 tuổi trở nên mới được quyền dân chủ gián tiếp.

    • B.
      Chỉ có tổ chức mới được quyền dân chủ gián tiếp.

    • C.
      Phải có người giới thiệu được quyền dân chủ gián tiếp.

    • D.
      Người dân bầu cử ra người đại diện cho mình để quyết định những công việc chung.

  • Câu 36:
    Mã câu hỏi: 465454

    Việc công dân được khuyến khích học tập và bồi dưỡng để phát triển tài năng là biểu hiện quyền nào dưới đây của công dân?

    • A.
      Quyền được có điều kiện học tập tốt.

    • B.
      Quyền phát triển.

    • C.
      Quyền đối với học sinh giỏi.

    • D.
      Quyền được có điều kiện học tập tốt.

  • Câu 37:
    Mã câu hỏi: 465458

    “Công dân có thể học bất cứ ngành hoặc nghề nào phù hợp với năng khiếu, khả năng, sở thích và điều kiện của bản thân”. Đây là nội dung quyền nào dưới đây của công dân?

    • A.
      Quyền học tập.

    • B.
      Quyền học không hạn chế.

    • C.
      Quyền lựa chọn ngành nghề.

    • D.
      Quyền học thường xuyên.

  • Câu 38:
    Mã câu hỏi: 465461

    Hành động nào dưới đây thuộc về quyền được phát triển của công dân?

    • A.
      Học sinh học xuất sắc được vào học trong các trường chuyên.

    • B.
      Học sinh nghèo được giúp đỡ về vật chất để học tập.

    • C.
      Học sinh người dân tộc thiểu số được ưu tiên trong tuyển chọn.

    • D.
      Học sinh con nhà nghèo được nhận học bổng.

  • Câu 39:
    Mã câu hỏi: 465465

    Công dân có thể học tập bằng nhiều hình thức khác nhau, và học ở các loại hình trường học/ lớp học khác nhau là biểu hiện của quyền nào dưới đây?

    • A.
      học bất cứ nơi nào.

    • B.
      học không hạn chế.

    • C.
      bình đẳng về cơ hội học tập.

    • D.
      học thường xuyên, học suốt đời.

  • Câu 40:
    Mã câu hỏi: 465470

    Quyền sáng tạo của mỗi công dân sẽ không bao gồm nội dung nào dưới đây?

    • A.
      Phản ánh ý kiến về xây dựng kinh tế – xã hội.

    • B.
      Sáng tạo các tác phẩm văn học, khoa học.

    • C.
      Tạo ra các sáng chế.

    • D.
      Tạo ra các sáng kiến, cải tiến kỹ thuật.



  • Link Hoc va de thi 2024

    Chuyển đến thanh công cụ