Toán 6 Kết nối tri thức Bài tập cuối chương 9


1.1. Dữ liệu và thu nhập dữ liệu

a) Dữ liệu thống kê

– Những thông tin thu thập được như số, chữ, hình ảnh, được gọi là dữ liệu. Dữ liệu dưới dạng số được gọi là số liệu, có dữ liệu không phải số

– Có nhiều cách để tìm thấy dữ liệu như quan sát, lập phiếu điều tra ( phiếu hỏi),… hoặc thu thập từ những nguồn có sẵn như sách, báo, trang web.

b) Thu thập số liệu

Có nhiều cách để thu thập dữ liệu như quan sát, làm thí nghiệm, lập phiếu hỏi,… hay thu thập từ những nguồn có sẵn như sách báo, trang web,…

Sau khi thu thập, tổ chức, phân loại, biểu diễn dữ liệu bằng bảng hoặc biểu đồ, ta cần phân tích và xử lí các dữ liệu đó để tìm ra các thông tin hữu ích và rút ra kết luận.

1.2. Bảng thống kê và biểu đồ tranh

a) Bảng thống kê

Bảng thống kê là một cách trình bày dữ liệu chi tiết hơn bảng dữ liệu ban đầu, bao gồm các hàng và các cột, thể hiện danh sách các đối tượng thống kê cùng với các dữ liệu của đối tượng đó

b) Biểu đồ tranh

Biểu đồ tranh sử dụng biểu tượng hoặc hình ảnh để thể hiện dữ liệu. Biểu đồ tranh có tính trực quan, dễ hiểu. Trong biểu đồ tranh, một biểu tượng(hoặc hình ảnh có thể thay thế cho một số đối tượng.

Để biểu diễn dữ liệu thống kê từ bảng vào biểu đồ tranh, ta thực hiện các bước sau:

Bước 1: Chuẩn bị

*) Chọn biểu tượng( hoặc hình ảnh) đại diện cho dữ liệu cần biểu diễn

*) Xác định mỗi biểu tượng( hoặc hình ảnh) thay thế cho bao nhiêu đối tượng

Bước 2: Vẽ biểu đồ tranh

*) Biểu đồ tranh thường gồm 2 cột

+ Cột 1: Danh sách phân loại đối tượng thống kê

+ Cột 2: Vẽ các biểu tượng thay thế đủ số lượng đối tượng

*) Ghi tên biểu đồ và các chú thích số lượng tương ứng mỗi biểu tượng của biểu đồ tranh

1.3. Biểu đồ cột

a) Vẽ biểu đồ cột

Bước 1: Vẽ 2 trục ngang và dọc vuông góc với nhau

+ Trục ngang ghi danh sách đối tượng

+ Trục dọc: chọn khoảng chia thích hợp với dữ liệu và ghi ở các vạch chia

Bước 2: Tại vị trí các đối tượng trên trục ngang, vẽ các cột hình chữ nhật

+ Cách đều nhau

+ Có cùng chiều rộng

+ Có chiều cao thể hiện số liệu của các đối tượng, tương ứng với khoảng chia  trên trục dọc

Bước 3: Hoàn thiện biểu đồ

+ Ghi tên biểu đồ

+ Ghi tên các trục và số liệu tương ứng trên mỗi cột( nếu cần)

b) Phân tích số liệu với biểu đồ cột

Việc thể hiện dữ liệu bằng biểu đồ tranh trong một số trường hợp sẽ tốn nhiều thời gian và khó thực hiện. Ta có cách khác để biểu thị dữ liệu. Đó là vẽ các cột có chiều rộng không đổi, cách đều nhau và có chiều cao đại diện cho số liệu đã cho. Biểu đồ biểu diễn dữ liệu như vậy được gọi là biểu đồ cột

Khi đọc biểu đồ cột, ta nhìn theo một trục để đọc danh sách các đối tượng thống kê và nhìn theo trục còn lại để đọc số liệu thống kê tương ứng với các đối tượng đó( lưu ý thang đo của trục số liệu khi đọc số liệu)

1.4. Biểu đồ cột kép

a) Vẽ biểu đồ cột kép

Bước 1: Vẽ 2 trục ngang và dọc vuông góc với nhau

+ Trục ngang ghi danh sách đối tượng

+ Trục dọc: chọn khoảng chia thích hợp với dữ liệu và ghi ở các vạch chia

Bước 2: Tại vị trí từng đối tượng trên trục ngang, vẽ 2 cột hình chữ nhật

+ Cách đều nhau

+ Có cùng chiều rộng

+ Có chiều cao thể hiện số liệu của các đối tượng, tương ứng với khoảng chia trên trục dọc

Bước 3: Hoàn thiện biểu đồ

+ Tô màu hoặc gạch chéo để phân biệt hai cột trong cột kép

+ Ghi tên biểu đồ

+ Ghi tên các trục và số liệu tương ứng trên mỗi cột( nếu cần)

b) Phân tích số liệu với biểu đồ cột kép

Khi đọc biểu đồ cột kép, ta nhìn theo một trục để đọc danh sách các đối tượng thống kê và nhìn theo trục còn lại để đọc số liệu thống kê tương ứng với các đối tượng đó( lưu ý thang đo của trục số liệu khi đọc số liệu)

Dựa vào biểu đồ ta có thể so sánh một cách trực quan từng cặp số liệu của hai bộ dữ liệu cùng loại

1.5. Kết quả có thể và sự kiện trong trò chơi

a) Kết quả có thể

Trong các trò chơi (thí nghiệm) tung đồng xu, bốc thăm, gieo xúc xắc, quay xổ số,…, mỗi lần tung đồng xu hay bốc thăm, ta có thể liệt kê được tập hợp tất cả các kết quả có thể xảy ra của phép thử nghiệm đó.

b) Sự kiện

Khi thực hiện phép thử ngiệm, có những sự kiện chắc chắn xảy ra, có những sự kiện không thể xảy ra và cũng có những sự kiện có thể xảy ra.

1.6. Xác suất thực nghiệm

Thực hiện việc xây ghim 20 lần quanh trục bút chì và sử dụng bằng kiếm để theo mẫu như hình vẽ để đếm số lần ghim chi

Hãy tính tỉ số của số lần phim chỉ vào ô màu trắng và tổng số lần quay phim.

Tì số trên còn được gọi là xác suất thực nghiệm của sự kiện ghim chỉ vào ô màu trắng sau 20 lần thử.

Thực hành: Tìm xác suất thực nghiệm của sự kiện ghim chỉ vào ô màu xám, màu đen.

0 “

Thực hiện lặp đi lặp lại một hoạt động nảo đó n lần. Gọi n(A) là số lần sự kiện A xảy ra trong n lần đó

Tỉ số n(A)/n = Số lần sự kiện A xảy ra/ Tổng số lần thực hiện hoạt động

được gọi là xác suất thực nghiệm của sự kiện A sau n hoạt động vừa thực hiện.



Link Hoc va de thi 2021

Chuyển đến thanh công cụ