1.1. Thứ tự thực hiện các phép tính trong biểu thức không chứa dấu ngoặc.
+ Nếu phép tính chỉ có cộng, trừ hoặc chỉ có nhân, chia, ta thực hiện phép tính theo thứ tự từ trái sang phải.
+ Nếu phép tính có cả cộng , trừ, nhân, chia, nâng lên lũy thừa, ta thực hiện phép nâng lên lũy thừa trước, rồi đến nhân chia, cuối cùng đến cộng trừ.
Lũy thừa ( to ) nhân và chia ( to ) cộng và trừ.
1.2. Thứ tự thực hiện các phép tính trong biểu thức có chứa dấu ngoặc.
– Nếu biểu thức có chứa dấu ngoặc, ta thực hiện các phép tính có dấu ngoặc trước.
– Nếu biểu thức có các dấu ngoặc : ngoặc tròn ( ), ngoặc vuông [ ], ngoặc nhọn { }, ta thực hiện phép tính theo thứ tự : (left( {} right) to left[ {} right] to left{ {} right}).
Ví dụ:
Tính giá trị của các biểu thức sau:
a) (3 + 2.5)
Trong biểu thức có phép cộng và phép nhân nên ta thực hiện phép nhân trước, tính 2.5 trước rồi cộng với 3.
Ta có: (3 + 2.5 = 3 + 10 = 13)
b) (5.left( {{3^2} – 2} right))
Trong biểu thức có dấu ngoặc nên ta thực hiện phép tính trong ngoặc trước rồi nhân với 5 sau:
Trong ngoặc có phép nâng lên lũy thừa nên ta tính ({3^2}) trước rồi trừ đi 2.
(left( {{3^2} – 2} right) = left( {9 – 2} right) = 7)
(5.left( {{3^2} – 2} right) = 5.left( {9 – 2} right) = 5.7 = 35)