■Bài 1: Biến cố giao và quy tắc nhân xác suất – CTST


1.1. Biến cố giao

Cho hai biến cố A và B. Biến cố “Cả A và B cùng xảy ra”, kí hiệu AB hoặc A\(\cap\)B được gọi là biến cố giao của A và B.

 

Chú ý: Tập hợp mô tả biến cố AB là giao của hai tập hợp mô tả biến cố A và biến cố B. Biến cố AB xảy ra khi và chỉ khi cả hai biến cố A và B xảy ra.

 

1.2. Hai biến cố xung khắc

Hai biến cố A và B được gọi là xung khắc nếu A và B không đồng thời xảy ra.

Chú ý: Hai biến cố A và B là xung khắc khi và chỉ khi A \(\cap\) B =\(\emptyset\).

 

1.3. Biến cố độc lập

Hai biến cố A và B được gọi là độc lập nếu việc xảy ra hay không xảy ra của biến cố này không làm ảnh hưởng tới xác suất xảy ra của biến cố kia.

Nhận xét: Nếu hai biến cố A và B độc lập thì A và \(\bar B\); \(\bar A\) và B; \(\bar A\) và \(\bar B\) cÅ©ng độc lập.

 

1.4. Quy tắc nhân xác suất của hai biến cố

Nếu hai biến cố A và B độc lập với nhau thì

P(AB) = P(A).P(B).

Công thức này gọi là công thức nhân xác suất cho hai biến cố độc lập.

 

Chú ý: Với hai biến cố A và B, nếu P(AB) \(\ne\) P(A)P(B) thì A và B không độc lập.

 

Câu 1: Một chiếc ôtô với hai động cÆ¡ độc lập đang gặp trục trặc kÄ© thuật. Xác suất để động cÆ¡ 1 gặp trục trặc là 0,5. Xác suất để động cÆ¡ 2 gặp trục trặc là 0,4. Biết rằng xe chỉ không thể chạy được khi cả hai động cÆ¡ bị hỏng. Tính xác suất để xe đi được.

 

Hướng dẫn giải:

Gọi A là biến cố “động cơ 1 bị hỏng”, gọi B là biến cố “động cơ 2 bị hỏng”.

Suy ra AB là biến cố “cả hai động cÆ¡ bị hỏng” â‡” â€œ xe không chạy được nữa”.

Lại thấy hai động cơ hoạt động độc lập nên A và B là hai biến cố độc lập.

Áp dụng quy tắc nhân xác suất ta được xác suất để xe phải dừng lại giữa đường là P(AB) = 0,5.0,4 = 0,2.

Vậy xác suất để xe đi được là 1−0,2=0,8.

 

Câu 2: Xác suất bắn trúng đích của một người bắn súng là 0,6. Xác suất để trong ba lần bắn độc lập người đó bắn trúng đích đúng một lần.

 

Hướng dẫn giải:

Gọi A là biến cố “người bắn súng bắn trúng đích”. Ta có P(A)=0,6.

Suy ra \(\bar A\) là biến cố “người bắn súng không bắn trúng đích”. Ta có P(\(\bar A\))=0,4

Xét phép thử “bắn ba lần độc lập” với biến cố “người đó bắn trúng đích đúng một lần”, ta có các biến cố xung khắc sau:

B: “Bắn trúng đích lần đầu và trượt ở hai lần bắn sau”. Ta có P(B) = 0,6.0,4.0,4 = 0,096

C: “Bắn trúng đích ở lần bắn thứ hai và trượt ở lần đầu và lần thứ ba”. Ta có
P(C) = 0,4.0,6.0,4 = 0,096

D: “Bắn trúng đích ở lần bắn thứ ba và trượt ở hai lần đầu”. Ta có:
P(D) = 0,4.0,4.0,6 = 0,096

Xác suất để người đó bắn trúng đích đúng một lần là:
P = P(A)+P(B)+P(C) = 0,096+0,096+0,096=0,288



Link Hoc va de thi 2024

Chuyển đến thanh công cụ