■Bài 2: Giới hạn của hàm số – CD


1.1. Giới hạn hữu hạn của hàm số tại một điểm

a. Định nghĩa

 Cho khoảng K chứa điểm \(x_0\) và hàm số \(y = f(x)\) xác định trên \(K\) hoặc trên \(K\setminus \{x_0\}\).

 Hàm số \(f(x)\) có giới hạn là số L khi x dần tới \(x_0\) nếu với dãy số (\(x_n\) bất kì, \(x_n\in K\setminus \{x_0\}\) và \(x_n \to x_0\), thì \(f(x_n) \to L\).

 Kí hiệu: \(\lim \limits_{x \to {x_0} }f(x) = L\) hay  \(f(x) \to L\) khi \(x \to x_0\).

 

Nhận xét: \(\lim \limits_{x \to {x_0} }x ={x_0}\)\(\lim \limits_{x \to {x_0} }c ={c}\) (c là hằng số)

 

b. Phép toán về giới hạn hữu hạn của hàm số

Ta thừa nhận định lí sau:

 – Nếu \(\underset{x\to {{x}_{0}}}{\mathop{\lim }}\,f(x)=L,\underset{x\to {{x}_{0}}}{\mathop{\lim }}\,g(x)=M(L,M\in R)\) thì

 + \(\mathop {\lim }\limits_{x \to {{x}_{0}} } [f(x) + g(x)] = L + M\)        

 + \(\mathop {\lim }\limits_{x \to {{x}_{0}} } [f(x) – g(x)] = L – M\)

 + \(\mathop {\lim }\limits_{x \to {{x}_{0}} } [f(x).g(x)] = L.M\)                    

 + \(\mathop {\lim }\limits_{x \to {{x}_{0}} } \frac{{{f(x)}}}{{{g(x)}}} = \frac{L}{M}{\rm{ (}}M \ne 0)\)

 – Nếu \({f(x)} \ge 0\) và \(\mathop {\lim }\limits_{x \to {{x}_{0}} } ​ {f(x)} = L\) thì

\(L\ge 0\) và \(\mathop {\lim }\limits_{x \to {{x}_{0}} } \sqrt {{f​(x)}} = \sqrt L\)

 

c. Giới hạn một phía

 – Cho hàm số \(y = f(x)\)  xác định trên \((a;{x_0})\).

 Số \(L\) gọi là giới hạn bên trái của hàm số \(y = f(x)\) khi \(x \to {x_0}\) nếu với dãy số \(({x_n})\) bất kì, \(a < {x_n} < {x_0} \) và \({x_n} \to {x_0}\) thì ta có: \(f({x_n}) \to L\).

 Kí hiệu: \(\lim \limits_{x \to x_0^ – } f(x) = L\).

 – Cho hàm số \(y = f(x)\) xác định trên \(({x_0};b)\).

 Số \(L\) gọi là giới hạn bên phải của hàm số \(y = f(x)\) khi \(x \to {x_0}\) nếu với dãy số \(({x_n})\) bất kì \({x_0} < {x_n} < b\) và \({x_n} \to {x_0}\) thì ta có: \(f({x_n}) \to L\).  Kí hiệu: \(\lim \limits_{x \to x_0^ + } f(x) = L\).

 

Chú ý: \(\lim \limits_{x \to {x_0} }f(x) = L\) khi và chỉ khi  \(\lim \limits_{x \to {x_0^-} }f(x) = \lim \limits_{x \to {x_0^+} }f(x) = L\).\

 

1.2. Giới hạn hữu hạn của hàm số tại vô cực

 – Cho hàm số \(y = f(x)\) xác định trên khoảng \((a; +\infty)\).

 Ta nói hàm số \(y = f(x)\) có giới hạn là số L khi \(x \to +\infty\) nếu với dãy số (\(x_n\)) bất kì, \(x_n>a\)  và \(x_n \to +\infty\), ta có \(f(x) \to L\).

 Kí hiệu: \(\lim \limits_{x \to +\infty }f(x) = L\) hay  \(f(x) \to L\) khi \(x \to +\infty\).

 – Cho hàm số \(y = f(x)\) xác định trên khoảng \((-\infty; a)\).

 Ta nói hàm số \(y = f(x)\) có giới hạn là số L khi \(x \to -\infty\) nếu với dãy số (\(x_n\)) bất kì, \(x_n < a\) v\)à \(x_n \to -\infty\), ta có \(f(x) \to L\).\)

 Kí hiệu: \(\lim \limits_{x \to -\infty }f(x) = L\) hay  \(f(x) \to L\) khi \(x \to -\infty\).

 

Chú ý:

– Với c, k là hằng số và k là số nguyên dương, ta luôn có:

  + \(\mathop {\lim }\limits_{x \to  \pm \infty }  c = c\)

  + \(\mathop {\lim }\limits_{x \to  \pm \infty }  \frac{c}{{{x^k}}} = 0\).

– Các phép toán về giới hạn hữu hạn của hàm số \(x \to {x_0}\) vẫn đúng khi \(x \to +\infty \) hoặc \(x \to -\infty \).

1.3. Giới hạn vô cực (một phía) của hàm số tại một điểm

 – Cho hàm số \(y = f(x)\)  xác định trên \((a; {x_0})\).

 Ta nói hàm số \(y = f(x)\) có giới hạn là \(+\infty\) khi \(x \to a^+\) nếu với dãy số \(({x_n})\) bất kì, \({x_n} > a\) và \({x_n} \to a\).

 Ta có: \(f({x_n}) \to +\infty\).

 Kí hiệu: \(\mathop {\lim }\limits_{x \to a^ + } f(x) = +\infty\) hay \(f({x_n}) \to +\infty\) khi \(x \to a^+\).

 – Các trường hợp \(\mathop {\lim }\limits_{x \to a^ + } f(x) = -\infty\);  \(\mathop {\lim }\limits_{x \to a^ – } f(x) = +\infty\);  \(\mathop {\lim }\limits_{x \to a^ – } f(x) = -\infty\) được định nghĩa tương tự.

 

Chú ý: Ta có hai giới hạn cơ bản sau:

  + \(\mathop {\lim }\limits_{x \to {a^ + }} \frac{1}{{x – a}} =  + \infty \) và \(\mathop {\lim }\limits_{x \to {a^ – }} \frac{1}{{x – a}} =  – \infty \) \(a\in R\).

 

1.4. Giới hạn vô cực của hàm số tại vô cực

 – Cho hàm số y = f(x) xác định trên khoảng (a; +∞).

Ta nói hàm số y = f(x) có giới hạn là +∞ khi \(x \to +\infty\) nếu với dãy số (xn) bất kì, xn > axn → +∞, ta có f(xn) → +∞.

Kí hiệu  \(\mathop {\lim }\limits_{x \to +\infty } f(x) = +\infty\) hay f(x) →+∞ khi x → +∞.

 – Các trường hợp \(\mathop {\lim }\limits_{x \to +\infty } f(x) = -\infty\);  \(\mathop {\lim }\limits_{x \to –\infty } f(x) = +\infty\);  \(\mathop {\lim }\limits_{x \to –\infty} f(x) = -\infty\)  được định nghĩa tương tự.

 

Chú ý: Ta có ba giới hạn cơ bản sau:

limx+xk=+ với k là số nguyên dương.

limxxk=+ k là số nguyên dương chẵn.

limxxk= k là số nguyên dương lẻ.

Tính giới hạn của các hàm số sau?

a) \(\underset{x\to -2}{\mathop{\lim }}\,({{x}^{2}}+3x+7)\).

b) \(\underset{x\to +\infty }{\mathop{\lim }}\,\frac{3x+2}{x-1}\).

 

Hướng dẫn giải

a) Ta có \(\underset{x\to -2}{\mathop{\lim }}\,({{x}^{2}}+3x+7)\)\(= {{(-2)}^{2}}+3(-2)+7=5\).

b) \(\underset{x\to +\infty }{\mathop{\lim }}\,\frac{3x+2}{x-1}\)\(=\underset{x\to +\infty }{\mathop{\lim }}\,\frac{3+\frac{2}{x}}{1-\frac{1}{x}}\)\(=\frac{3+0}{1-0}=3\)



Link Hoc va de thi 2024

Chuyển đến thanh công cụ