■Bài 2: Phép tính Lôgarit – CD


1.1. Khái niệm Lôgarit

Định nghĩa

 Cho hai số thực dương a, b với khác 1. Số thực để ac = b được gọi là lôgarit cơ số của và kí hiệu là \({{\log }_{a}}b\), nghĩa là

 \(c={{\log }_{a}}b\Leftrightarrow {{a}^{c}}=b\)

 

Tính chất

 Với số thực dương khác 1, số thực dương b, ta có:

 1) \({{\log }_{a}}1=0\)

 2) \({{\log }_{a}}a\,=1\)

 3) \({{\log }_{a}}{{a}^{c}}=c\)

 4) \({{a}^{{{\log }_{a}}b}}=b\)

 

Lôgarit thập phân. Lôgarit tự nhiên

 – Lôgarit cơ số 10 của số thực dương được gọi là lôgarit thập phân của và kí hiệu là \(log b\) hay \(lg b\).

 – Lôgarit cơ số của số thực dương được gọi là lôgarit tự nhiên của và kí hiệu là \(ln b\).

 

1.2. Một số tính chất của phép tính Lôgarit

Lôgarit của một tích, một thương

 Với ba số thực dương a, m, n và \(a\ne 1\), ta có:

 – \({{\log }_{a}}mn={{\log }_{a}}m+{{\log }_{a}}n\)

 – \({{\log }_{a}}\left( \frac{m}{n} \right)={{\log }_{a}}m-{{\log }_{a}}n\)

Chú ý:

Với n số thực dương \({{b}_{1}},{{b}_{2}},…,{{b}_{n}}\) thì:

\({{\log }_{a}}\left( {{b}_{1}}.{{b}_{2}}…{{b}_{n}} \right)={{\log }_{a}}{{b}_{1}}+{{\log }_{a}}{{b}_{2}}+…+{{\log }_{a}}{{b}_{n}}(a>0,a\ne 1)\)

 

Lôgarit của một luỹ thừa

 Cho \(a > 0,  a \ne 1, b > 0\). Với mọi số thực \( \alpha\), ta có:

\({{\log }_{a}}{{b}^{\alpha }}=\alpha {{\log }_{a}}b\)

 

Đổi cơ số của Lôgarit

 Với a, c là hai số thực dương khác 1 và là số thực dương, ta có:

\({{\log }_{a}}b=\frac{{{\log }_{c}}b}{{{\log }_{c}}a}\)

Nhận xét:

Với a > 0 và \(a\ne 1\), b > 0 và \(b\ne 1\), c > 0, \(\alpha \ne 0\), ta có những công thức sau:

 1) \({{\log }_{a}}b.{{\log }_{b}}c={{\log }_{a}}c\)

 2) \({{\log }_{a}}b=\frac{1}{{{\log }_{b}}a}\)

 3) \({{\log }_{{{a}^{\alpha }}}}b=\frac{1}{\alpha }{{\log }_{a}}b\)

 

1.3. Sử dụng máy tính cầm tay để tính Lôgarit

Ta có thể sử dụng máy tính cầm tay để tính lôgarit. Cụ thể như sau (lấy kết quả với 4 chữ số ở phần thập phân):

 

 

Chú ý: 

Với máy tính không có phím thì để tính \({{\log }_{5}}3\), ta có thể dùng công thức

đổi cơ số để đưa về cơ số 10 hoặc cơ số e.

Bài 1. Tính giá trị các biểu thức sau:

a) \(A = {\log _9}15 + {\log _9}18 – {\log _9}10\)

b) \(B = {\log _{36}}2 – \frac{1}{2}{\log _{\frac{1}{6}}}3\)

c) \(C = {\log _{\frac{1}{4}}}\left( {{{\log }_3}4.{{\log }_2}3} \right)\)

 

Hướng dẫn giải

a) \(A = {\log _9}15 + {\log _9}18 – {\log _9}10 = {\log _9}\frac{{15.18}}{{10}} = {\log _9}{3^3} = \frac{1}{2}{\log _3}{3^3} = \frac{3}{2}\)

b) \(B = {\log _{36}}2 – \frac{1}{2}{\log _{\frac{1}{6}}}3 = \frac{1}{2}{\log _6}2 + \frac{1}{2}{\log _6}3 = \frac{1}{2}{\log _6}2.3 = \frac{1}{2}\)

c) \(C = {\log _{\frac{1}{4}}}\left( {{{\log }_3}4.{{\log }_2}3} \right) = – {\log _4}\left( {{{\log }_2}3.{{\log }_3}4} \right)\)

\(= – {\log _4}\left( {{{\log }_2}4} \right) = – \frac{1}{2}{\log _2}2 = – \frac{1}{2}\)

 

Bài 2. Tính các giá trị biểu thức sau (Giả sử các biểu thức đều xác định):

a) \(A = {\log _a}{a^3}\sqrt a \sqrt[5]{a}\)

b) \(B={\log _{\frac{1}{a}}}\frac{{a\sqrt[5]{{{a^3}}}\sqrt[3]{{{a^2}}}}}{{\sqrt a \sqrt[4]{a}}}\)

 

Hướng dẫn giải

a) \(A = {\log _a}{a^3}\sqrt a \sqrt[5]{a} = {\log _a}\left( {{a^{3 + \frac{1}{2} + \frac{1}{5}}}} \right) = 3 + \frac{1}{2} + \frac{1}{5} = \frac{{37}}{{10}}\)

b) \(B=lo{g_{\frac{1}{a}}}\frac{{a\sqrt[5]{{{a^3}}}\sqrt[3]{{{a^2}}}}}{{\sqrt a \sqrt[4]{a}}} = – {\log _a}\left( {\frac{{{a^{1 + \frac{3}{5} + \frac{2}{3}}}}}{{{a^{\frac{1}{2} + \frac{1}{4}}}}}} \right) = – \left( {\frac{{34}}{{15}} – \frac{3}{4}} \right) = – \frac{{91}}{{60}}\)



Link Hoc va de thi 2024

Chuyển đến thanh công cụ