Bộ 10 đề thi giữa kì 2 Lịch sử và Địa lí 8 Chân trời sáng tạo có đáp án năm 2024


Đề thi giữa kì 2 Lịch sử và Địa lí 8 Chân trời sáng tạo có đáp án năm 2024

Đề thi giữa kì 2 Lịch sử và Địa lí 8 Chân trời sáng tạo có đáp án – Đề 1

Phòng Giáo dục và Đào tạo …

Đề thi Giữa kì 2 – Chân trời sáng tạo

Năm học 2023 – 2024

Môn: Lịch Sử và Địa Lí lớp 8

Thời gian làm bài: phút

(Đề số 1)

A. PHÂN MÔN LỊCH SỬ (5,0 ĐIỂM)

I. Trắc nghiệm (3,0 điểm)

Lựa chọn đáp án đúng cho các câu hỏi sau đây:

Câu 1. Nội dung nào sau đây phản ánh đúng thành tựu về kĩ thuật của nhân loại trong các thế kỉ XVIII – XIX?

A. Phát minh ra nhiều loại vũ khí mới, như: bom nguyên tử, tên lửa,…

B. Sử dụng phổ biến các nguồn năng lượng mới (Mặt Trời, gió,…).

C. Tìm ra các nguồn nguyên liệu mới là: đồng đỏ, đồng thau, sắt,…

D. Sử dụng rộng rãi phân hóa học, máy móc… trong nông nghiệp.

Câu 2. Sự phát triển khoa học, kĩ thuật trong các thế kỉ XVIII – XIX không mang lại tác động nào dưới đây?

A. Đưa nhân loại bước vào thời đại văn minh trí tuệ.

B. Mang đến những hiểu biết sâu sắc về xã hội loài người.

C. Đưa nhân loại bước vào thời đại văn minh công nghiệp.

D. Nhận thức của con người về thế giới tự nhiên có sự thay đổi.

Câu 3. Học thuyết “Tam dân” của Tôn Trung Sơn không có nội dung nào sau đây?

A. “Dân tộc độc lập”.   

B. “Dân quyền tự do”.

C. “Dân sinh hạnh phúc”.  

D. “Khai dân trí, chấn dân khí”.

Câu 4. Một trong những kết quả của Cách mạng Tân Hợi (1911) ở Trung Quốc là

A. thành lập nhà nước Cộng hòa Nhân dân Trung Quốc.

B. lật đổ triều đình Mãn Thanh, thành lập Trung Hoa Dân quốc.

C. giải phóng Trung Quốc khỏi ách thống trị của các nước đế quốc.

D. thành lập chính quyền cách mạng, chia ruộng đất  cho dân cày.

Câu 5. Nội dung nào không phản ánh đúng những chính sách cải cách của Thiên hoàng Minh Trị trên lĩnh vực chính trị?

A. Thành lập chính phủ mới, xóa bỏ tình trạng cát cứ.

B. Ban hành Hiến pháp 1889 với quyền lực tối cao thuộc về Thiên hoàng.

C. Đưa quý tộc tư sản hóa và Đại tư sản lên nắm quyền.

D. Thiết lập chính quyền Mạc phủ mới thay Mạc phủ Tô-ku-ga-oa.

Câu 6. Cuối thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX, quá trình tập trung tư bản và tập trung sản xuất, đưa tới sự xuất hiện của các công ti độc quyền là một biểu hiện của việc Nhật Bản đã

A. phát triển theo hướng xã hội chủ nghĩa.  

B. xóa bỏ được các hiệp ước bất bình đẳng.

C. chuyển sang giai đoạn đế quốc chủ nghĩa.

D. duy trì được chế độ quân chủ chuyên chế.

Câu 7. Chính đảng của giai cấp tư sản Ấn Độ thành lập năm 1885 mang tên là

A. Đảng xã hội dân chủ.   

B. Đảng Quốc đại.     

C. Đảng dân chủ tự do.     

D. Đảng Cộng hòa.

Câu 8. Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến các cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc ở Ấn Độ vào cuối thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX là do: mâu thuẫn giữa 

A. giai cấp tư sản với giai cấp vô sản.

B. nhân dân Ấn Độ với thực dân Anh.

C. giai cấp tư sản Ấn Độ với thực dân Anh. 

D. giai cấp nông dân với địa chủ phong kiến.

Câu 9. Người đại diện cho xu thế ôn hòa trong phong trào giải phóng dân tộc ở Phi-líp-pin là

A. Si-vô-tha.  

B. A-cha-xoa. 

C. Hô-xê Ri-xan.

D. Bô-ni-pha-xi-ô.

Câu 10. phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc của nhân dân Đông Nam Á ở nửa sau thế kỉ XIX

A. giành thắng lợi, lật đổ ách cai trị của thực dân phương Tây.

B. diễn ra sôi nổi, quyết liệt nhưng cuối cùng thất bại.

C. đã thất bại do không được quần chúng nhân dân ủng hộ.

D. chỉ diễn ra dưới hình thức duy nhất là đấu tranh ôn hòa.

Câu 11. Năm 1803, vua Gia Long đã cho tái lập trở lại hải đội nào sau đây ?

A. Rạng Đông.

B. Hoàng Sa.  

C. Hồng Ngọc.  

D. Đại Hùng.

Câu 12. Nội dung nào sau đây phản ánh đúng tình hình ngoại thương của Việt Nam vào đầu thế kỉ XIX?

A. Thuế nhẹ, đường xá được mở mang.   

B. Hàng loạt các đô thị được hưng khởi.

C. Hoạt động ngoại thương trì trệ, sa sút.  

D. Hạn chế giao thương với phương Tây.

II. Tự luận (2,0 điểm)

Câu 1 (2,0 điểm): Có quan điểm cho rằng: Nhà Nguyễn đã để lại di sản văn hoá đồ sộ. Em đồng ý với quan điểm đó không? Vì sao?

B. PHÂN MÔN ĐỊA LÍ

I. Trắc nghiệm (3,0 điểm)

Lựa chọn đáp án đúng cho các câu hỏi sau đây:

Câu 1. Nhóm đất phù sa chiếm khoảng bao nhiêu % diện tích đất tự nhiên?

A. 65%.

B. 24%.

C. 56%.

D. 42%.

Câu 2.  Nhóm đất mùn núi cao chiếm khoảng bao nhiêu % diện tích đất tự nhiên?

A. 23%.

B. 24%.

C. 15%.

D. 11%.

Câu 3. Quá trình nào hình thành đất đặc trưng ở nước ta? 

A. feralit.

B. phù sa.

C. tích tụ ô xít sắt và ô xít nhôm.

D. bồi tụ.

Câu 4. Đất nông nghiệp nước ta cải tạo và sử dụng hiệu quả thích hợp trồng loại cây nào dưới đây?

A. Cây hoa màu.

B. Cây lương thực.

C. Cây ăn quả.

D. Cây công nghiệp.

Câu 5. Đất phù sa sông có tính chất như thế nào?

A. Đất phù sa trung tính, ít chua; có màu nâu, tơi xốp nhiều giá trị dinh dưỡng.

B. Đất bị chua, nghèo dinh dưỡng.

C. Đất chua, nghèo chất badơ và mùn.

D. Đất phù sa trung tính, ít chua; có màu đỏ vàng, tơi xốp nhiều giá trị dinh dưỡng.

Câu 6. Đất phèn có tính chất như thế nào?

A. Đất phù sa trung tính, ít chua; có màu nâu, tơi xốp nhiều giá trị dinh dưỡng.

B. Đất bị chua, nghèo dinh dưỡng.

C. Đất chua, nghèo chất badơ và mùn.

D. Đất phù sa trung tính, ít chua; có màu đỏ vàng, tơi xốp nhiều giá trị dinh dưỡng.

Câu 7. Đất phù sa sông có màu gì?

A. đỏ vàng.

B. xám.

C. nâu.

D. đen. 

Câu 8. Khu vực nào dưới đây không thích hợp nuôi trồng và đánh bắt thủy sản?

A. vùng cửa sông.

B. khu vực ngập mặn ven biển.

C. các bãi triều.

D. vùng trũng lâu ngày.

Câu 9. Hệ sinh thái rừng tự nhiên tiêu biểu ở nước ta là:

A. rừng lá kim.

B. rừng lá rộng.

C. rừng hỗn hợp.

D. rừng nhiệt đới gió mùa.

Câu 10. Ngoài hệ sinh thái rừng nhiệt đới gió mùa; ở nước ta còn có hệ sinh thái rừng nào dưới đây?

A. cận nhiệt địa trung hải.

B. ôn đới trên núi.

C. nhiệt đới.

D. cận nhiệt đới gió mùa.

Câu 11. Loài động vật nào dưới đây ở nước ta đang có nguy cơ tuyệt chủng?

A. tê giác, voi, hổ.

B. voi, hải cẩu, tê giác.

C. gấu trắng, voi, hổ.

D. ngựa, rắn, tê giác.

Câu 12. Sự suy giảm đa dạng sinh học của nước ta không thể hiện ở khía cạnh nào sau đây?

A. Hệ sinh thái.

B. Phạm vi phân bố.

C. Nguồn gen.

D. Số lượng cá thể.

II. Tự luận (2,0 điểm)

Câu 1 (2,0 điểm): Trình bày sự suy giảm đa dạng sinh học và nguyên nhân suy giảm đa dạng sinh học ở nước ta. 

ĐÁP ÁN VÀ HƯỚNG DẪN CHẤM ĐIỂM

A. PHÂN MÔN LỊCH SỬ (5,0 ĐIỂM)

I. Trắc nghiệm (3,0 điểm)

Mỗi đáp án đúng được 0,25 điểm

1-D

2-A

3-D

4-B

5-D

6-C

7-B

8-B

9-C

10-B

11-B

12-D

               

II. Tự luận (2,0 điểm)

Câu 1 (2,0 điểm):

– Đồng ý với quan điểm: Nhà Nguyễn đã để lại di sản văn hoá đồ sộ (0,5 điểm)

– Giải thích:

+ Dưới thời Nguyễn, nhân dân Việt Nam đã đạt được nhiều thành tựu lớn trên các lĩnh vực văn hóa, nghệ thuật, khoa học,… trong đó, có nhiều tác phẩm hoặc công trình có giá trị, ví dụ như: Truyện Kiều của Nguyễn Du; bộ sách Gia Định thành thông chí của Trịnh Hoài Đức; Khâm định Việt sử thông giám cương mục của Quốc sử quán triều Nguyễn;… (1,0 điểm)

+ Nhiều di sản văn hóa dưới thời Nguyễn đã được Tổ chức UNESCO ghi nhận là di sản văn hóa thế giới, ví dụ như: quần thể cố đô Huế; Nhã nhạc cung đình,… (0,5 điểm)

B. PHÂN MÔN ĐỊA LÍ

I. Trắc nghiệm (3,0 điểm)

Mỗi đáp án đúng được 0,25 điểm

1- B

2- D

3- A

4- B

5- A

6- B

7- C

8- D

9- D

10- B

11- A

12- B

               

II. Tự luận (2,0 điểm)

Câu 1 (2,0 điểm).

* Đa dạng sinh học ở nước ta đang bị suy giảm

– Suy giảm hệ sinh thái: Hệ sinh thái trên cạn và dưới nước ở nước ta bị suy giảm đáng kể về diện tích, số lượng và chất lượng.

– Suy giảm số lượng cá thể, loài sinh vật: 

+ Một số loài động vật có nguy cơ tuyệt chủng như: voi, tê giác, hổ,… và một số loài chim như: vẹt ngũ sắc, sếu đầu đỏ,…

+ Một số loài thực vật có nguy cơ cạn kiệt như các loài gỗ quý (lim, đinh, táu,…)

* Nguyên nhân:

– Các yếu tố tự nhiên: các thiên tai (bão, lũ lụt,…); cháy rừng; hạn hán;…

– Tác động của con người: Khai thác rừng, săn bắt động – thực vật quý hiếm.

Đề thi giữa kì 2 Lịch sử và Địa lí 8 Chân trời sáng tạo có đáp án – Đề 2

Đang cập nhật …



Link Hoc va de thi 2024

Chuyển đến thanh công cụ