Đề thi giữa HK1 môn Lịch Sử 12 năm 2023 – 2024 Trường THPT Lạc Long Quân


  • Câu 1:

    Một trong những nội dung quan trọng của Hội nghị Ianta là:

    • A.
      Đàm phán, kí kết các hiệp ước với các nước phát xít bại trận.

    • B.
      Các nước thắng trận thỏa thuận việc phân chia Đức thành hai nước Đông Đức và Tây Đức.

    • C.
      Ba nước phe Đồng minh bàn bạc, thỏa thuận khu vực đóng quân tại các nước nhằm giải giáp quân đội phát xít; phân chia phạm vi ảnh hưởng ở châu Âu và châu Á.

    • D.
      Các nước phát xít Đức, Italia kí văn kiện đầu hàng phe Đồng minh vô điều kiện.

  • Câu 2:
    Mã câu hỏi: 450382

    Hiến chương Liên hợp quốc được thông qua tại Hội nghị nào?

  •  

  • Câu 3:
    Mã câu hỏi: 450383

    Sự tham gia của Liên Xô trong ban thường trực Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc có ý nghĩa như thế nào?

    • A.
      Thể hiện đây là một tổ chức quốc tế có vai trò quan trọng trong việc duy trì trật tự, hoà bình, an ninh thế giới sau chiến tranh.

    • B.
      Góp phần làm hạn chế sự thao túng của chủ nghĩa tư bản đối với tổ chức Liên hợp quốc.

    • C.
      Khẳng định vai trò tối cao của 5 nước lớn trong tổ chức Liên hợp quốc.

    • D.
      Khẳng định đây là một tổ chức quốc tế quan trọng nhất trong đời sống chính trị quốc tế sau Chiến tranh thế giới thứ II.

  • Câu 4:
    Mã câu hỏi: 450384

    Sau khi Nhật đầu hàng Đồng minh, 3 nước ở Đông Nam Á tuyên bố độc lập là:

    • A.
      Việt Nam, Philippin, Lào

    • B.
      Philippin, Lào, Việt Nam

    • C.
      Indonesia, Việt Nam, Lào

    • D.
      Miến Điện, Lào, Việt Nam

  • Câu 5:
    Mã câu hỏi: 450385

    Nước nào dưới đây trong Chiến tranh thế giới thứ II không bị phát xít Nhật chiếm đóng?

    • A.
      Việt Nam

    • B.
      Indonesia

    • C.
      Thái Lan

    • D.
      Campuchia

  • Câu 6:
    Mã câu hỏi: 450386

    Từ 1945 đến 1950, Mĩ là:

    • A.
      Trung tâm kinh tế – tài chính của thế giới.

    • B.
      Nước đầu tiên phóng thành công vệ tinh nhân tạo bay vào quỹ đạo trái đất.

    • C.
      Một trong 3 trung tâm kinh tế – tài chính lớn của thế giới.

    • D.
      Trung tâm kinh tế – tài chính của châu Mĩ.

  • Câu 7:
    Mã câu hỏi: 450387

    Dấu hiệu nào chứng tỏ sau Chiến tranh thế giới thứ II, Mĩ là một trung tâm kinh tế – tài chính lớn nhất thế giới?

    • A.
      Sản lượng công nghiệp Mĩ nửa sau những năm 40 chiếm gần 40% tổng sản lượng công nghiệp toàn thế giới.

    • B.
      Kinh tế Mĩ chiếm gần 40% tổng sản phẩm kinh tế thế giới.

    • C.
      Sản lượng công nghiệp Mĩ nửa sau những năm 40 chiếm hơn 60% tổng sản lượng công nghiệp toàn thế giới.

    • D.
      Kinh tế Mĩ chiếm hơn 50% tổng sản phẩm kinh tế thế giới.

  • Câu 8:
    Mã câu hỏi: 450388

    Yếu tố nào không phải là nguyên nhân sự phát triển của kinh tế Mĩ sau Chiến tranh thế giới thứ II?

    • A.
      Các tập đoàn tư bản lũng đoạn Mĩ có sức sản xuất, cạnh tranh lớn, có hiệu quả cả trong và ngoài nước.

    • B.
      Vai trò của Nhà nước trong việc hoạch định chính sách và điều tiết nền kinh tế.

    • C.
      Chính sách Kinh tế mới của Tổng thống Mĩ Rugiơven đã phát huy tác dụng trên thực tế.

    • D.
      Mĩ đã có sự điều chỉnh về cơ cấu sản xuất, đổi mới kĩ thuật nhằm nâng cao năng suất lao động.

  • Câu 9:
    Mã câu hỏi: 450389

    Một thành tựu lớn của kinh tế Mĩ trong những năm 1945 – 1973 là một trong những dấu hiệu chứng tỏ Mĩ đã rất thành công khi tiến hành cuộc “cách mạng xanh” trong nông nghiệp?

    • A.
      Sản lượng công nghiệp Mĩ chiếm 40% sản lượng công nghiệp toàn thế giới.

    • B.
      Công nghiệp tăng 27% so với trước chiến tranh.

    • C.
      Kinh tế Mĩ chiếm 25% tổng sản phẩm kinh tế thế giới.

    • D.
      Sản lượng nông nghiệp Mĩ năm 1949 bằng 2 lần tổng sản lượng nông nghiệp các nước Anh, Pháp, Nhật Bản, Cộng hòa liên bang Đức và Nhật Bản.

  • Câu 10:
    Mã câu hỏi: 450390

    Ưu tiên hàng đầu trong chính sách đối nội và đối ngoại của các nước Tây Âu trong 5 năm sau Chiến tranh thế giới thứ hai là?

    • A.
      Củng cố, phát triển mối quan hệ hợp tác khu vực.

    • B.
      Đấu tranh chống lại sự thao túng, ảnh hưởng của Mĩ ở châu Âu.

    • C.
      Chạy đua vũ trang, tham gia cuộc Chiến tranh lạnh chống Liên Xô và các nước Xã hội chủ nghĩa.

    • D.
      Củng cố chính quyền của giai cấp tư sản, ổn định tình hình kinh tế, chính trị, xã hội.

  • Câu 11:
    Mã câu hỏi: 450392

    Tình hình Tây Âu trong những năm 1945 – 1950 là:

    • A.
      Là thời kì Tây Âu đạt được sự ổn định chính trị, kinh tế tăng trưởng khá.

    • B.
      Là thời kì Tây Âu tập trung ổn định chính trị, phục hồi kinh tế.

    • C.
      Là thời kì đầy khó khăn của chủ nghĩa tư bản Tây Âu trước những biến động to lớn về kinh tế – tài chính do cuộc khủng hoảng năng lượng gây ra.

    • D.
      Trên cơ sở nền kinh tế phát triển mạnh mẽ, các nước Tây Âu tập trung củng cố nền chính trị, đấu tranh nhằm hạn chế sự bành trướng thế lực của Mĩ ở châu Âu.

  • Câu 12:
    Mã câu hỏi: 450393

    Sau Chiến tranh thế giới thứ II, thái độ của các nước tư bản Tây Âu về vấn đề độc lập dân tộc ở các thuộc địa như thế nào?

    • A.
      Đa số ủng hộ việc công nhận nền độc lập của các nước thuộc địa.

    • B.
      Tìm cách thiết lập chế độ thuộc địa kiểu mới đối với các nước thế giới thứ 3.

    • C.
      Tìm cách thiết lập trở lại chủ quyền trên các thuộc địa của mình trước đây.

    • D.
      Ủng hộ việc công nhận quyền tự trị của các thuộc địa.

  • Câu 13:
    Mã câu hỏi: 450394

    Mục đích của Mĩ trong “Kế hoạch Mác – san” là:

    • A.
      Giúp đỡ các nước tư bản trên thế giới Phục hồi lại nền kinh tế sau chiến tranh.

    • B.
      Củng cố sức mạnh của hệ thống Tư bản chủ nghĩa trên thế giới.

    • C.
      Phục hồi sức mạnh quân sự Đức, biến Đức trở thành một tiền đồn chống lại ảnh hưởng của chủ nghĩa cộng sản từ Đông sang Tây.

    • D.
      Thông qua viện trợ kinh tế để xác lập ảnh hưởng, sự khống chế của Mĩ đối với các nước tư bản đồng minh.

  • Câu 14:
    Mã câu hỏi: 450395

    Trong thời gian chiếm đóng tại Nhật Bản, Bộ Chỉ huy tối cao lực lượng Đồng minh đã làm gì?

    • A.
      Thực hiện nhiều cải cách dân chủ.

    • B.
      Thủ tiêu chủ nghĩa quân phiệt và một phần bộ máy chiến tranh của Nhật Bản.

    • C.
      Bồi thường chiến phí cho các nước đã từng bị phát xít Nhật chiếm đóng.

    • D.
      Thực hiện dân chủ hoá nước Nhật, tuy vậy họ vẫn dung túng cho các thế lực quân phiệt Nhật Bản hoạt động.

  • Câu 15:
    Mã câu hỏi: 450396

    Hiến pháp năm 1947 của Nhật Bản quy định vai trò của Thiên Hoàng là:

    • A.
      Người nắm quyền lực lớn, quyết định mọi hoạt động của nhà nước.

    • B.
      Người đứng đầu thượng viện, nắm quyền lập pháp.

    • C.
      Người đứng đầu chính phủ, nắm quyền hành pháp.

    • D.
      Người không còn quyền lực đối với nhà nước.

  • Câu 16:
    Mã câu hỏi: 450397

    Nguyên nhân của mâu thuẫn Đông – Tây là?

    • A.
      Do Mĩ phát động “Chiến tranh lạnh” chống Liên Xô và các nước Xã hội chủ nghĩa.

    • B.
      Do các nước phương Tây suy yếu sau chiến tranh, Liên xô muốn mở rộng ảnh hưởng ở khu vực này.

    • C.
      Do Mĩ độc quyền vũ khí nguyên tử.

    • D.
      Do sự đối lập về mục tiêu và chiến lược giữa 2 cường quốc là Liên Xô và Mĩ.

  • Câu 17:
    Mã câu hỏi: 450398

    Tổ chức Hiệp ước Vácsava là

    • A.
      Một liên minh kinh tế – chính trị giữa các nước Xã hội chủ nghĩa.

    • B.
      Một liên minh chính trị – quân sự của các nước Đông Âu.

    • C.
      Một liên minh kinh tế – quân sự của các nước Xã hội chủ nghĩa.

    • D.
      Một liên minh chính trị – quân sự mang tính chất phòng thủ của các nước XHCN châu Âu.

  • Câu 18:
    Mã câu hỏi: 450399

    Điều đã không xảy ra trong quá trình diễn biến của “Chiến tranh lạnh” là:

    • A.
      Có những mâu thuẫn, bất đồng trên lĩnh vực chính trị giữa Liên Xô và Tây Âu.

    • B.
      Những mâu thuẫn sâu sắc trên lĩnh vực kinh tế giữa Liên Xô và Tây Âu.

    • C.
      Những đối lập, mâu thuẫn giữa các nước thuộc phe Xã hội chủ nghĩa và Tư bản chủ nghĩa trên lĩnh vực văn hoá.

    • D.
      Những cuộc xung đột trực tiếp bằng quân sự giữa Liên Xô và Mĩ.

  • Câu 19:
    Mã câu hỏi: 450400

    Sự hình thành các liên minh NATO ở châu Âu, CENTO ở Trung Cận Đông, tổ chức Hiệp ước Vácsava ở Đông Âu… trong những thập niên sau Chiến tranh thế giới thứ II phản ánh điều gì?

    • A.
      Liên kết khu vực đang là một xu thế của thế giới.

    • B.
      Nỗ lực của các quốc gia để ngăn chặn một cuộc chiến tranh thế giới mới.

    • C.
      Sự đối đầu quyết liệt giữa hai cực trong trật tự Ianta.

    • D.
      Chiến lược toàn cầu, xác lập vai trò lãnh đạo thế giới của Mĩ đã thất bại.

  • Câu 20:
    Mã câu hỏi: 450401

    Điểm giống nhau giữa chiến tranh chống thực dân Pháp ở Việt Nam (1946 – 1954) và chiến tranh Triều Tiên (1950- 1953)?

    • A.
      Là những cuộc chiến tranh dài ngày, khốc liệt.

    • B.
      Là những cuộc chiến tranh chống lại chủ nghĩa thực dân cũ.

    • C.
      Là những cuộc chiến tranh mà mỗi bên tham chiến đều chịu tác động mạnh mẽ của hai phe: Tư bản chủ nghĩa hoặc Xã hội chủ nghĩa.

    • D.
      Là những cuộc chiến tranh của 2 dân tộc chống lại chủ nghĩa thực dân mới, vì mục tiêu độc lập dân tộc, thống nhất đất nước.

  • Câu 21:
    Mã câu hỏi: 450402

    Cách mạng khoa học – công nghệ bắt đầu từ khi nào?

    • A.
      Những năm 40 của thế kỉ XX.

    • B.
      Những năm 50 của thế kỉ XX.

    • C.
      Những năm 60 của thế kỉ XX.

    • D.
      Những năm 70 của thế kỉ XX.

  • Câu 22:
    Mã câu hỏi: 450404

    Sự khác nhau cơ bản giữa hai giai đoạn của cuộc cách mạng khoa học – kĩ thuật là gì?

    • A.
      Từ giai đoạn 2, khoa học đã đi trước, mở đường cho kĩ thuật phát triển.

    • B.
      Trong giai đoạn 1, mọi phát minh kĩ thuật đều bắt nguồn từ những cải tiến kĩ thuật.

    • C.
      Trong giai đoạn 1, tập trung phát triển về các khoa học cơ bản.

    • D.
      Giai đoạn 2, cuộc cách mạng khoa học – kĩ thuật diễn ra theo chiều sâu, tập trung trên lĩnh vực công nghệ.

  • Câu 23:
    Mã câu hỏi: 450405

    Thành tựu lớn của Sinh học ở thập niên 90 của thế kỉ XX gây ra nhiều tranh cãi nhất?

    • A.
      Tìm ra cấu trúc xoắn đôi của ADN.

    • B.
      Giải mã bản đồ gen.

    • C.
      Sinh sản vô tính.

    • D.
      Tạo ra giống mới.

  • Câu 24:
    Mã câu hỏi: 450407

    Nguồn năng lượng nào được coi là “năng lượng sạch, “chất đốt cao thượng”?

    • A.
      Năng lượng nhiệt hạch.

    • B.
      Năng lượng mặt trời.

    • C.
      Năng lượng thuỷ triều.

    • D.
      Năng lượng nguyên tử.

  • Câu 25:
    Mã câu hỏi: 450408

    Ai là người đầu tiên bay vào vũ trụ?

    • A.
      Đennít Títô

    • B.
      Amstrong

    • C.
      Bê cơn

    • D.
      I. Gagarin

  • Câu 26:
    Mã câu hỏi: 450409

    Đánh giá như thế nào về hệ thống Xã hội chủ nghĩa ở thế kỉ XX là

    • A.
      Chủ nghĩa xã hội là một lực lượng hùng hậu về kinh tế – quân sự, chính trị.

    • B.
      Là lực lượng hùng hậu về kinh tế – quân sự, chiếm lĩnh nhiều đỉnh cao của khoa học – kĩ thuật.

    • C.
      Trong nhiều thập niên hệ thống Xã hội chủ nghĩa đã trở thành một lực lượng hùng hậu về chính trị – quân sự, kinh tế.

    • D.
      Trong thập niên 70, chủ nghĩa xã hội đã trở thành một lực lượng kinh tế – chính trị hùng hậu, có ảnh hưởng tích cực đến đời sống chính trị quốc tế.

  • Câu 27:
    Mã câu hỏi: 450410

    Đặc điểm của Nhật Bản trong nửa sau thế kỷ XX là?

    • A.
      Đế quốc phong kiến quân phiệt.

    • B.
      Đế quốc kinh tế.

    • C.
      Cường quốc hạt nhân.

    • D.
      Đế quốc quân phiệt hiếu chiến.

  • Câu 28:
    Mã câu hỏi: 450412

    Phong trào cách mạng châu Phi từ sau Chiến tranh thế giới thứ II được bắt đầu từ khu vực nào?

    • A.
      Khu vực Nam Phi.

    • B.
      Khu vực Tây Phi.

    • C.
      Khu vực Đông Phi.

    • D.
      Khu vực Bắc Phi.

  • Câu 29:
    Mã câu hỏi: 450414

    Sự kiện được xem là mốc mở đầu của phong trào đấu tranh giành độc lập ở châu Phi sau Chiến tranh thế giới thứ II?

    • A.
      Cách mạng Libya bùng nổ (1952).. 

    • B.
      Thắng lợi của phong trào cách mạng Angiêri (1962).

    • C.
      Cuộc binh biến của sĩ quan, binh lính yêu nước ở Ai Cập (1952).

    • D.
      Thắng lợi của phong trào cách mạng ở Tuynidi (1956).

  • Câu 30:
    Mã câu hỏi: 450416

    Cơ quan nào của Liên hợp quốc có sự tham gia đầy đủ tất cả các thành viên, họp mỗi năm 1 lần để bàn bạc thảo luận các vấn đề liên quan đến Hiến chương của Liên hợp quốc?

  • Câu 31:
    Mã câu hỏi: 451081

    Hình thức đấu tranh phổ biến của cách mạng châu Phi sau Chiến tranh thế giới thứ hai là:

    • A.
      Đấu tranh ngoại giao.

    • B.
      Đấu tranh quân sự

    • C.
      Đấu tranh chính trị.

    • D.
      Đấu tranh vũ trang.

  • Câu 32:
    Mã câu hỏi: 451084

    Hình ảnh “Lục địa bùng cháy” chỉ hiện tượng gì ở Mĩ Latinh?

    • A.
      Sự bùng nổ của phong trào bãi công của công nhân Mĩ Latinh.

    • B.
      Sự phát triển mạnh mẽ của phong trào đấu tranh cách mạng ở Mĩ Latinh.

    • C.
      Cuộc nổi dậy của nông dân đòi ruộng đất bùng nổ ở rất nhiều nước Mĩ Latinh.

    • D.
      Một loạt nước Mĩ Latinh giành được độc lập.

  • Câu 33:
    Mã câu hỏi: 451088

    Điểm nổi bật của tình hình Mĩ Latinh ở đầu thế kỉ XX là:

    • A.
      Rất nhiều nước Mĩ Latinh đã giành được độc lập.

    • B.
      Mĩ Latinh vẫn nằm dưới ách thống trị của chủ nghĩa thực dân Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha.

    • C.
      Mĩ Latinh đã trở thành thuộc địa kiểu mới của đế quốc Mĩ.

    • D.
      Cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa thực dân ở Mĩ Latinh bước vào giai đoạn ác liệt nhất.

  • Câu 34:
    Mã câu hỏi: 451090

    Sự khác biệt căn bản của phong trào đấu tranh cách mạng ở châu Phi và Mĩ Latinh từ sau Chiến tranh thế giới thứ II là

    • A.
      Châu Phi đấu tranh chống chủ nghĩa thực dân cũ, Mĩ Latinh đấu tranh chống chủ nghĩa thực dân mới.

       

    • B.
      Châu Phi đấu tranh chống chủ nghĩa thực dân mới, khu vực Mĩ Latinh đấu tranh chống chủ nghĩa thực dân cũ.

    • C.
      Hình thức đấu tranh chủ yếu ở châu Phi là khởi nghĩa vũ trang, ở Mĩ Latinh là đấu tranh chính trị.

    • D.
      Lãnh đạo cách mạng ở châu Phi là giai cấp vô sản, Mĩ Latinh là giai cấp tư sản dân tộc.

  • Câu 35:
    Mã câu hỏi: 451091

    Chế độ Apácthai ở Nam Phi là

    • A.
      Một chế độ phân biệt đấng cấp hết sức nghiệt ngã.

    • B.
      Một biến tướng của chủ nghĩa thực dân.

    • C.
      Một biểu hiện của chế độ độc tài chuyên chế.

    • D.
      Một chế độ chiếm nô khắc nghiệt.

  • Câu 36:
    Mã câu hỏi: 451094

    Đồng chí Phiđen Caxtơrô đã từng nói về Việt Nam là

    • A.
      “Vì Việt Nam, Cuba sẵn sàng hiến dâng cả máu của mình”.

    • B.
      “Người Cuba đang, bước lên con đường mà người anh em Việt Nam đã vạch ra”.

    • C.
      “Tên tôi là Việt Nam. Tên anh là Việt Nam, tên chúng ta là Việt Nam. Việt Nam —Hồ Chí Minh —Điện Biên Phủ”.

    • D.
      “Việt Nam – lương tri của thời đại”.

  • Câu 37:
    Mã câu hỏi: 451096

    Tình hình Mĩ Latinh trong thập niên 80 của thế kỉ XX?

    • A.
      Kinh tế nhiều nước lâm vào tình trạng suy thoái, lạm phát tăng cao.

       

    • B.
      Phong trào giải phóng dân tộc đã giành được những thắng lợi to lớn, 13 quốc gia giành được độc lập.

    • C.
      Phong trào giải phóng dân tộc ở Mĩ Latinh rơi vào tình trạng khó khăn.

    • D.
      Tinh hình kinh tế, chính trị ổn định, đời sống nhân dân lao động ở các nước được cải thiện đáng kể.

  • Câu 38:
    Mã câu hỏi: 451097

    Đặc điểm nổi bật của trật tự thế giới mới được hình thành trong những năm sau Chiến tranh thế giới thứ II?

    • A.
      Là một trật tự thế giới được thiết lập trên cơ sở các nước tư bản thắng trận áp đặt quyền thống trị đối với các nước bại trận.

    • B.
      Là một trật tự thế giới hoàn toàn do chủ nghĩa tư bản thao túng.

    • C.
      Là một trật tự thế giới có sự phân tuyến triệt để giữa hai phe: Xã hội chủ nghĩa và Tư bản chủ nghĩa.

    • D.
      Là một trật tự thế giới được thiết lập trên cơ sở các nước thắng trận cùng nhau hợp tác để thống trị, bóc lột các nước bại trận và các dân tộc thuộc địa.

  • Câu 39:
    Mã câu hỏi: 451098

    Tác động của kế hoạch Mác-san đối với tình hình thế giới?

    • A.
      Mĩ đã mở rộng ảnh hưởng ở châu Âu, tăng cường khống chế các nước tư bản Đồng minh.

    • B.
      Các nước tư bản Tây Âu có điều kiện (vốn) để phục hồi nền kinh tế sau chiến tranh.

    • C.
      Tạo nên sự đối lập về kinh tế giữa 2 khối nước Tây Âu Tư bản chủ nghĩa với Đông Âu Xã hội chủ nghĩa.

    • D.
      Tất cả các ý kiến trên.

  • Câu 40:
    Mã câu hỏi: 451099

    Theo thỏa thuận của Hội nghị Pốt-xđam, nước Đức tạm thời chia thành mấy khu vực quân quản?



  • Link Hoc va de thi 2024

    Chuyển đến thanh công cụ