Đề thi giữa HK1 môn Lịch sử 12 năm 2023-2024 Trường THPT Nguyễn Đức Cảnh


  • Câu 1:

    Năm 1949, sự kiện nào ghi dấu ấn vào lịch sử Liên Xô?

    • A.
      phóng con tàu vũ trụ.

    • B.
      đưa người lên thám hiểm mặt trăng.

    • C.
      phóng thành công vệ tinh nhân tạo.

    • D.
      chế tạo thành công bom nguyên tử.

  • Câu 2:
    Mã câu hỏi: 455218

    Đặc điểm chung của khu vực Đông Bắc Á nửa sau thế kỉ XX?

    • A.
      Các quốc gia đều tiến hành cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa phát xít.

    • B.
      Các quốc gia (trừ Nhật Bản) trong khu vực đều trong tình trạng kém phát triển.

    • C.
      Tiến hành công cuộc khôi phục, phát triển kinh tế và đạt được nhiều thành tựu.

    • D.
      Các quốc gia giành thắng lợi trong cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa thực dân.

  •  

  • Câu 3:
    Mã câu hỏi: 455221

    Một trong những ý nghĩa của sự thành lập nước CH Nhân dân Trung Hoa (1/10/1049) là

    • A.
      kết thúc sự thống trị của chủ nghĩa phát xít.

    • B.
      góp phần làm suy yếu chủ nghĩa thực dân.

    • C.
      chuẩn bị những điều kiện cho thắng lợi tiếp theo.

    • D.
      đưa đất nước bước vào kỉ nguyên độc lập, tự do và tiến lên CNXH.

  • Câu 4:
    Mã câu hỏi: 455222

    Từ năm 1978, Trung Quốc tiến hành công cuộc

    • A.
      khôi phục kinh tế.

    • B.
      Cải cách ruộng đất.

    • C.
      cải cách- mở cửa.

    • D.
      bắt đầu xây dựng CNXH.

  • Câu 5:
    Mã câu hỏi: 455224

    Đến giữa những năm 50 của TK XX, tình hình chung của khu vực Đông Nam Á là

    • A.
      tất cả các quốc gia đều giành được độc lập.

    • B.
      tiếp tục chịu sự thống trị của chủ nghĩa thực dân mới.

    • C.
      hầu hết các quốc gia giành được độc lập.

    • D.
      tham gia khối phòng thủ chung Đông Nam Á (SEATO).

  • Câu 6:
    Mã câu hỏi: 455227

    Trong 20 năm đầu sau Chiến tranh thế giới thứ hai, Mĩ trở thành

    • A.
      nước có nền công nghiệp phát triển nhất thế giới.

    • B.
      trung tâm kinh tế – tài chính lớn nhất thế giới.

    • C.
      trung tâm khoa học – kĩ thuật lớn nhất thế giới.

    • D.
      nơi tập trung nhiều tập đoàn công nghiệp và quân sự.

  • Câu 7:
    Mã câu hỏi: 455229

    Trong chiến lược”Cam kết và mở rộng” (thập niên 90 của TK XX), để can thiệp vào công việc nội bộ của các nước khác Mĩ đã sử dụng

    • A.
      tính năng động của nền kinh tế.

    • B.
      lực lượng quân đội mạnh.

    • C.
      khẩu hiệu chống chủ nghĩa khủng bố.

    • D.
      khẩu hiệu “thúc đẩy dân chủ”.

  • Câu 8:
    Mã câu hỏi: 455231

    Mục đích các nước Tây Âu nhận viện trợ của Mĩ thông qua kế hoạch Macsan là

    • A.
      muốn cạnh tranh với Liên Xô.                                  

    • B.
      muốn trở thành  Đồng minh của Mĩ.

    • C.
      để xâm lược các quốc gia khác. 

    • D.
      để phục hồi và phát triển kinh tế.

  • Câu 9:
    Mã câu hỏi: 455233

    Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, trong quá trình phát triển Nhật Bản coi trọng yếu tố  nào?

    • A.
      Đầu tư ra nước ngoài.

    • B.
      Giáo dục và khoa học- kĩ thuật.

    • C.
      Thu hút vốn đầu tư nước ngoài.

    • D.
      Đẩy mạnh xuất khẩu.

  • Câu 10:
    Mã câu hỏi: 455236

    Ngày 8/9/1951, Nhật Bản kí với Mĩ Hiệp ước

    • A.
      phòng thủ chung Đông Á.

    • B.
      an ninh Mĩ – Nhật.

    • C.
      phát triển kinh tế Mĩ – Nhật.

    • D.
      liên minh Mĩ – Nhật.

  • Câu 11:
    Mã câu hỏi: 455238

    Tổ chức nào được thành lập từ quyết định của Hội nghị Ianta (2/1945)?

    • A.
      Hội quốc liên.

    • B.
      Liên hợp quốc.

    • C.
      ASEAN.

    • D.
      Liên minh châu Âu.

  • Câu 12:
    Mã câu hỏi: 455240

    Liên hợp quốc là

    • A.
      một diễn đàn quốc tế vừa hợp tác, vừa đấu tranh. 

    • B.
      diễn đàn hợp tác toàn diện giữa các nước thành viên.

    • C.
      kế hoạch Mácsan và Hội đồng tương trợ kinh tế (SEV).

    • D.
      tổ chức liên kết chính trị – kinh tế lớn nhất hành tinh.

  • Câu 13:
    Mã câu hỏi: 455242

    Tháng 1 năm 1949, Liên Xô và các nước Đông Âu thành lập tổ chức

    • A.
      Hiệp ước Vacsava.

    • B.
      Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương.

    • C.
      Hội đồng tương trợ kinh tế.

    • D.
      Thống nhất châu Phi.

  • Câu 14:
    Mã câu hỏi: 455245

    Sự kiện đánh dấu sự xác lập cục diện hai cực, hai phe giữa Mĩ và Liên Xô là sự ra đời của

    • A.
      kế hoạch Mácsan và Hội đồng tương trợ kinh tế (SEV).

    • B.
      học thuyết Truman và Hội đồng tương trợ kinh tế (SEV).   

    • C.
      khối NATO và Hiệp ước Vácsava.

    • D.
      khối NATO và Hội đồng tương trợ kinh tế (SEV).

  • Câu 15:
    Mã câu hỏi: 455248

    Cuộc cách mạng khoa học – kĩ thuật ngày nay diễn ra nhằm giải quyết

    • A.
      vấn đề bùng nổ dân số và ô nhiễm môi trường.

    • B.
      những đòi hỏi của cuộc sống và sản xuất.

    • C.
      những đòi hỏi từ quá trình sản xuất của con người.

    • D.
      yêu cầu của cuộc chạy đua vũ trang.

  • Câu 16:
    Mã câu hỏi: 455252

    Năm 1961, Liên Xô phóng thành công con tàu vũ trụ. Sự kiện này có ý nghĩa gì?

    • A.
      Mở đầu kỉ nguyên chinh phục vũ trụ của loài người.

    • B.
      Làm giảm uy tín của Mĩ trên trường quốc tế.

    • C.
      Phá thế độc quyền về vũ khí nguyên tử của Mĩ.

    • D.
      Làm Mĩ lo sợ và phát động “Chiến tranh lạnh”.

  • Câu 17:
    Mã câu hỏi: 455255

    Một trong những biến đổi của khu vực Đông Bắc Á sau Chiến tranh thế giới thứ hai là

    • A.
      phong trào giải phóng dân tộc phát triển mạnh mẽ.

    • B.
      nhiều nước bị chủ nghĩa thực dân nô dịch.

    • C.
      sự ra đời của nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa (1949). 

    • D.
      Mĩ phát động chiến tranh xâm lược các nước Đông Bắc Á.

  • Câu 18:
    Mã câu hỏi: 455258

    Cơ sở để Mĩ thực hiện tham vọng bá chủ thế giới sau Chiến tranh thế giới thứ hai là

    • A.
      tiềm lực kinh tế và quân sự mạnh.

    • B.
      sự tạm lắng của phong trào cách mạng thế giới.

    • C.
      sự suy yếu của các nước TBCN châu Âu.

    • D.
      sự ủng hộ của các nước đồng minh.

  • Câu 19:
    Mã câu hỏi: 455262

    Đặc điểm nổi bật trong chính sách đối ngoại của các nước Tây Âu những năm đầu sau Chiến tranh thế giới thứ hai là

    • A.
      thực hiện chính sách đa phương hóa, đa dạng hóa với bên ngoài.

    • B.
      mâu thuẫn với Mĩ và là đối trọng của các nước XHCN.

    • C.
      quan hệ mật thiết với Mĩ, Liên Xô và Trung Quốc.

    • D.
      liên minh chặt chẽ với Mĩ và ủng hộ Mĩ trong các vấn đề quốc tế.

  • Câu 20:
    Mã câu hỏi: 455265

    Nhân tố nào quyết định hàng đầu sự phát triển “thần kì” của Nhật Bản sau Chiến tranh thế giới thứ hai?

    • A.
      Con người được coi là vốn quý nhất.

    • B.
      Vai trò quản lý của nhà nước.

    • C.
      Tận dụng tốt yếu tố bên ngoài.

    • D.
      Áp dụng thành tựu khoa học-kĩ thuật hiện đại.

  • Câu 21:
    Mã câu hỏi: 455268

    Cơ quan nào của Liên hợp quốc mỗi năm họp một lần để thảo luận các vấn đề hoặc công việc thuộc phạm vi Hiến chương quy định?

    • A.
      Đại hội đồng.

    • B.
      Hội đồng bảo an.

    • C.
      Hội đồng kinh tế- xã hội.

    • D.
      Hội đồng Quản thác

  • Câu 22:
    Mã câu hỏi: 455270

    Trật tự 2 cực Ianta sụp đổ, vì

    • A.
      Mĩ và Liên Xô chấm dứt chiến tranh lạnh.

    • B.
      Liên Xô sụp đổ, chế độ XHCN ở Đông Âu tan rã.

    • C.
      ảnh hưởng của Mĩ và Liên Xô bị thu hẹp

    • D.
      sự canh tranh của Nhật và Tây Âu.

  • Câu 23:
    Mã câu hỏi: 455272

    Đâu không phải là đặc điểm của cuộc cách mạng khoa học – công nghệ? 

    • A.
      Diễn ra đầu tiên ở ngành chế tạo công cụ lao động.

    • B.
      Khoa học đi trước mở đường cho kĩ thuật.

    • C.
      Khoa học trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp.

    • D.
      Khoa học gắn liền với kĩ thuật.

  • Câu 24:
    Mã câu hỏi: 455274

    Nội dung nào dưới đây là biểu hiện của xu thế toàn cầu hóa hiện nay?

    • A.
      Sự phát triển và xã hội hóa lực lượng sản xuất.

    • B.
      Sự tăng trưởng cao của các nền kinh tế.

    • C.
      Sự chuyển biến về cơ cấu kinh tế các nước trên thế giới.

    • D.
      Sự phát triển nhanh chóng của các quan hệ thương mại quốc tế.

  • Câu 25:
    Mã câu hỏi: 455276

    Cơ hội lớn nhất của Việt Nam khi  gia nhập tổ chức ASEAN là

    • A.
      học hỏi, tiếp thu những thành tựu khoa học- kĩ thuật tiên tiến.

    • B.
      góp phần bảo vệ toàn vẹn chủ quyền lãnh thổ.

    • C.
      củng cố nền an ninh và quốc phòng đất nước.

    • D.
      tranh thủ sự giúp đỡ về vật chất từ các nước trong khu vực.

  • Câu 26:
    Mã câu hỏi: 455279

    Một trong những sự kiện đánh dấu sự thất bại của Mĩ trong quá trình thực hiện “chiến lược toàn cầu” là thắng lợi của cách mạng

    • A.
      Việt Nam (1975)

    • B.
      Ănggôla (1975)

    • C.
      Môdămbich (1975)

    • D.
      Trung Quốc (1949)

  • Câu 27:
    Mã câu hỏi: 455283

    Trong thập kỉ cuối của thế kỉ XX, các nước Tây Âu và Nhật Bản có gì khác biệt trong quan hệ với Mĩ?

    • A.
      Nhật Bản liên minh với cả Mĩ và Liên Xô, Tây Âu chỉ liên minh với Mĩ.

    • B.
      Nhật Bản liên minh chặt chẽ với Mĩ, nhiều nước Tây Âu tìm cách thoát dần ảnh hưởng của Mĩ.

    • C.
      Tây Âu liên minh chặt chẽ với Mĩ,  Nhật Bản tìm cách thoát dần ảnh hưởng của Mĩ.

    • D.
      Tây Âu và Nhật Bản liên minh chặt chẽ với Mĩ, là đồng minh tin cậy của Mĩ.

  • Câu 28:
    Mã câu hỏi: 455287

    Nguyên nhân dẫn đến sự phát triển kinh tế của Nhật Bản khác so với Tây Âu và Mĩ là 

    • A.
      có cơ cấu vùng kinh tế hợp lý.                

    • B.
      tận dụng cơ hội bên ngoài.

    • C.
      các công ty ở Nhật có sức cạnh tranh cao.

    • D.
      Chi phí cho quốc phòng thấp

  • Câu 29:
    Mã câu hỏi: 455291

    Việt Nam đã và đang vận dụng nguyên tắc cơ bản nào của Liên hiệp quốc để đối phó với vấn đề phức tạp ở Biển Đông hiện nay ?

    • A.
      Chung sống hoà bình và sự nhất trí giữa năm cường quốc. 

    • B.
      Bình đắng chủ quyền giữa các quốc gia và quyền tự quyết của các dân tộc.

    • C.
      Giải quyết các tranh chấp quốc tế bằng biện pháp hoà bình.

    • D.
      Không can thiệp vào công việc nội bộ của bất cứ nước nào.

  • Câu 30:
    Mã câu hỏi: 455293

    Điểm giống nhau giữa Chiến tranh lạnh và hai cuộc Chiến tranh thế giới đã qua trong thế kỉ XX?

    • A.
      Để lại hậu quả nghiêm trọng.

    • B.
      Không có xung đột quân sự trực tiếp.

    • C.
      Diễn ra quyết liệt, không phân thắng bại.

    • D.
      Diễn ra trên lĩnh vực kinh tế và chính trị.

  • Câu 31:
    Mã câu hỏi: 455295

    Theo quyết định của Hội nghị Ianta (2–1945), Liên Xô không đóng quân tại khu vực nào sau đây?

    • A.
      Đông Âu

    • B.
      Bắc Triều Tiên.

    • C.
      Tây Á.

    • D.
      Đông Đức.

  • Câu 32:
    Mã câu hỏi: 455297

    Một trong những biểu hiện của toàn cầu hóa diễn ra từ những năm 80 của thế kỉ XX là

    • A.
      tất cả phát minh kĩ thuật luôn đi trước và mở đường cho khoa học.

    • B.
      khoa học-kĩ thuật trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp.

    • C.
      Sự sáp nhập và hợp nhất các công ty thành những tập đoàn lớn.

    • D.
      khoa học luôn đi trước và tồn tại độc lập với kĩ thuật.

  • Câu 33:
    Mã câu hỏi: 455299

    Sự kiện nào sau đây diễn ra trong thời kì Chiến tranh lạnh (1947-1989)? 

    • A.
      Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) ra đời.

    • B.
      Chiến tranh thế giới thứ nhất kết thúc.

    • C.
      Hệ thống Vécxai – Oasinhtơn được thiết lập.

    • D.
      Chiến tranh thế giới thứ hai bùng nổ.

  • Câu 34:
    Mã câu hỏi: 455302

    Nội dung nào sau đây là một trong những yếu tố thúc đẩy nền kinh tế Mĩ phát triển mạnh mẽ trong giai đoạn 1945-1973?

    • A.
      Không chạy đua vũ trang với Liên Xô.

    • B.
      có nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú.

    • C.
      Không phải viện trợ cho đồng minh.

    • D.
      Không phải chi cho ngân sách quốc phòng.

  • Câu 35:
    Mã câu hỏi: 455304

    Năm 1972, tổng thống Mĩ Níchxơn đến thăm Trung Quốc và Liên Xô, thực hiện sách lược hòa hoãn với hai nước lớn này nhằm mục đích

    • A.
      biến hai nước này thành đồng minh Mĩ để chống lại cách mạng ở Viễn Đông.

    • B.
      để rảnh tay chống lại phong trào đấu tranh cách mạng của các dân tộc.

    • C.
      là một bước “lùi” sau đó tìm cách khống chế Trung Quốc và Liên Xô.

    • D.
      mở rộng quan hệ ngoại giao, thúc đẩy nền kinh tế Mĩ phát triển.

  • Câu 36:
    Mã câu hỏi: 455308

    Vì sao toàn cầu hóa là một xu thế khách quan, một thực tế không thể đảo ngược?

    • A.
      Các cường quốc đẩy mạnh liên kết kinh tế khu vực và toàn cầu.

    • B.
      Các nước tư bản tăng cường đầu tư vốn ra thị trường thế giới.

    • C.
      Kết quả của quá trình tăng lên mạnh mẽ của lực lượng sản xuất.

    • D.
      Kết quả của việc thu hút nguồn lực bên ngoài của các nước đang phát triển.

  • Câu 37:
    Mã câu hỏi: 455310

    Nội dung nào sau đây là nguồn gốc của cuộc cách mạng khoa học – kĩ thuật diễn ra từ những năm 40 của thế kỉ XX?

    • A.
      Trật tự đa cực được thiết lập.

    • B.
      Mĩ thiết lập trật tự đơn cực.

    • C.
      Những đòi hỏi của cuộc sống

    • D.
      Trật tự hai cực Ianta sụp đổ.

  • Câu 38:
    Mã câu hỏi: 455315

    Tháng 8-1967, Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) được thành lập là biểu hiện rõ nét của xu thế nào?

    • A.
      Toàn cầu hóa.

    • B.
      Hòa hoãn Đông – Tây

    • C.
      Đa cực, nhiều trung tâm. 

    • D.
      Liên kết khu vực.

  • Câu 39:
    Mã câu hỏi: 455318

    Nước cộng hòa Nhân dân Trung Hoa thành lập năm 1949 đánh dấu Trung Quốc hoàn thành cuộc cách mạng

    • A.
      xã hội chủ nghĩa.

    • B.
      dân tộc dân chủ.

    • C.
      dân chủ tư sản kiểu cũ.

    • D.
      dân chủ tư sản kiểu mới.

  • Câu 40:
    Mã câu hỏi: 455323

    Một trong những sự kiện diễn ra ở khu vực Đông Nam Á năm 1945 là

    • A.
      Lào nổi dậy giành chính quyền.

    • B.
      Cộng đồng châu Âu (EC) ra đời.

    • C.
      Liên minh châu Âu (EU) được thành lập.

    • D.
      Cộng đồng kinh tế châu Âu (EEC) ra đời.



  • Link Hoc va de thi 2024

    Chuyển đến thanh công cụ