Đề thi giữa HK1 môn Sinh học 12 năm 2023-2024 Trường THPT Nguyễn Văn Linh


  • Câu 1:

    Ở ngô, tính trạng màu sắc hạt do 2 gen không alen quy định. Cho ngô hạt trắng giao phối với ngô hạt trắng thu được F1: 9/16 ngô hạt trắng: 6/16 ngô hạt vàng: 1/16 ngô hạt đỏ. Tính trạng màu sắc ngô di truyền theo quy luật:

    • A.
      Trội không hoàn toàn

    • B.
      Tương tác bổ sung

    • C.
      Tương tác cộng gộp

    • D.
      Trội hoàn toàn

  • Câu 2:
    Mã câu hỏi: 449838

    Ở cà chua, A: quy định quả đỏ, a: quả vàng; B: quả tròn, B: quả bầu dục. Các gen phân ly độc lập và tác động riêng rẽ. Để F1 có 4 kiểu hình với tỷ lệ: 3 quả đỏ, tròn: 3 quả đỏ, bầu dục: 1 quả vàng, tròn: 1 quả vàng, bầu dục. Kiểu gen của P phải là:

    • A.
      AaBb x AaBb

    • B.
      AaBB x AaBb

    • C.
      AABB x aabb

    • D.
      AaBb x Aabb

  •  

  • Câu 3:
    Mã câu hỏi: 449840

    Loại đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể nào sau đây không làm thay đổi hàm lượng ADN trên nhiễm sắc thể?

    • A.
      Mất đoạn, chuyển đoạn

    • B.
      Chuyển đoạn

    • C.
      Đảo đoạn, chuyển đoạn trên cùng một nhiễm sắc thể

    • D.
      Lặp đoạn, chuyển đoạn

  • Câu 4:
    Mã câu hỏi: 449848

    Với một NST có các đoạn khác nhau sắp xếp theo trình tự ABCDEG*HKM đã bị đột biến. NST đột biến có trình tự ABCDCDEG*HKM. Dạng đột biến này là gì?

    • A.
      Thường làm tăng hoặc giảm cường độ biểu hiện tính trạng

    • B.
      Thường làm thay đổi số nhóm gen liên kết của loài

    • C.
      Thường làm xuất hiện nhiều gen mới trong quần thể

    • D.
      Thường gây chết cho cơ thể mang NST đột biến

  • Câu 5:
    Mã câu hỏi: 449851

    Lai phân tích là phép lai có đặc điểm như thế nào?

    • A.
      Giữa 1 cá thể mang tính trạng trội với 1 cá thể mang tính trạng lặn để kiểm tra kiểu gen cá thể mang tính trạng trội

    • B.
      Thay đổi vai trò của bố, mẹ trong quá trình lai để phân tích sự di truyền của các tính trạng

    • C.
      Giữa cá thể có kiểu gen đồng hợp trội với cá thể có kiểu gen đồng hợp lặn

    • D.
      Giữa cá thể có kiểu gen dị hợp với cá thể có kiểu gen đồng hợp lặn

  • Câu 6:
    Mã câu hỏi: 449856

    Phân tử protein tổng hợp từ 1 gen có chiều dài 5100\({A^0}\) sẽ có bao nhiêu axit amin?

  • Câu 7:
    Mã câu hỏi: 449858

    Hoá chất 5-BrômUraxin làm biến đổi cặp nu- nào dưới đây?

    • A.
      A – T → G – X

    • B.
      G – X → A – T

    • C.
      T – A → G – X

    • D.
      G – X → T – A

  • Câu 8:
    Mã câu hỏi: 449861

    Khi thực hiện nghiên cứu ruồi giấm, Moocgan nhận thấy: ruồi có gen cánh cụt thì đốt thân ngắn lại, trứng đẻ ít, tuổi thọ ngắn, … Hiện tượng này được giải thích như thế nào?

    • A.
      Gen cánh cụt đã tác động đến các gen khác trong kiểu gen để chi phối các tính trạng khác

    • B.
      Gen quy định tính trạng cánh cụt có tính đa hiệu chi phối đến sự phát triển của nhiều tính trạng

    • C.
      Gen cánh cụt bị đột biến

    • D.
      Là kết quả của hiện tượng thường biến dưới tác động của môi trường lên gen quy định cánh cụt

  • Câu 9:
    Mã câu hỏi: 449863

    Gen đa hiệu là gen có đặc điểm ra sao?

    • A.
      Nhiều gen quy định sự phát triển của một tính trạng

    • B.
      Một gen có thể tác động đến sự biểu hiện của nhiều tính trạng khác nhau

    • C.
      Một gen ảnh hưởng đến sự phát triển của 1 tính trạng

    • D.
      Một gen quy định sự tổng hợp của một chuỗi polypeptit

  • Câu 10:
    Mã câu hỏi: 449866

    Cấu trúc Operon Lac ở vi khuẩn E. coli gồm các thành phần theo trật tự như thế nào?

    • A.
      Gen điều hòa – vùng khởi động – vùng vận hành – cụm gen cấu trúc (Z, Y, A)

    • B.
      Vùng khởi động – gen điều hòa – vùng vận hành – cụm gen cấu trúc (Z, Y, A)

    • C.
      Gen điều hòa – vùng vận hành – vùng khởi động – cụm gen cấu trúc (Z, Y, A)

    • D.
      Vùng khởi động – vùng vận hành – cụm gen cấu trúc (Z, Y, A)

  • Câu 11:
    Mã câu hỏi: 449868

    Ruồi giấm có bộ NST 2n = 8. Số lượng NST trong tế bào sinh dưỡng của ruồi giấm thuộc thể tam bội là bao nhiêu?

  • Câu 12:
    Mã câu hỏi: 449870

    Dạng đột biến NST nào dưới đây thường gây chết hoặc làm giảm sức sống của sinh vật?

    • A.
      Mất đoạn

    • B.
      Đảo đoạn

    • C.
      Lặp đoạn

    • D.
      Chuyển đoạn

  • Câu 13:
    Mã câu hỏi: 449872

    Trong trường hợp nào thì chất ức chế làm Operon Lac ngưng hoạt động?

    • A.
      Khi môi trường không có đường lactose

    • B.
      Khi môi trường có nhiều đường lactose

    • C.
      Khi môi trường có nhiều hoặc không có đường lactose

    • D.
      Khi môi trường có đường lactose

  • Câu 14:
    Mã câu hỏi: 449875

    Đột biến điểm là đột biến có đặc điểm như thế nào?

    • A.
      Liên quan đến một gen trên nhiễm sắc thể

    • B.
      Xảy ra ở đồng thời nhiều điểm trên gen

    • C.
      Liên quan đến một cặp nu- trên gen

    • D.
      Ít gây hậu quả nghiêm trọng

  • Câu 15:
    Mã câu hỏi: 449876

    Thể tự đa bội là dạng đột biến ra sao?

    • A.
      Làm tăng bộ NST của loài theo hệ số 3n, 4n, 5n

    • B.
      Làm tăng bộ NST đơn bội của 2 loài khác nhau trong 1 tế bào

    • C.
      Làm tăng bộ NST của loài lên 3n, 4n, 5n

    • D.
      Làm tăng 1 số nguyên lần bộ NST đơn bội của loài và lớn hơn 2n

  • Câu 16:
    Mã câu hỏi: 449879

    Ở động vật, muốn nghiên cứu mức phản ứng của một kiểu gen nào đó cần tạo ra các cá thể như thế nào?

    • A.
       Có kiểu hình khác nhau

    • B.
      Có kiểu hình giống nhau

    • C.
      Có cùng kiểu gen

    • D.
      Có kiểu gen khác nhau

  • Câu 17:
    Mã câu hỏi: 449882

    Phát biểu nào đúng khi nói về đột biến đa bội?

    • A.
      Bệnh hồng cầu hình liềm là dạng đột biến đa bội

    • B.
      Có các loại như thể ba, thể một

    • C.
      Do sự không phân li của một hoặc một số cặp nhiễm sắc thể

    • D.
      Do sự không phân li của tất cả các cặp nhiễm sắc thể

  • Câu 18:
    Mã câu hỏi: 449884

    Đâu là điểm giống nhau giữa quá trình phiên mã và dịch mã ở sinh vật nhân thực?

    • A.
      Đều diễn ra theo nguyên tắc bổ sung

    • B.
      Đều diễn ra trong nhân tế bào

    • C.
      Đều diễn ra đồng thời với quá trình nhân đôi ADN

    • D.
      Đều có sự tham gia của ARN pôlimeraza

  • Câu 19:
    Mã câu hỏi: 449890

    Ruồi giấm, alen A quy định mắt đỏ trội hoàn toàn so với alen a quy định mắt trắng. Trong trường hợp không xảy ra đột biến, phép lai nào sau đây cho đời con có kiểu hình phân li theo tỉ lệ 2 ruồi cái mắt đỏ: 1 ruồi đực mắt đỏ: 1 ruồi đực mắt trắng?

    • A.
      XAXA × XaY

    • B.
      XAXa × XAY

    • C.
      XAXa × XaY

    • D.
      XaXa × XAY

  • Câu 20:
    Mã câu hỏi: 449891

    Loài thực vật, xét hai cặp gen (Aa và Bb) trên hai cặp nhiễm sắc thể tương đồng quy định tính trạng màu hoa. Trong kiểu gen có cả 2 loại alen trội A và B quy định hoa đỏ, có một trong 2 loại alen trội A hoặc B quy định hoa hồng, không có alen trội nào quy định hoa trắng. Cho cây dị hợp 2 cặp gen tự thụ phấn thu được F1. Theo lí thuyết, tỉ lệ phân li kiểu hình ở F1 là:

    • A.
      9: 3: 3: 1

    • B.
      9: 6: 1

    • C.
      9: 3: 4

    • D.
      12: 3: 1

  • Câu 21:
    Mã câu hỏi: 449895

    Đột biến điểm làm thay thế 1 nuclêôtit ở vị trí bất kì của triplet nào đều không xuất hiện côđon kết thúc?

    • A.
      3’AGG5’

    • B.
      3’AXA5’

    • C.
      3’AAT5’

    • D.
      3’AXX5’

  • Câu 22:
    Mã câu hỏi: 449897

    Phát biểu nào nói về tâm động của nhiễm sắc thể là phát biểu đúng?

    (1). Tâm động là trình tự nuclêôtit đặc biệt, mỗi nhiễm sắc thể có duy nhất một trình tự nuclêôtit này.

    (2). Tâm động là vị trí liên kết của nhiễm sắc thể với thoi phân bào, giúp nhiễm sắc thể có thể di chuyển về các cực của tế bào trong quy trình phân bào.

    (3). Tâm động bao giờ cũng nằm ở đầu tận cùng của nhiễm sắc thể

    (4). Tâm động là những điểm mà tại đó ADN bắt đầu tự nhân đôi.

    (5). Tuỳ theo vị trí của tâm động mà hình thái của nhiễm sắc thể có thể khác nhau.

    • A.
      (1), (2), (5)

    • B.
      (2), (3), (4)

    • C.
      (3), (4), (5)

    • D.
      (1), (3), (4)

  • Câu 23:
    Mã câu hỏi: 449899

    Một loài thực vật, alen A quy định quả đỏ trội hoàn toàn so với alen a quy định quả vàng; alen B quy định quả ngọt trội hoàn toàn so với alen b quy định quả chua. Biết rằng không phát sinh đột biến mới và các cây tứ bội giảm phân chỉ cho các giao tử 2n có khả năng thụ tinh. Cho cây tứ bội có kiểu gen AaaaBbbb tự thụ phấn. Theo lí thuyết, tỉ lệ phân li kiểu hình ở đời con là:

    • A.
      35 : 35 : 1 : 1

    • B.
      9 : 3 : 3 : 1

    • C.
      105 : 35 : 3 : 1

    • D.
      105 : 35 : 9 : 1

  • Câu 24:
    Mã câu hỏi: 449902

    Với một loài thực vật, alen A quy định thân cao trội hoàn toàn so với alen a quy định thân thấp; alen B quy định hoa đỏ trội hoàn toàn so với alen b quy định hoa trắng, 2 cặp gen này phân li độc lập. Phép lai P: Cây thân cao, hoa đỏ × Cây thân cao, hoa đỏ, thu được F1 gồm 75% cây thân cao, hoa đỏ và 25% cây thân cao, hoa trắng. Cho các cây F1 giao phấn ngẫu nhiên, thu được F2 có 4 loại kiểu hình. Theo lí thuyết, số cây có 4 alen trội ở F2 chiếm tỉ lệ bao nhiêu?

    • A.
      3/8

    • B.
      9/16

    • C.
      9/64

    • D.
      1/4

  • Câu 25:
    Mã câu hỏi: 449906

    Ta có một loài thực vật, alen A quy định hoa đỏ trội hoàn toàn so với alen a quy định hoa trắng. Phép lai P: Cây hoa đỏ × Cây hoa đỏ, thu được F1 gồm toàn cây hoa đỏ. Cho các cây F1 giao phần ngẫu nhiên, thu được F2 có cả cây hoa đỏ và cây hoa trắng. Theo lí thuyết, tỉ lệ kiểu hình ở F2 là bao nhiêu?

    • A.
      3 : 1

    • B.
      15 : 1

    • C.
      7 : 1

    • D.
      5 : 3

  • Câu 26:
    Mã câu hỏi: 449909

    Một loài thực vật có bộ NST 2n, hợp tử mang bộ NST 4n có thể phát triển thành thể đột biến gì?

    • A.
      Thể ba

    • B.
      Thể một 

    • C.
      Thể tam bội

    • D.
      Thể tứ bội

  • Câu 27:
    Mã câu hỏi: 449913

    Nếu ta có một đoạn mạch bổ sung của gen ở vi khuẩn có trình tự nuclêôtit như sau: 5’…TAXATGATGXTGTTT…3’ thì mARN tương ứng là gì?

    • A.
      3’…AAAXAGXAUXAUGUA…5’

    • B.
      5’… AUGAUGAUGXUGUUU…3’

    • C.
      3’…UUUGUXGUAGUAXAU…5’

    • D.
      5’…AAAXAGXAUXAUGUA…3’

  • Câu 28:
    Mã câu hỏi: 449915

    Có 12000 tế bào giảm phân hình thành giao tử, tần số HVG là 30%. Số tế bào có trao đổi chéo là bao nhiêu?

    • A.
      6000

    • B.
      1200

    • C.
      7200

    • D.
      6400

  • Câu 29:
    Mã câu hỏi: 449917

    Cho cây dị hợp tử về 2 cặp gen (P) tự thụ phấn, thu được thế hệ F1. Cho biết mỗi gen quy định một tính trạng, các alen trội là trội hoàn toàn và không xảy ra đột biến. Theo lí thuyết, tỉ lệ kiểu hình ở F1 có thể là bao nhiêu?

    • A.
      14:1:1:4

    • B.
      1:1:1:1

    • C.
      3:3:1:1

    • D.
      19:19:1:1

  • Câu 30:
    Mã câu hỏi: 449919

    Phương pháp nghiên cứu di truyền của Menđen là phương pháp lai nào?

  • Câu 31:
    Mã câu hỏi: 449921

    Phát biểu nào sau đây đúng khi nói về đột biến gen?

    • A.
      Đột biến điểm là đột biến liên quan đến một hoặc một số cặp Nucleotit

    • B.
      Đột biến gen tạo ra nhiều tổ hợp gen mới cung cấp nguyên liệu cho tiến hóa, chọn giống

    • C.
      Các dạng đột biến điểm là: mất một cặp nucleotit, thêm một cặp nucleotit, thay thế một cặp nucleotit

    • D.
      Đột biến gen chủ yếu có lợi , một số có hại và trung tính cho thể đột biến

  • Câu 32:
    Mã câu hỏi: 449927

    Một gen có chiều dài là 4080 \({A^0}\) và có số nuclêôtit loại A chiếm 20% tổng số nuclêôtit của cả gen. Trên mạch 1 của gen có số nuclêôtit loại G là 200 và số nuclêôtit loại A là 320. Số nuclêôtit từng loại trên mạch 1 của gen đó sẽ là bao nhiêu?

    • A.
      A = 320, T = 160, G = 200, X = 520

    • B.
      A = 320, T = 200, G = 200, X = 320

    • C.
      A = T = 320, G = X = 200

    • D.
      A = 320, T = 200, G = 200, X = 480

  • Câu 33:
    Mã câu hỏi: 449930

    Cây hoa đỏ (P) có kiểu gen AaBbDd tự thụ phấn, thu được F1 có tỉ lệ 27 cây hoa đỏ : 37 cây hoa trắng. Theo lí thuyết, trong tổng số cây hoa trắng ở F1, số cây đồng hợp 1 cặp gen chiếm tỉ lệ bao nhiêu?

    • A.
      12/37

    • B.
      18/37

    • C.
      7/37

    • D.
      9/32

  • Câu 34:
    Mã câu hỏi: 449931

    Theo lí thuyết, cơ thể nào đã cho sau đây có kiểu gen dị hợp tử về cả 3 cặp gen?

    • A.
      Aabbdd

    • B.
      AaBbDd

    • C.
      AABbDd

    • D.
      aabbdd

  • Câu 35:
    Mã câu hỏi: 449932

    Cho các phát biểu sau:

    (1) Kết quả phép lai thuận và phép lai nghịch là giống nhau, trong đó con lai thường mang tính trạng của mẹ, nghĩa là di truyền theo dòng mẹ.

    (2) Các gen ngoài nhân luôn được phân chia đều cho các tế bào trong quá trình phân bào.

    (3) Tính trạng biểu hiện chủ yếu ở nam, ít biểu hiện ở nữ.

    (4) Tính trạng do gen ngoài nhân quy định vẫn sẽ tồn tại khi thay thế nhân tế bào bằng một nhân có cấu trúc di truyền khác.

    (5) Các tính trạng di truyền vẫn tuân theo các quy luật di truyền NST.

    Có bao nhiêu kết luận không đúng khi nói về đặc điểm của gen ngoài nhân?

  • Câu 36:
    Mã câu hỏi: 449933

    Khi gen D có 3600 liên kết hiđrô và số nuclêôtit loại ađênin (A) chiếm 30% tổng số nuclêôtit của gen. Gen D bị đột biến mất 1 cặp A-T thành alen d. Một tế bào có cặp gen Dd nguyên phân một lần, số nuclêôtit mỗi loại mà môi trường nội bào cung cấp cho cặp gen này nhân đôi là:

    • A.
      A = T = 1199; G = X = 1800

    • B.
      A = T = 1799; G = X = 1200

    • C.
      A = T = 899; G = X = 600

    • D.
      A = T = 1800; G = X = 1200

  • Câu 37:
    Mã câu hỏi: 449934

    Khi thực hiện lai 2 giống bí ngô thuần chủng quả dẹt và quả dài với nhau được F1 đều có quả dẹt. Cho F1 lai với bí quả tròn được F2: 152 bí quả tròn: 114 bí quả dẹt: 38 bí quả dài. Kiểu gen của bí quả tròn đem lai với bí quả dẹt F1 là gì?

    • A.
      aaBB

    • B.
      aaBb

    • C.
      Aabb

    • D.
      AAbb hoặc aaBB

  • Câu 38:
    Mã câu hỏi: 449935

    Với gen có chiều dài 408nm và số nuclêôtit loại A chiếm 20% tổng số nuclêôtit của gen. Trên mạch 1 của gen có 200T và số nuclêôtit loại G chiếm 15% tổng số nuclêôtit của mạch, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?

    I. Tỷ lệ \(\frac{{{G_1}}}{{{A_1}}} = \frac{9}{{14}}\)

    II. Tỷ lệ \(\frac{{{G_1} + {T_1}}}{{{A_1} + {X_1}}} = \frac{{23}}{{57}}\)

    III. Tỷ lệ \(\frac{{{A_1} + {T_1}}}{{{G_1} + {X_1}}} = \frac{3}{2}\)

    IV. Tỷ lệ \(\frac{{T + G}}{{A + X}} = 1\)

  • Câu 39:
    Mã câu hỏi: 449936

    Muốn loại khỏi nhiễm sắc thể những gen không mong muốn ở một số giống cây trồng, người ta có thể gây đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể dạng nào?

    • A.
      Lặp đoạn

    • B.
      Đảo đoạn

    • C.
      Mất đoạn nhỏ

    • D.
      Chuyển đoạn

  • Câu 40:
    Mã câu hỏi: 449937

    Lắp ráp các nucleotit tự do theo nguyên tắc bổ sung với mỗi mạch khuôn của phân tử ADN là vai trò của enzim nào?

    • A.
      Ligaza

    • B.
      ADN polimeraza

    • C.
      Enzim tháo xoắn

    • D.
      ARN polimeraza



  • Link Hoc va de thi 2024

    Chuyển đến thanh công cụ