Đề thi HK1 môn Kinh tế pháp luật 11 CTST năm 2023-2024 Trường THPT Xuân Diệu


  • Câu 1:

    Hoạt động lao động nhằm tạo ra thu nhập và không bị pháp luật cấm được gọi là gì?

    • A.
      lao động.

    • B.
      làm việc.

    • C.
      việc làm.

    • D.
      khởi nghiệp.

  • Câu 2:
    Mã câu hỏi: 461825

    Điền cụm từ thích hợp vào chỗ trống (….) trong khái niệm sau đây: “……….. là nơi diễn ra sự thỏa thuận, xác lập hợp đồng làm việc giữa người lao động và người sử dụng lao động về việc làm, tiền lương và điều kiện làm việc”.

    • A.
      Thị trường việc làm.

    • B.
      Thị trường lao động.

    • C.
      Trung tâm giới thiệu việc làm.

    • D.
      Trung tâm môi giới việc làm.

  •  

  • Câu 3:
    Mã câu hỏi: 461828

    Thị trường việc làm kết nối mối quan hệ cung – cầu lao động trên thị trường thông qua nhiều hình thức, ngoại trừ hình thức nào?

    • A.
      các phiên giao dịch việc làm.

    • B.
      các trung tâm môi giới và giới thiệu việc làm.

    • C.
      mở các trung tâm dạy nghề và giáo dục thường xuyên.

    • D.
      thông tin tuyển dụng trên các phương tiện thông tin đại chúng.

  • Câu 4:
    Mã câu hỏi: 461831

    Khi khả năng cung ứng lao động lớn hơn khả năng tạo ra việc làm sẽ dẫn đến các tình trạng nào?

    • A.
      Gia tăng tình trạng thất nghiệp.

    • B.
      Thiếu hụt lực lượng lao động.

    • C.
      Cả hai phương án A, B đều đúng.

    • D.
      Cả hai phương án A, B đều sai.

  • Câu 5:
    Mã câu hỏi: 461834

    Thông qua dịch vụ kết nối nhà tuyển dụng và người lao động sẽ giúp cho thị trường lao động nhanh chóng đạt đến trạng thái gì?

    • A.
      thiếu hụt lực lượng lao động.

    • B.
      dư thừa lực lượng lao động.

    • C.
      chênh lệch cung – cầu lao động.

    • D.
      cân bằng cung – cầu lao động.

  • Câu 6:
    Mã câu hỏi: 461836

    Điền cụm từ thích hợp vào chỗ trống (….) trong khái niệm sau đây: “……..là hoạt động có mục đích, có ý thức của con người nhằm tạo ra các sản phẩm phục vụ cho các nhu cầu của đời sống xã hội”.

    • A.
      Lao động.

    • B.
      Làm việc.

    • C.
      Việc làm.

    • D.
      Khởi nghiệp.

  • Câu 7:
    Mã câu hỏi: 461839

    Nơi diễn ra những quan hệ thoả thuận giữa người sử dụng lao động và người lao động về khoản tiền lương, điều kiện làm việc trên cơ sở hợp đồng lao động được gọi là gì?

    • A.
      thị trường việc làm.

    • B.
      thị trường lao động.

    • C.
      trung tâm giới thiệu việc làm.

    • D.
      trung tâm môi giới việc làm.

  • Câu 8:
    Mã câu hỏi: 461841

    Thị trường lao động được tạo thành bởi bao nhiêu yếu tố?

    • A.
      3 yếu tố.

    • B.
      4 yếu tố.

    • C.
      5 yếu tố.

    • D.
      6 yếu tố.

  • Câu 9:
    Mã câu hỏi: 461843

    Ý nào sau đây không phản ánh đúng yếu tố cấu thành thị trường lao động?

  • Câu 10:
    Mã câu hỏi: 461845

    Nhận định nào đúng về tình hình cung – cầu lao động trên thị trường ở Việt Nam năm 2021 trong thông tin dưới đây?

    “Năm 2021, lực lượng lao động từ 15 tuổi trở lên của Việt Nam đạt 50,6 triệu người. Trong đó, lao động đang làm việc trong các ngành kinh tế là 49,1 triệu người. Tỉ lệ thất nghiệp của lực lượng lao động trong độ tuổi ước tính là 3,20%, tỉ lệ thiếu việc làm của lao động trong độ tuổi là 3,10%”.

    • A.
      Nguồn cung lao động nhỏ hơn so với nhu cầu tuyển dụng việc làm.

    • B.
      Có sự cân bằng giữa nguồn cung lao động với nhu cầu tuyển dụng.

    • C.
      Nguồn cung lao động lớn hơn so với nhu cầu tuyển dụng việc làm.

    • D.
      Cán cân cung – cầu lao động được giữ ở mức cân bằng và ổn định.

  • Câu 11:
    Mã câu hỏi: 461847

    Ý nào sau đây không phản ánh đúng xu thế tuyển dụng lao động của thị trường ở Việt Nam hiện nay?

    • A.
      Lao động giản đơn sẽ trở nên yếu thế.

    • B.
      Xu hướng lao động “phi chính thức” gia tăng.

    • C.
      Chuyển dịch nghề nghiệp gắn với kỹ năng mềm.

    • D.
      Giảm số lượng lao động trên các nền tảng công nghệ.

  • Câu 12:
    Mã câu hỏi: 461850

    Một trong những xu thế tuyển dụng lao động của thị trường ở Việt Nam hiện nay là gì?

    • A.
      gia tăng tuyển dụng các ngành/ nghề lao động giản đơn.

    • B.
      xu hướng lao động “phi chính thức” sụt giảm mạnh mẽ.

    • C.
      Chuyển dịch nghề nghiệp gắn với phát triển kỹ năng mềm.

    • D.
      Giảm số lượng lao động trên các nền tảng công nghệ.

  • Câu 13:
    Mã câu hỏi: 461852

    Đâu là một trong những lợi thế nội tại giúp hình thành ý tưởng kinh doanh?

    • A.
      Chính sách vĩ mô của nhà nước.

    • B.
      Nhu cầu sản phẩm trên thị trường.

    • C.
      Lợi thế về nguồn cung ứng sản phẩm.

    • D.
      Khả năng huy động nguồn lực của chủ thể kinh doanh.

  • Câu 14:
    Mã câu hỏi: 461854

    Ý nào sau đây không phản ánh đúng dấu hiệu nhận diện một cơ hội kinh doanh tốt?

    • A.
      Tính thời điểm (không sớm hoặc quá muộn so với thị trường).

    • B.
      Tính ổn định (cơ hội kinh doanh có tính lâu dài, bền vững).

    • C.
      Tính hấp dẫn (mang lại lợi nhuận cao, sức ép cạnh tranh thấp).

    • D.
      Tính trừu tượng, mơ hồ, khó thực hiện được mục tiêu kinh doanh.

  • Câu 15:
    Mã câu hỏi: 461856

    Những điều kiện, hoàn cảnh thuận lợi để chủ thể kinh tế thực hiện mục tiêu kinh doanh và được thu lợi nhuận được gọi là gì?

    • A.
      Lực lượng lao động.

    • B.
      Ý tưởng kinh doanh.

    • C.
      Cơ hội kinh doanh.

    • D.
      Năng lực quản trị.

  • Câu 16:
    Mã câu hỏi: 461858

    Theo em, hành vi trên dưới đây về năng lực nào của anh V?

    “Anh V có năng lực lập kế hoạch kinh doanh, biết tổ chức nguồn lực, phối hợp công việc nhịp nhàng để đội ngũ nhân lực phát huy hết hiệu quả, tính sáng tạo trong kinh doanh”.

    • A.
      Năng lực nắm bắt cơ hội.

    • B.
      Năng lực tổ chức, lãnh đạo.

    • C.
      Năng lực phân tích và sáng tạo.

    • D.
      Năng lực thực hiện trách nhiệm xã hội.

  • Câu 17:
    Mã câu hỏi: 461861

    “Biết tạo ra sự khác biệt trong ý tưởng kinh doanh và phân tích được cơ hội, thách thức trong công việc kinh doanh của bản thân”. Đây là biểu hiện cho năng lực nào của người kinh doanh?

    • A.
      Năng lực thiết lập quan hệ.

    • B.
      Năng lực tổ chức, lãnh đạo.

    • C.
      Năng lực cá nhân.

    • D.
      Năng lực phân tích và sáng tạo.

  • Câu 18:
    Mã câu hỏi: 461862

    Ý tưởng kinh doanh là bao gồm suy nghĩ và hành động như thế nào?

    • A.
      sáng tạo, có tính khả thi, có thể đem lại lợi nhuận trong kinh doanh.

    • B.
      sáng tạo, phi thực tế, không thể đem lại lợi nhuận trong kinh doanh.

    • C.
      thiết thực, có tính hữu dụng nhưng khó đem lại lợi nhuận trong kinh doanh.

    • D.
      vượt trội, có lợi thế cạnh tranh nhưng khó đem lại lợi nhuận trong kinh doanh.

  • Câu 19:
    Mã câu hỏi: 461864

    Nguồn giúp tạo ý tưởng kinh doanh của chủ thể sản xuất kinh doanh đều xuất phát từ đâu?

    • A.
      lợi thế nội tại và cơ hội bên ngoài.

    • B.
      điểm yếu nội tại và khó khăn bên ngoài.

    • C.
      những mâu thuẫn của chủ thể sản xuất kinh doanh.

    • D.
      những khó khăn nội tại của chủ thể sản xuất kinh doanh.

  • Câu 20:
    Mã câu hỏi: 461865

    Ý nào sau đây là không phản ánh đúng dấu hiệu nhận diện một ý tưởng kinh doanh tốt?

    • A.
      Tính vượt trội.

    • B.
      Lợi thế cạnh tranh.

    • C.
      Tính mới mẻ, độc đáo.

    • D.
      Tính trừu tượng, phi thực tế.

  • Câu 21:
    Mã câu hỏi: 461867

    Ý nào sau đây không phải là dấu hiệu nhận biết một ý tưởng kinh doanh tốt?

    • A.
      Tính trừu tượng, phi thực tế.

    • B.
      Tính mới mẻ, độc đáo.

    • C.
      Lợi thế cạnh tranh.

    • D.
      Tính khả thi.

  • Câu 22:
    Mã câu hỏi: 461868

    Nhận định nào sau đây là phản ánh đúng cơ hội bên ngoài giúp hình thành ý tưởng kinh doanh?

    • A.
      Chính sách vĩ mô của Nhà nước.

    • B.
      Khát vọng khởi nghiệp chủ thể kinh doanh.

    • C.
      Sự đam mê, hiểu biết của chủ thể kinh doanh.

    • D.
      Khả năng huy động nguồn lực của chủ thể kinh doanh.

  • Câu 23:
    Mã câu hỏi: 461870

    “Thực hiện các trách nhiệm của người kinh doanh với tổ chức, cộng đồng và xã hội”. Đây là biểu hiện cho năng lực nào của người kinh doanh?

    • A.
      Năng lực thực hiện trách nhiệm với xã hội.

    • B.
      Năng lực chuyên môn.

    • C.
      Năng lực định hướng chiến lược.

    • D.
      Năng lực nắm bắt cơ hội.

  • Câu 24:
    Mã câu hỏi: 461872

    “Có chiến lược kinh doanh rõ ràng và biết cách xác định mục tiêu ngắn hạn, dài hạn.” Đây là biểu hiện cho năng lực nào của người kinh doanh?

    • A.
      Năng lực thực hiện trách nhiệm với xã hội.

    • B.
      Năng lực chuyên môn.

    • C.
      Năng lực định hướng chiến lược.

    • D.
      Năng lực nắm bắt cơ hội.

  • Câu 25:
    Mã câu hỏi: 461873

    “Biết đánh giá cơ hội kinh doanh, lựa chọn và chớp được cơ hội kinh doanh”. Đây là biểu hiện cho năng lực nào của người kinh doanh?

    • A.
      Năng lực thực hiện trách nhiệm với xã hội.

    • B.
      Năng lực chuyên môn.

    • C.
      Năng lực định hướng chiến lược.

    • D.
      Năng lực nắm bắt cơ hội.

  • Câu 26:
    Mã câu hỏi: 461875

    Đối với những hành vi vi phạm đạo đức kinh doanh, chúng ta cần làm gì?

    • A.
      khuyến khích, cổ vũ.

    • B.
      lên án, ngăn chặn.

    • C.
      thờ ơ, vô cảm.

    • D.
      học tập, noi gương.

  • Câu 27:
    Mã câu hỏi: 461876

    Tình huống nào sau đây đã thực hiện tốt đạo đức kinh doanh?

    • A.
      Công ty T bịa đặt thông tin sai sự thật về chất lượng sản phẩm của doanh nghiệp A.

    • B.
      Khi phát hiện hàng hóa bị lỗi, doanh nghiệp K chủ động tiến hành thu hồi sản phẩm.

    • C.
      Nhân viên của Công ty X có thái độ tiêu cực, khi khách hàng phản hồi về sản phẩm.

    • D.
      Công ty chế biến nông sản X tìm cách ép giá thu mua nông sản của bà con nông dân.

  • Câu 28:
    Mã câu hỏi: 461878

    Em có nhận xét givề hành vi của Cửa hàng M trong trường hợp dưới đây?

    “Cửa hàng M chuyên kinh doanh hoa quả nhập khẩu. Để thu lợi nhuận cao, cửa hàng M đã nhập hoa quả kém chất lượng, không rõ nguồn gốc, xuất xứ về rồi dán nhãn và quảng cáo là hoa quả nhập khẩu từ châu Âu”.

    • A.
      Cửa hàng M có ý tưởng kinh doanh độc đáo, sáng tạo.

    • B.
      Cửa hàng M đã thực hiện tốt đạo đức kinh doanh.

    • C.
      Cửa hàng M biết nắm bắt thời cơ kinh doanh.

    • D.
      Cửa hàng M đã vi phạm đạo đức kinh doanh.

  • Câu 29:
    Mã câu hỏi: 461889

    Ý nào dưới đây không phản ánh đúng vai trò của đạo đức kinh doanh?

    • A.
      Góp phần điều chỉnh hành vi của chủ thể kinh doanh.

    • B.
      Làm mất lòng tin của khách hàng đối với doanh nghiệp.

    • C.
      Đẩy mạnh hợp tác và đầu tư giữa các chủ thể kinh doanh.

    • D.
      Thúc đẩy sự phát triển vững mạnh của kinh tế quốc gia.

  • Câu 30:
    Mã câu hỏi: 461893

    Tập hợp tất cả các nguyên tắc, chuẩn mực đạo đức cơ bản được biểu hiện cụ thể trong các lĩnh vực kinh doanh, có tác dụng điều chỉnh, đánh giá, hướng dẫn hành vi của các chủ thể trong kinh doanh được gọi là gì?

    • A.
      ý tưởng kinh doanh.

    • B.
      cơ hội kinh doanh.

    • C.
      mục tiêu kinh doanh.

    • D.
      đạo đức kinh doanh.

  • Câu 31:
    Mã câu hỏi: 461897

    Ý nào sau đây là phản ánh đúng biểu hiện của đạo đức kinh doanh trong mối quan hệ giữa chủ thể sản xuất với người lao động?

    • A.
      Vừa hợp tác vừa cạnh tranh lành mạnh.

    • B.
      Tích cực thực hiện trách nhiệm với cộng đồng, xã hội.

    • C.
      Không sản xuất, kinh doanh hàng giả, kém chất lượng.

    • D.
      Đảm bảo lợi ích chính đáng cho người lao động.

  • Câu 32:
    Mã câu hỏi: 461899

    Biểu hiện của đạo đức kinh doanh trong mối quan hệ giữa chủ thể sản xuất với khách hàng là gì?

    • A.
      vừa hợp tác vừa cạnh tranh lành mạnh.

    • B.
      đối xử bình đẳng, công bằng với nhân viên.

    • C.
      tích cực thực hiện trách nhiệm với cộng đồng, xã hội.

    • D.
      không sản xuất, kinh doanh hàng giả, kém chất lượng.

  • Câu 33:
    Mã câu hỏi: 461901

    Việc làm nào dưới đây là biểu hiện của đạo đức trong kinh doanh?

    • A.
      Tìm mọi cách để triệt hạ đối thủ cạnh tranh.

    • B.
      Đối xử công bằng, bình đẳng với nhân viên.

    • C.
      Sản xuất, kinh doanh hàng giả, kém chất lượng.

    • D.
      Phân biệt đối xử giữa các lao động nam và nữ.

  • Câu 34:
    Mã câu hỏi: 461905

    Tình huống nào dưới đây có hành vi vi phạm đạo đức trong kinh doanh?

    • A.
      Cửa hàng V thường xuyên lấy ý kiến của khách hàng để cải thiện chất lượng dịch vụ.

    • B.
      Công ty chế biến nông sản X tìm cách ép giá thu mua nông sản của bà con nông dân.

    • C.
      Doanh nghiệp M đóng bảo hiểm đầy đủ cho nhân viên theo đúng quy định pháp luật.

    • D.
      Khi phát hiện hàng hóa bị lỗi, doanh nghiệp C chủ động tiến hành thu hồi sản phẩm.

  • Câu 35:
    Mã câu hỏi: 461907

    Đạo đức kinh doanh có những vai trò như thế nào?

    • A.
      Điều chỉnh hành vi của các chủ thể theo hướng tiêu cực.

    • B.
      Xây dựng được lòng tin và uy tín với khách hàng.

    • C.
      Hạn chế sự hợp tác và đầu tư giữa các chủ thể kinh doanh.

    • D.
      Kiềm chế sự phát triển của nền kinh tế quốc gia.

  • Câu 36:
    Mã câu hỏi: 461908

    Chủ thể nào trong tình huống dưới đây đã hành vi thể hiện ý thức thực hiện đạo đức kinh doanh?

    “Gia đình ông P đã trang bị đầy đủ thiết bị cho việc đánh bắt thủy sản. Sau khi được cấp phép khai thác thủy sản trên vùng hoạt động ven bờ, anh K (con trai ông P) đã đề xuất dùng thuốc nổ để khai thác thủy sản. Tuy nhiên, ông P không đồng ý vì sẽ làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến hệ sinh thái môi trường nước nơi đây”.

  • Câu 37:
    Mã câu hỏi: 461911

    “Nghỉ hè, bạn C được mẹ đưa về quê chơi với ông bà và cậu K. Bạn C thấy cậu K thường xuyên dùng thuốc trừ sâu phun cho rau và cây ăn quả. Cậu bảo, số rau và hoa quả đó trồng để bán nên cần phun nhiều thuốc để ngăn sâu bọ phá hoại”.

    Nếu là C, em sẽ lựa chọn cách ứng xử nào trong tình huống trên?

    • A.
      Mặc kệ, không quan tâm vì việc làm của cậu K không liên quan đến mình.

    • B.
      Đồng ý với việc làm của cậu K, vì rau quả có mẫu mã đẹp mới bán được nhiều.

    • C.
      Khuyên cậu K nên sử dụng thuôc bảo vệ thực vật đúng hàm lượng cho phép.

    • D.
      Mặc kệ, vì số rau củ đó dùng để bán, không dùng làm thức ăn cho gia đình.

  • Câu 38:
    Mã câu hỏi: 461913

    Ý nào dưới đây không đúng khi bàn về vấn đề đạo đức kinh doanh?

    • A.
      Đảm bảo đạo đức kinh doanh góp phần tạo ra môi trường kinh doanh lành mạnh.

    • B.
      Thực hiện đạo đức kinh doanh góp phần thúc đẩy sự phát triển của kinh tế quốc gia.

    • C.
      Đạo đức kinh doanh tạo ra sự cam kết và tận tâm của người lao động với doanh nghiệp.

    • D.
      Đảm bảo đạo đức kinh doanh và thực hiện mục tiêu lợi nhuận luôn mâu thuẫn với nhau.

  • Câu 39:
    Mã câu hỏi: 461914

    Ý nào sau đây là đúng khi bàn về vấn đề đạo đức trong kinh doanh?

    • A.
      Đạo đức kinh doanh đòi hỏi các doanh nghiệp chỉ cần trung thực trong hoạt động kinh tế.

    • B.
      Đảm bảo đạo đức kinh doanh và thực hiện mục tiêu lợi nhuận luôn mâu thuẫn với nhau.

    • C.
      Đạo đức kinh doanh chỉ đề cập đến đối tượng là các chủ cơ sở sản xuất kinh doanh.

    • D.
      Đảm bảo đạo đức kinh doanh góp phần tạo ra môi trường kinh doanh lành mạnh.

  • Câu 40:
    Mã câu hỏi: 461916

    Đặc điểm văn hóa tiêu dùng của người Việt Nam là gì?

    • A.
      tính giá trị.

    • B.
      tính độc đáo.

    • C.
      tính lãng phí.

    • D.
      tính khôn vặt.



  • Link Hoc va de thi 2024

    Chuyển đến thanh công cụ