Đề thi thử Tốt nghiệp THPT môn GDCD năm 2023-2024 Trường THPT Cao Thắng


  • Câu 1:

    “Hệ thống các quy tắc xử sự chung, do nhà nước ban hành và được đảm bảo thực hiện bằng quyền lực nhà nước” là khái niệm của nội dung nào?

    • A.
      Pháp luật.

    • B.
      Quy chế.

    • C.
      Quy định.

    • D.
      Pháp lệnh.

  • Câu 2:
    Mã câu hỏi: 466116

    Những chủ thể nào có trách nhiệm đảm bảo cho pháp luật được mọi người thi hành và tuân thủ vào thực tế?

    • A.
      Công dân.

    • B.
      Xã hội.

    • C.
      Tổ chức.

    • D.
      Nhà nước.

  •  

  • Câu 3:
    Mã câu hỏi: 466122

    Pháp luật do Nhà nước ban hành, đồng thời được bảo đảm thực hiện bằng cách nào?

    • A.
      Ý chí của Nhà nước.

    • B.
      Quyền lực Nhà nước.

    • C.
      Ý thức tự giác của công dân.

    • D.
      Dư luận xã hội.

  • Câu 4:
    Mã câu hỏi: 466125

    Đâu không phải là đặc trưng cơ bản của pháp luật?

    • A.
      Tính quy phạm phổ biến.

    • B.
      Tính quyền lực, bắt buộc chung.

    • C.
      Tính thuyết phục.

    • D.
      Tính xác định chặt chẽ về mặt hình thức.

  • Câu 5:
    Mã câu hỏi: 466128

    Đâu là đặc trưng tạo nên giá trị công bằng và bình đẳng của pháp luật là gì?

    • A.
      Tính quy phạm phổ biến.

    • B.
      Tính quyền lực, bắt buộc chung.

    • C.
      Tính xác định chặt chẽ về mặt hình thức.

    • D.
      Cả A, B và C đều đúng.

  • Câu 6:
    Mã câu hỏi: 466132

    Đâu là đặc điểm để phân biệt quy phạm pháp luật với quy phạm đạo đức?

    • A.
      Tính quy phạm phổ biến.

    • B.
      Tính quyền lực, bắt buộc chung.

    • C.
      Tính xác định chặt chẽ về mặt hình thức.

    • D.
      Tính giáo dục, thuyết phục.

  • Câu 7:
    Mã câu hỏi: 466135

    Ông A cho ông X thuê căn nhà 3 tầng để ở và kinh doanh. Sau khi kết thúc hợp đồng, ông A đã nhiều lần đòi nhà nhưng ông X không chịu trả. Trong trường hợp này, ông A cần phải làm gì?

    • A.
      Thương lượng để gia hạn thời hạn thuê nhà cho ông X.

    • B.
      Thuê người cưỡng chế gia đình ông X phải chuyển đi.

    • C.
      Mời công an đến giải quyết.

    • D.
      Làm đơn kiện ông X lên Tòa án nhân dân để đòi nhà.

  • Câu 8:
    Mã câu hỏi: 466139

    Sử dụng pháp luật được hiểu là công dân sử dụng đúng với các quyền của mình, đồng thời làm những gì mà pháp luật:

    • A.
      Quy định phải làm.

    • B.
      Cho phép làm.

    • C.
      Quy định cấm làm.

    • D.
      Không cho phép làm.

  • Câu 9:
    Mã câu hỏi: 466144

    Các cá nhân hoặc tổ chức thực hiện đầy đủ nghĩa vụ, chủ động làm những gì mà pháp luật quy định phải làm là hình thức:

    • A.
      Sử dụng pháp luật.

    • B.
      Thi hành pháp luật.

    • C.
      Tuân thủ pháp luật.

    • D.
      Áp dụng pháp luật.

  • Câu 10:
    Mã câu hỏi: 466148

    Hình thức thực hiện pháp luật nào sau đây có chủ thể thực hiện khác với những hình thức còn lại?

    • A.
      Sử dụng pháp luật.

    • B.
      Thi hành pháp luật.

    • C.
      Tuân thủ pháp luật.

    • D.
      Áp dụng pháp luật.

  • Câu 11:
    Mã câu hỏi: 466154

    Hành vi trái pháp luật, do người có đủ năng lực trách nhiệm pháp lí thực hiện, xâm hại các quan hệ xã hội được pháp luật bảo vệ là nội dung của khái niệm nào sau đây?

    • A.
      Vi phạm pháp luật.

    • B.
      Trách nhiệm pháp lí.

    • C.
      Vi phạm đạo đức.

    • D.
      Trách nhiệm đạo đức.

  • Câu 12:
    Mã câu hỏi: 466159

    Đâu không phải là căn cứ để xác định một hành vi vi phạm pháp luật?

    • A.
      Hành vi do người có năng lực trách nhiệm pháp lí thực hiện.

    • B.
      Hành vi do người có thẩm quyền thực hiện theo quy định của pháp luật.

    • C.
      Hành vi có lỗi của chủ thể thực hiện.

    • D.
      Hành vi trái pháp luật.

  • Câu 13:
    Mã câu hỏi: 466164

    Đâu là căn cứ vào để phân chia các loại hình vi phạm pháp luật?

    • A.
      Đối tượng bị xâm phạm, mức độ, tính chất nguy hiểm do hành vi vi phạm gây ra cho xã hội.

    • B.
      Đối tượng bị xâm phạm, mức độ, hậu quả nguy hiểm do hành vi vi phạm gây ra cho xã hội.

    • C.
      Đối tượng thực hiện, mức độ, hậu quả nguy hiểm do hành vi vi phạm gây ra cho xã hội.

    • D.
      Đối tượng thực hiện, mức độ, tính chất nguy hiểm do hành vi vi phạm gây ra cho xã hội.

  • Câu 14:
    Mã câu hỏi: 466170

    Hằng năm, anh A luôn chủ động đến cơ quan thuế để kê khai và nộp thuế đầy đủ theo đúng thời hạn quy định. Trong trường hợp này, anh A đã thực hiện hình thức nào của pháp luật?

    • A.
      Tuân thủ pháp luật.

    • B.
      Sử dụng pháp luật.

    • C.
      Áp dụng pháp luật.

    • D.
      Thi hành pháp luật.

  • Câu 15:
    Mã câu hỏi: 466178

    Chị B sau khi tốt nghiệp đại học đã trở về quê, đăng kí thành lập cơ sở kinh doanh để phát triển nghề truyền thống mây tre đan của gia đình. Chị đã tổ chức việc kinh doanh theo đúng quy định của pháp luật. Chị B đã thực hiện hình thức nào của pháp luật nào?

    • A.
      Tuân thủ pháp luật.

    • B.
      Sử dụng pháp luật.

    • C.
      Áp dụng pháp luật.

    • D.
      Thi hành pháp luật.

  • Câu 16:
    Mã câu hỏi: 466182

    Phát hiện X đi xe máy lấn làn, vượt đèn đỏ và chạy quá tốc độ. Đồng chí công an giao thông đã yêu cầu X dừng xe và lập biên bản xử phạt vi phạm hành chính. Trong trường hợp này, đồng chí cảnh sát giao thông đã:

    • A.
      Tuân thủ pháp luật.

    • B.
      Sử dụng pháp luật.

    • C.
      Áp dụng pháp luật.

    • D.
      Thi hành pháp luật.

  • Câu 17:
    Mã câu hỏi: 466186

    Bạn X đang học lớp 12, bạn thường xuyên đi vào đường một chiều và vượt đèn đỏ để đi đến trường nhanh hơn. Với hành vi này, X phải chịu trách nhiệm:

    • A.
      Hình sự.

    • B.
      Dân sự.

    • C.
      Hành chính.

    • D.
      Kỉ luật.

  • Câu 18:
    Mã câu hỏi: 466189

    X mượn xe máy của chị Q để chở bạn gái của mình đi chơi. Do bị thua cá độ, X đã mang chiếc xe đi cầm đồ để lấy tiền. Trong trường hợp trên, X đã vi phạm pháp luật:

    • A.
      Hình sự.

    • B.
      Dân sự.

    • C.
      Hành chính.

    • D.
      Kỉ luật.

  • Câu 19:
    Mã câu hỏi: 466194

    Việc thực hiện các nghĩa vụ được Hiến pháp và luật quy định là điều kiện để công dân được sử dụng các quyền của mình như thế nào?

    • A.
      Quan trọng.

    • B.
      Cần thiết.

    • C.
      Tất yếu.

    • D.
      Cơ bản.

  • Câu 20:
    Mã câu hỏi: 466197

    Việc làm nào sau đây vi phạm vấn đề bình đẳng về quyền và nghĩa vụ của công dân?

    • A.
      Cùng có các điều kiện như nhau nhưng công ty X phải đóng thuế còn công ty Y không phải đóng thuế.

    • B.
      Nữ từ đủ 18 tuổi được kết hôn nhưng nam giới phải đủ 20 tuổi mới được kết hôn.

    • C.
      Học sinh là con em thương binh, liệt sĩ, học sinh nghèo được miễn, giảm học phí.

    • D.
      Học sinh đang sống ở các địa bàn khó khăn như miền núi, vùng sâu, vùng xa, vùng biên giới và hải đảo được cộng điểm ưu tiên khi thi đại học.

  • Câu 21:
    Mã câu hỏi: 466201

    Việc đảm bảo quyền bình đẳng của công dân trước pháp luật là trách nhiệm của những chủ thể nào?

    • A.
      Tất cả mọi công dân.

    • B.
      Tất cả mọi cơ quan nhà nước.

    • C.
      Nhà nước và công dân.

    • D.
      Nhà nước và xã hội.

  • Câu 22:
    Mã câu hỏi: 466202

    Giữa quyền của công dân và nghĩa vụ của công dân có mối quan hệ ra sao?

    • A.
      Khăng khít.

    • B.
      Chặt chẽ.

    • C.
      Không tách rời.

    • D.
      Tách rời.

  • Câu 23:
    Mã câu hỏi: 466205

    Hành vi nào sau đây không đúng với nội dung quyền bình đẳng giữa cha mẹ và con?

    • A.
      Không phân biệt đối xử giữa các con.

    • B.
      Không ngược đãi, hành hạ, xúc phạm con.

    • C.
      Không xúi giục, ép buộc con làm những việc trái pháp luật.

    • D.
      Không chê bai con học kém hơn các bạn ở trường.

  • Câu 24:
    Mã câu hỏi: 466207

    Việc làm nào sau đây không đúng với nội dung của bình đẳng giữa anh, chị, em?

    • A.
      Yêu thương, chăm sóc, giúp đỡ lẫn nhau.

    • B.
      Đùm bọc, nuôi dưỡng nhau khi không còn cha mẹ.

    • C.
      Dạy dỗ em học tập khi không còn cha mẹ nuôi dưỡng.

    • D.
      Sai em làm các công việc nặng nhọc để kiếm tiền.

  • Câu 25:
    Mã câu hỏi: 466209

    Mối quan hệ giữa các thành viên trong gia đình được thực hiện ở việc mọi người đối xử với nhau ra sao?

    • A.
      Công bằng, bình đẳng, tôn trọng.

    • B.
      Công bằng, dân chủ, bình đẳng.

    • C.
      Công bằng, dân chủ, tôn trọng.

    • D.
      Công bằng, tôn trọng, yêu thương.

  • Câu 26:
    Mã câu hỏi: 466212

    Nhận định nào dưới đây không thuộc nội dung của quyền bình đẳng trong lao động?

    • A.
      Bình đẳng trong thực hiện quyền lao động.

    • B.
      Bình đẳng trong giao kết hợp đồng lao động.

    • C.
      Bình đẳng giữa lao động nam và lao động nữ.

    • D.
      Bình đẳng về thu nhập trong lao động.

  • Câu 27:
    Mã câu hỏi: 466215

    Công dân được hưởng bình đẳng trong thực hiện quyền lao động không bao gồm nội dung nào dưới đây?

    • A.
      Mọi người có quyền lựa chọn bất cứ nghề nghiệp nào mà bản thân thấy thích.

    • B.
      Mỗi người có quyền lựa chọn nơi để làm việc phù hợp với khả năng của bản thân.

    • C.
      Mỗi người đều có quyền làm việc phù hợp với khả năng của mình.

    • D.
      Mỗi người có quyền lựa chọn việc làm, nghề nghiệp phù hợp với khả năng của mình.

  • Câu 28:
    Mã câu hỏi: 466217

    Đâu là nội dung không thuộc quan hệ bình đẳng trong hôn nhân và gia đình?

    • A.
      Bình đẳng giữa cha mẹ và con.

    • B.
      Bình đẳng giữa ông bà và cháu.

    • C.
      Bình đẳng giữa chú bác và cháu.

    • D.
      Bình đẳng giữa anh, chị, em.

  • Câu 29:
    Mã câu hỏi: 466219

    Vợ, chồng có quyền và nghĩa vụ ngang nhau trong việc sở hữu những tài sản chung, thể hiện ở các quyền nào?

    • A.
      Chiếm hữu, sử dụng, định đoạt.

    • B.
      Chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản riêng.

    • C.
      Mua, bán, đổi, cho vay mượn tài sản chung.

    • D.
      Mua, bán, đổi, cho vay, mượn, đầu tư kinh doanh.

  • Câu 30:
    Mã câu hỏi: 466226

    “Nhà nước luôn quan tâm đầu tư phát triển kinh tế ở tất cả các vùng, đặc biệt ở những vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số” là nội dung của bình đẳng về lĩnh vực nào?

    • A.
      Kinh tế.

    • B.
      Chính trị.

    • C.
      Văn hóa.

    • D.
      Xã hội.

  • Câu 31:
    Mã câu hỏi: 466229

    Các dân tộc ở Việt Nam được hưởng quyền bình đẳng trong việc hưởng thụ những gì?

    • A.
      Chính sách học bổng.

    • B.
      Đầu tư tài chính.

    • C.
      Một nền giáo dục.

    • D.
      Nền giáo dục tiên tiến. 

  • Câu 32:
    Mã câu hỏi: 466233

    Nhà nước luôn tạo điều kiện để công dân thuộc các dân tộc khác nhau đều được bình đẳng về điều gì?

    • A.
      Cơ hội học tập.

    • B.
      Cơ hội việc làm.

    • C.
      Cơ hội phát triển.

    • D.
      Cơ hội lao động.

  • Câu 33:
    Mã câu hỏi: 466237

    Nội dung: “Công dân Việt Nam thuộc bất kì dân tộc nào đang sinh sống trên lãnh thổ Việt Nam đều được hưởng quyền và nghĩa vụ ngang nhau” là đề cập đến nội dung của khái niệm nào dưới đây?

    • A.
      Bình đẳng giữa các công dân.

    • B.
      Bình đẳng giữa các dân tộc.

    • C.
      Bình đẳng giữa các tôn giáo.

    • D.
      Bình đẳng giữa các giai cấp.

  • Câu 34:
    Mã câu hỏi: 466248

    Tất cả các dân tộc đều có đại biểu của mình trong hệ thống cơ quan nhà nước, đặc biệt là trong các cơ quan quyền lực nhà nước là thể hiện bình đẳng về lĩnh vực nào?

    • A.
      Kinh tế.

    • B.
      Chính trị.

    • C.
      Văn hóa.

    • D.
      Xã hội.

  • Câu 35:
    Mã câu hỏi: 466253

    Bất kì một cá nhân hoặc tổ chức nào tự ý vào chỗ ở của người khác, tự tiện khám xét chỗ ở của công dân là vi phạm điều gì?

    • A.
      Quyền bất khả xâm phạm về đời sống riêng tư.

    • B.
      Quyền tự do cư trú.

    • C.
      Quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở.

    • D.
      Quyền được pháp luật bảo hộ.

  • Câu 36:
    Mã câu hỏi: 466257

    Theo nguyên tắc, không được ai tự tiện vào chỗ ở của người khác, trừ một số trường hợp và việc khám xét phải tuân theo:

    • A.
      Trình tự, thủ tục do pháp luật quy định.

    • B.
      Công văn hướng dẫn của Viện kiểm sát.

    • C.
      Chỉ đạo của Viện kiểm sát.

    • D.
      Chỉ đạo của cơ quan công an.

  • Câu 37:
    Mã câu hỏi: 466261

    Quyền được bảo đảm an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín được hiểu như thế nào?

    • A.
      Bất kì ai vì bất kì lí do gì cũng không có quyền kiểm soát thư tín, điện thoại, điện tín của công dân.

    • B.
      Thư tín, điện thoại, điện tín của cá nhân được bảo đảm an toàn và bí mật.

    • C.
      Không ai được phép can thiệp vào thư tín, điện thoại, điện tín của công dân.

    • D.
      Không cá nhân, tổ chức nào được phép kiểm soát thư tín, điện thoại, điện tín của công dân.

  • Câu 38:
    Mã câu hỏi: 466265

    Trong trường hợp nào dưới đây bất kì ai cũng có quyền bắt?

    • A.
      Người bị nghi ngờ có hành vi phạm tội nguy hiểm.

    • B.
      Người bị cho rằng đang chuẩn bị thực hiện tội phạm rất nghiêm trọng hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng.

    • C.
      Người đang thực hiện tội phạm thì bị phát hiện.

    • D.
      Người bị nghi ngờ có dấu vết của tội phạm và xét thấy cần ngăn chặn ngay việc người đó bỏ trốn.

  • Câu 39:
    Mã câu hỏi: 466269

    Khi nhận được đề nghị xét phê chuẩn lệnh bắt người khẩn cấp, Viện Kiểm sát phải đưa ra quyết định phê chuẩn hoặc không phê chuẩn trong thời gian tối đa bao lâu?

    • A.
      12 giờ.

    • B.
      24 giờ.

    • C.
      36 giờ.

    • D.
      48 giờ.

  • Câu 40:
    Mã câu hỏi: 466273

    Tự ý bắt và giam, giữ người trái pháp luật là xâm phạm đến quyền bất khả xâm phạm về thân thể của công dân, đây là hành vi trái với điều gì?



  • Link Hoc va de thi 2024

    Chuyển đến thanh công cụ