Đề thi thử Tốt nghiệp THPT môn Vật lí năm 2023-2024 Trường THPT Quang Trung


  • Câu 1:

    Trong thí nghiệm Y-âng, vân sáng bậc hai xuất hiện ở trên màn tại các vị trí mà hiệu đường đi của ánh sáng từ hai nguồn đến các vị trí đó bằng

     

  • Câu 2:
    Mã câu hỏi: 466208

    Một kính lúp đơn giản được cấu tạo bởi một thấu kính hội tụ có tiêu cự f. Một người mắt không có tật có khoảng cách từ mắt tới điểm cực cận D = OCC. Công thức xác định có bội giác khi người đó ngắm chừng ở vô cực là:

     

  •  

  • Câu 3:
    Mã câu hỏi: 466211

    Trong hiện tượng giao thoa sóng trên mặt nước, khoảng cách giữa một cực đại và một cực tiểu ngay sát nằm trên đường nối hai tâm sóng bằng bao nhiêu?

     

    • A.
      Bằng hai lần bước sóng.

    • B.
      Bằng một bước sóng.

    • C.
      Bằng một nửa bước sóng.

    • D.
      Bằng một phần tư bước sóng.

  • Câu 4:
    Mã câu hỏi: 466213

    Điều kiện phát sinh của quang phổ vạch hấp thụ là

     

    • A.
      Nhiệt độ của đám khí hay hơi hấp thụ phải thấp hơn nhiệt độ của nguồn sáng phát ra quang phổ vạch

    • B.
      Nhiệt độ của đám khí hay hơi hấp thụ phải bằng nhiệt độ của nguồn sáng phát ra quang phổ liên tục

    • C.
      Nhiệt độ của đám khí hay hơi hấp thụ phải thấp hơn nhiệt độ của nguồn sáng phát ra quang phổ liên tục

    • D.
      Nhiệt độ của đám khí hay hơi hấp thụ phải cao hơn nhiệt độ của nguồn sáng phát ra quang phổ liên tục

  • Câu 5:
    Mã câu hỏi: 466218

    Một người ngồi ở bờ biển đếm được 20 ngọn sóng đi qua trước mặt trong 76s. Chu kì dao động của nước biển là:

     

  • Câu 6:
    Mã câu hỏi: 466220

    Dao động điện từ tự do trong mạch dao động LC được hình thành là do hiện tượng nào sau đây?

     

    • A.
      Hiện tượng cảm ứng điện từ.

    • B.
      Hiện tượng cộng hưởng điện.

    • C.
      Hiện tượng tự cảm.

    • D.
      Hiện tượng từ hóa.

  • Câu 7:
    Mã câu hỏi: 466223

    Công suất tỏa nhiệt của dòng điện xoay chiều được tính theo công thức:

     

    • A.
      \(P = UI\sin \varphi \)

    • B.
      \(P = UI\cos \varphi \)

    • C.
      \(P = UI\)

    • D.
      \(P = ui\cos \varphi \)

  • Câu 8:
    Mã câu hỏi: 466227

    Cho phản ứng hạt nhân \({}_1^3T + {}_Z^AX \to {}_2^4He + {}_0^1n\), hạt nhân X là hạt nhân nào sau đây?

    • A.
      \({}_1^2D\)

    • B.
      \({}_1^1H\)

    • C.
      \({}_1^3T\)

    • D.
      \({}_2^4He\)

  • Câu 9:
    Mã câu hỏi: 466231

    Tia hồng ngoại có khả năng:

     

    • A.
      Giao thoa và nhiễu xạ.

    • B.
      Ion hóa không khí mạnh.

    • C.
      Đâm xuyên mạnh.

    • D.
      Kích thích một số chất phát

  • Câu 10:
    Mã câu hỏi: 466234

    Tán sắc ánh sáng là?

     

    • A.
      Sự phân tách ánh sáng đơn sắc thành các ánh sáng màu

    • B.
      Sự phân tách một chùm ánh sáng đỏ thành các chùm sáng đơn sắc

    • C.
      Sự phân tách một chùm ánh sáng phức tạp thành các chùm sáng đơn sắc

    • D.
      Sự phân tách một chùm ánh sáng tím thành các chùm sáng đơn sắc

  • Câu 11:
    Mã câu hỏi: 466238

    Phát biểu nào sau đây là đúng?

     

    • A.
      Hiện tượng quang điện trong là hiện tượng bứt êlectron ra khỏi bề mặt kim loại khi chiếu vào kim loại ánh sáng có bước sóng thích hợp.

    • B.
      Hiện tượng quang điện trong là hiện tượng êlectron bị bắn ra khỏi kim loại khi kim loại bị đốt nóng

    • C.
      Hiện tượng quang điện trong là hiện tượng êlectron liên kết được giải phóng thành êlectron dẫn khi chất bán dẫn được chiếu bằng bức xạ thích hợp.

    • D.
      Hiện tượng quang điện trong là hiện tượng điện trở của vật dẫn kim loại tăng lên khi chiếu ánh sáng vào kim loại.

  • Câu 12:
    Mã câu hỏi: 466242

    Một mạch điện xoay chiều chỉ chứa cuộn cảm, i là cường độ dòng điện tức thời qua mạch và u là điện áp tức thời. Chọn câu đúng:

     

    • A.
      i sớm pha hơn u là \(\dfrac{\pi }{2}\)

    • B.
      u trễ pha hơn i là \(\dfrac{\pi }{4}\)

    • C.
      u sớm pha hơn i là \(\dfrac{\pi }{2}\)

    • D.
      i trễ pha hơn u là \(\dfrac{\pi }{4}\)

  • Câu 13:
    Mã câu hỏi: 466245

    Điều nào sau đây là sai khi nói về nguyên tắc phát và thu sóng điện từ ?

     

    • A.
      Không thể có một thiết bị vừa thu và phát sóng điện từ.

    • B.
      Để thu sóng điện từ cần dùng một ăng ten.

    • C.
      Nhờ có ăng ten mà ta có thể chọn lọc được sóng cần thu.

    • D.
      Để phát sóng điện từ phải mắc phối hợp một máy dao động điều hoà với một ăng ten.

  • Câu 14:
    Mã câu hỏi: 466252

    Một con lắc lò xo dao động với phương trình \(x = 6c{\text{os}}\left( {20\pi t } \right)cm\). Xác định chu kỳ, tần số dao động của chất điểm.   

     

    • A.
      f =10Hz; T= 0,1s

    • B.
      f =1Hz; T= 1s

    • C.
      f =100Hz; T= 0,01s

    • D.
      f =5Hz; T= 0,2s

  • Câu 15:
    Mã câu hỏi: 466255

    Con lắc lò xo gồm vật m và lò xo k dao động điều hòa, khi mắc thêm vào vật m một vật khác có khối lượng gấp 3 lần vật m thì chu kì dao động của chúng

    • A.
      Tăng lên 3 lần

    • B.
      Giảm đi 3 lần

    • C.
      Tăng lên 2 lần

    • D.
      Giảm đi 2 lần

  • Câu 16:
    Mã câu hỏi: 466259

    Gọi năng lượng của phôtôn ánh sáng đỏ, ánh sáng lục và ánh sáng vàng lần lượt là: εĐ, εL và εV. Sắp xếp chúng theo thứ tự năng lượng giảm dần là:

     

  • Câu 17:
    Mã câu hỏi: 466263

    Chọn phát biểu đúng: Dao động duy trì của một hệ là dao động tắt dần mà người ta đã:

     

    • A.
      Kích thích lại dao động sau khi dao động bị tắt dần

    • B.
      Tác dụng ngoại lực biến đổi điều hòa theo thời gian với tần số bất kỳ vào vật dao động

    • C.
      Cung cấp cho hệ sau mỗi chu kì một phần năng lượng đúng bằng phần năng lượng tiêu hao do ma sát

    • D.
      Làm mất lực cản của môi trường đối với vật chuyển động.

  • Câu 18:
    Mã câu hỏi: 466271

    Chọn câu trả lời đúng. Nếu tăng khoảng cách giữa 2 điện tích điểm và độ lớn của mỗi điện tích điểm lên 2 lần thì lực tương tác tĩnh điện giữa chúng sẽ :

     

    • A.
      Không thay đổi

    • B.
      Giảm 2 lần

    • C.
      Tăng lên 2 lần

    • D.
      Tăng lên 4 lần

  • Câu 19:
    Mã câu hỏi: 466274

    Một vật dao động điều hòa có chu dao động \(T = 2s\), vận tốc cực đại mà vật đạt được có giá trị \({v_{max}} = 6\pi \left( {cm/s} \right)\). Biết tại thời điểm ban đầu, vận tốc của vật bằng 0 và đang đi theo chiều âm. Phương trình dao động của vật là:

     

    • A.
      \(x = 6c{\rm{os}}\left( {\pi t + \dfrac{\pi }{2}} \right)cm\)

    • B.
      \(x = 6c{\rm{os}}\left( {\pi t} \right)cm\)

    • C.
      \(x = 6c{\rm{os}}\left( {\pi t – \dfrac{\pi }{2}} \right)cm\)

    • D.
      \(x = 6\sin \left( {\pi t} \right)cm\)

  • Câu 20:
    Mã câu hỏi: 466277

    Một chất điểm dao động điều hòa theo phương trình \(x = 3\sin \left( {5\pi t + \frac{\pi }{6}} \right)cm\) (x tính bằng cm, t tính bằng giây). Trong một giây đầu tiên từ thời điểm t = 0,4s, chất điểm đi qua vị trí có li độ x = + 1 cm

     

    • A.
      4 lần

    • B.
      7 lần

    • C.
      5 lần

    • D.
      6 lần

  • Câu 21:
    Mã câu hỏi: 466279

    Con lắc đơn có chiều dài \(\ell \), trong khoảng thời gian \(\Delta \)t thực hiện được 40 dao động. Nếu tăng chiều dài dây của dây treo thêm 19 cm, thì cũng trong khoảng thời gian trên con lắc chỉ thực hiện được 36 dao động. Chiều dài lúc đầu của con lắc là:

     

  • Câu 22:
    Mã câu hỏi: 466282

    Một con lắc lò xo đang dao động điều hòa, lực đàn hồi của lò xo phụ thuộc vào chiều dài của lò xo như đồ thị hình vẽ. Cho \(g{\rm{ }} = {\rm{ }}10{\rm{ }}m/{s^2}\). Biên độ và chu kì dao động của con lắc là

     

    • A.
      \(A{\rm{ }} = 8{\rm{ }}cm;{\rm{ }}T{\rm{ }} = {\rm{ }}0,56{\rm{ }}s\)

    • B.
      \(A{\rm{ }} = {\rm{ }}6{\rm{ }}cm;{\rm{ }}T{\rm{ }} = {\rm{ }}0,28{\rm{ }}s\)

    • C.
      \(A{\rm{ }} = {\rm{ }}6{\rm{ }}cm;{\rm{ }}T{\rm{ }} = {\rm{ }}0,56s\)  

    • D.
      \(A{\rm{ }} = {\rm{ }}4{\rm{ }}cm;{\rm{ }}T{\rm{ }} = {\rm{ }}0,28{\rm{ }}s\)

  • Câu 23:
    Mã câu hỏi: 466287

    Hai điểm M, N cùng nằm trên một phương truyền sóng cách nhau λ/3. Tại thời điểm t, khi li độ dao động tại M là uM = + 3 cm thì li độ dao động tại N là uN = – 3 cm. Biên độ sóng bằng :

    • A.
      \(A = \sqrt 6 cm\)

    • B.
      A = 3 cm.

    • C.
      \(A = 2\sqrt 3 cm\)

    • D.
      \(A = 3\sqrt 3 cm\).

  • Câu 24:
    Mã câu hỏi: 466289

    Một sóng cơ lan truyền dọc theo trục Ox với phương trình có dạng \(u = ac{\rm{os}}\left( {\frac{{2\pi }}{T}t – \frac{{2\pi x}}{\lambda }} \right)\). Trên hình vẽ đường (1) là hình dạng của sóng ở thời điểm t, đường (2) là hình dạng của sóng ở thời điểm trước đó \(\frac{1}{{12}}s\). Phương trình sóng là:

     

    • A.
      \(u = 2c{\rm{os}}\left( {10\pi t – \frac{{2\pi x}}{3}} \right)cm\)

    • B.
      \(u = 2c{\rm{os}}\left( {8\pi t – \frac{{\pi x}}{3}} \right)cm\)

    • C.
      \(u = 2c{\rm{os}}\left( {10\pi t + \frac{{\pi x}}{3}} \right)cm\)

    • D.
      \(u = 2c{\rm{os}}\left( {10\pi t – 2\pi x} \right)cm\)

  • Câu 25:
    Mã câu hỏi: 466291

    Trên mặt nước có hai nguồn sóng nước giống nhau cách nhau AB = 8(cm). Sóng truyền trên mặt nước có bước sóng 1,2 (cm). Số đường cực đại đi qua đoạn thẳng nối hai nguồn là:

     

  • Câu 26:
    Mã câu hỏi: 466293

    Trên một sợi dây dài 0,9 m có sóng dừng. Kể cả hai nút ở  hai đầu dây thì trên dây có 10 nút sóng. Biết tần số của sóng truyền trên dây là 200Hz. Sóng truyền trên dây có tốc độ là

     

    • A.
      90 cm/s

    • B.
      40 m/s

    • C.
      40 cm/s

    • D.
      90 m/s

  • Câu 27:
    Mã câu hỏi: 466297

    Đặt điện áp xoay chiều có giá trị hiệu dụng U=120V, tần số f=60Hz vào hai đầu một bóng đèn huỳnh quang. Biết đèn chỉ sáng lên khi điện áp đặt vào đèn không nhỏ hơn \(60\sqrt 2 V\). Thời gian đèn sáng trong mỗi giây là:

    • A.
      \(\dfrac{1}{2}s\)

    • B.
      \(\dfrac{1}{3}s\)

    • C.
      \(\dfrac{2}{3}s\)

    • D.
      \(\dfrac{1}{4}s\)

  • Câu 28:
    Mã câu hỏi: 466299

    Mạch điện xoay chiều chỉ chứa tụ điện \(C = \frac{1}{{7200\pi }}{\rm{ }}F\) , hiệu điện thế xoay chiều ổn định đặt vào hai đầu mạch là \(u = {U_0}cos\left( {\omega t{\rm{ }} + \frac{\pi }{4}} \right){\rm{ }}V\) . Tại thời điểm t1 ta có \({u_1} = 60\sqrt 2 {\rm{ }}V\) và \({i_1} = \frac{{\sqrt 2 }}{2}A\) , tại thời điểm t2 ta có \({u_2} =  – {\rm{ }}60\sqrt 3 {\rm{ }}V\) và và \({i_2} =  – 0,5A\) . Hãy hoàn thiện biểu thức của điện áp u.

     

    • A.
      \(u{\rm{ }} = 120cos\left( {100{\rm{ }}\pi {\rm{ }}t{\rm{ }} + \frac{\pi }{4}} \right){\rm{ }}V\)

    • B.
      \(u{\rm{ }} = 60cos\left( {120{\rm{ }}\pi {\rm{ }}t{\rm{ }} + \frac{\pi }{4}} \right){\rm{ }}V\)

    • C.
      \(u{\rm{ }} = 60cos\left( {50{\rm{ }}\pi {\rm{ }}t{\rm{ }} + \frac{\pi }{4}} \right){\rm{ }}V\)

    • D.
      \(u = 120cos\left( {60{\rm{ }}\pi {\rm{ }}t{\rm{ }} + {\rm{ }}\frac{\pi }{4}{\rm{ }}} \right){\rm{ }}V\)

  • Câu 29:
    Mã câu hỏi: 466300

    Một mạch dao động điện từ lí tưởng đang có dao động điện từ tự do. Tại thời điểm t = 0, điện tích trên một bản tụ điện cực đại. Sau khoảng thời gian ngắn nhất Δt thì điện tích trên bản tụ này bằng một nửa giá trị cực đại. Chu kì dao động riêng của mạch dao động này là:

     

    • A.
      4∆t

    • B.
      6∆t

    • C.
      3∆t

    • D.
      12∆t

  • Câu 30:
    Mã câu hỏi: 466302

    Mạch chọn sóng của một máy thu thanh gồm cuộn dây có độ tự cảm L = 2.10-6 H, điện trở thuần R = 0. Để máy thu thanh chỉ có thể thu được các sóng điện từ có bước sóng từ 57m đến 753m, người ta mắc tụ điện trong mạch trên bằng một tụ điện có điện dung biến thiên. Hỏi tụ điện này phải có điện dung trong khoảng nào?

     

    • A.
      2,05.10-7F ≤ C ≤ 14,36.10-7F

    • B.
      0,45.10-9F ≤ C ≤ 79,7.10-9F

    • C.
      3,91.10-10F ≤ C ≤ 60,3.10-10F

    • D.
      0,12.10-8F ≤ C ≤ 26,4.10-8F

  • Câu 31:
    Mã câu hỏi: 466304

    Trong thí nghiệm Y-âng, người ta dùng ánh sáng đơn sắc có bước sóng \(0,56\mu m\), khoảng cách giữa hai khe là a = 0,45mm. Để trên màn tại vị trí cách vân trung tâm 2,5mm ta có vân sáng bậc 5 thì khoảng cách từ hai khe đến màn là:

     

    • A.
      0,8m.

    • B.
      1,5m.

    • C.
      0,4m.

    • D.
      2m.

  • Câu 32:
    Mã câu hỏi: 466306

    Trong một đèn huỳnh quang, ánh sáng kích thích có bước sóng \(0,36\mu m\) thì photon ánh sáng huỳnh quang có thể mang năng lượng là?

     

    • A.
      5 eV

    • B.
      3 eV

    • C.
      4 eV

    • D.
      6 eV

  • Câu 33:
    Mã câu hỏi: 466308

    Theo mẫu nguyên tử Bo, êlectron trong nguyên tử hiđrô chuyển động trên các quỹ đạo dừng có bán kính rn = n2r0 (\(n \in N*,\) r0 là bán kính Bo). Tỉ số giữa tốc độ góc của êlectron khi nó chuyển động trên quỹ đạo O và quỹ đạo M là

     

    • A.
      \(\dfrac{{\rm{3}}}{{\rm{5}}}\)

    • B.
      \(\dfrac{9}{{25}}\)  

    • C.
      \(\dfrac{{{\rm{25}}}}{{{\rm{27}}}}\)

    • D.
      \(\dfrac{{{\rm{27}}}}{{{\rm{125}}}}\)

  • Câu 34:
    Mã câu hỏi: 466309

    Hạt nhân \({}_2^4He\) có năng lượng liên kết là \(28,4MeV\); hạt nhân \({}_3^7Li\) có năng lượng liên kết là \(39,2MeV\);  hạt nhân \({}_1^2D\) có năng lượng liên kết là \(2,24MeV\). Hãy sắp theo thứ tự tăng dần về tính bền vững của chúng:

     

    • A.
      Liti, Hêli, Đơtêri

    • B.
      Đơtêri, Hêli, Liti

    • C.
      Hêli, Liti, Đơtêr

    • D.
      Đơtêri, Liti, Hêli

  • Câu 35:
    Mã câu hỏi: 466310

    Hạt nhân \({}_{84}^{210}Po\) có chu kỳ bán rã \(T\),  phóng xạ \(\alpha \) biến đổi thành hạt nhân \({}_{82}^{206}Pb\). Ban đầu có \(200g\) chất phóng xạ  \({}_{84}^{210}Po\) nguyên chất thì sau một chu kỳ bán rã khối lượng chì được tạo thành là:

     

    • A.
      100g

    • B.
      98,1g

    • C.
      50g

    • D.
      75g

  • Câu 36:
    Mã câu hỏi: 466311

    Cho thấu kính hội tụ có tiêu cự f = 10cm. Vật sáng AB là một đoạn thẳng đặt vuông góc trục chính của thấu kính, cách thấu kính 30cm. Tính chất của ảnh và số phóng đại ảnh là:

     

    • A.
      ảnh ảo cùng chiều với vật, k = 0,5

    • B.
      ảnh thật cùng chiều với vật, k = -0,5 

    • C.
      ảnh ảo ngược chiều với vật, k = 0,5  

    • D.
      ảnh thật ngược chiều với vật, k = -0,5

  • Câu 37:
    Mã câu hỏi: 466314

    Đặt điện áp \(u = 200c{\rm{os}}\omega {\rm{t}}\left( V \right)\) (ω thay đổi được) vào hai đầu đoạn mạch mắc nối tiếp gồm cuộn cảm thuần có độ tự cảm L, điện trở R và tụ điện có điện dung C, với CR2<2L. Điện áp hiệu dụng giữa hai bản tụ điện và điện áp hiệu dụng hai đầu cuộn cảm lần lượt là UC , UL phụ thuộc vào ω, chúng được biểu diễn bằng các đồ thị như hình vẽ bên, tương ứng với các đường UC, UL. Giá trị của UM trong đồ thị gần nhất với giá trị nào sau đây?

     

    • A.
      \(175 V\)

    • B.
      \(165 V\)

    • C.
      \(125 V\)

    • D.
      \(230 V\)

  • Câu 38:
    Mã câu hỏi: 466316

    Dùng prôtôn bắn vào hạt nhân \({}_{\rm{4}}^{\rm{9}}{\rm{Be}}\) đứng yên, sau phản ứng sinh ra hạt α và hạt nhân X có động năng lần lượt là Kα = 3,575 MeV và KX = 3,150 MeV. Phản ứng này tỏa ra năng lượng bằng  ΔE = 2,125 MeV. Coi khối lượng các hạt nhân tỉ lệ với số khối của nó. Góc hợp giữa các hướng chuyển động của hạt α và hạt prôtôn là

     

    • A.
      φ = 60o

    • B.
      φ = 90o

    • C.
      φ = 75o

    • D.
      φ = 45o

  • Câu 39:
    Mã câu hỏi: 466319

    Một vật có khối lượng không đổi, thực hiện đồng thời hai dao động điều hòa có phương trình dao động lần lượt là \({x_1} = {\rm{ }}10cos\left( {2pt{\rm{ }} + {\rm{ }}\varphi } \right)\) cm và \({x_2} = {A_2}cos(2\pi t – \dfrac{\pi }{2})cm\) thì dao động tổng hợp là \(x = Acos(2\pi t – \dfrac{\pi }{3})cm\). Khi năng lượng dao động của vật cực đại thì biên độ dao động A2 có giá trị là

     

    • A.
      \(20/\sqrt 3 \)cm

    • B.
      \(10\sqrt 3 \) cm

    • C.
      \(10/\sqrt 3 \) cm

    • D.
      \(20\) cm

  • Câu 40:
    Mã câu hỏi: 466321

    Người ta có nhiều nguồn âm điểm giống hệt nhau và cùng công suất. Ban đầu tại điểm O đặt 2 nguồn âm. Điểm A cách O một khoảng d có thể thay đổi được. Trên tia vuông góc với OA tại A, lấy điểm B cách A khoảng 6cm. Điểm M nằm trong đoạn AB sao cho AM=4,5cm và góc MOB có giá trị lớn nhất, lúc này mức cường độ âm tại A là LA=40dB. Cần phải đặt thêm tại O bao nhiêu nguồn nữa để mức cường độ âm tại M là 50dB.

     



  • Link Hoc va de thi 2024

    Chuyển đến thanh công cụ