Soạn bài Củng cố, mở rộng lớp 12 trang 153 Tập 1
Câu 1 (trang 153 sgk Ngữ văn 12 Tập 1): Tổng hợp và đối chiếu các thông tin cơ bản về hai văn bản hài kịch đã được học trong bài theo các gợi ý sau: nhân vật, xung đột, tình huống, hành động, kết cấu, thủ pháp trào phúng, ngôn từ (có thể lập bảng).
Trả lời
Yếu tố |
Nhân vật quan trọng (Quan Thanh tra) |
Giấu của (Quẫn) |
Đối chiếu |
Nhân vật |
Khơ-lét-xta-cốp, thị trưởng, địa chủ,… |
Ông bà Đại Cát, U Chinh,… |
Vì là kịch nên cả hai tác phẩm đều có khối lượng nhân vật đồ sộ, đông đảo |
Xung đột |
Xung đột giữa các tầng lớp giai cấp với nhau |
Xung đột mẫu thuẫn trong gia đình, lòng tham của con người |
Câu chuyện trong “Nhân vật quan trọng” mang tính chất xã hội nhiều hơn còn câu chuyện “Giấu của” thiên về gia đình và tâm lí nội tâm. |
Tình huống |
Một viên quan nghèo đói, chẳng tài cán gì được mọi người nhận nhầm là quan thanh tra nên xun xoe ninh nọt. |
Gia đình ông bà Đại Cát với những câu chuyện giấu của phòng thân. |
Cả hai câu chuyện đều có sự phi lí, hoang đường nhất định. |
Câu 2 (trang 153 sgk Ngữ văn 12 Tập 1): Thảo luận về đề tài: Theo bạn, điều gì làm nên sức sống của một vở hài kịch qua các thời đại khác nhau và trong các bối cảnh tiếp nhận khác nhau?
Trả lời
Theo em, tính nhân văn, tính hài hước và tính nghệ thuật chính là sức sống để làm nên những vở hài kịch qua từng thời đại. Mỗi một thời đại đều có những nỗi đau đớn khác nhau, từ niềm vui và sự hài hước có thể đưa ra được nỗi niềm đau khổ sâu bên trong.
Câu 3 (trang 153 sgk Ngữ văn 12 Tập 1): Tìm đọc thêm một số vở hài kịch; nêu nhận xét khái quát về nét đặc sắc nghệ thuật của từng vở hài kịch đã đọc.
Trả lời
Vở kịch: “Quan Âm Thị Kính” (Khuyết danh – Việt Nam):
– Nét đặc sắc:
+ Phản ánh ước mơ về công lý xã hội, đề cao giá trị đạo đức tốt đẹp.
+ Sử dụng nhiều yếu tố kỳ ảo, tạo nên sự hấp dẫn cho vở kịch.
+ Ngôn ngữ giản dị, gần gũi với đời sống dân gian.
Câu 4 (trang 153 sgk Ngữ văn 12 Tập 1): Xác định một vấn đề tự nhiên hoặc xã hội có tính tổng hợp, khái quát; thu thập tài liệu, lập đề cương và trao đổi kết quả chuẩn bị trong nhóm học tập.
Trả lời:
– Lựa chọn vấn đề:
+ Vấn đề tự nhiên hoặc xã hội có tính tổng hợp, khái quát.
+ Vấn đề phù hợp với khả năng nghiên cứu của nhóm.
+ Vấn đề có tính thời sự, thu hút sự quan tâm.
Ví dụ:
Biến đổi khí hậu và tác động của nó đối với môi trường và đời sống con người. Ảnh hưởng của mạng xã hội đối với giới trẻ. Giải pháp phát triển du lịch bền vững tại địa phương.
– Thu thập tài liệu:
+ Lựa chọn nguồn tài liệu:
+ Sách, báo, tạp chí khoa học.
+ Website, kho dữ liệu uy tín.
+ Bài báo khoa học, luận văn, luận án.
+ Kỹ thuật thu thập tài liệu: Ghi chép tóm tắt nội dung chính; Đánh dấu các thông tin quan trọng; Trích dẫn nguồn tài liệu rõ ràng.
– Lập đề cương:
* Cấu trúc đề cương:
I. Giới thiệu:
Lý do chọn đề tài.
Mục đích nghiên cứu.
Phạm vi nghiên cứu.
II. Nội dung:
Phân tích lý thuyết.
Phân tích thực tiễn.
Giải pháp, kiến nghị.
III. Kết luận:
Tóm tắt nội dung nghiên cứu.
Đánh giá kết quả nghiên cứu.
Đề xuất hướng nghiên cứu tiếp theo.
– Trao đổi kết quả:
Thuyết trình nội dung đề cương:
Trình bày rõ ràng, logic.
Sử dụng hình ảnh, minh họa sinh động.
Giải đáp thắc mắc của các thành viên trong nhóm.
Phản biện và góp ý:
Đánh giá tính khoa học, chính xác của đề cương.
Đề xuất chỉnh sửa, bổ sung nội dung.
Góp ý về phương pháp nghiên cứu.
Xem thêm các bài soạn văn lớp 12 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:
Giấu của (Trích Quân – Lộng Chương)
Viết báo cáo nghiên cứu về một vấn đề tự nhiên, xã hội
Trình bày báo cáo kết quả nghiên cứu về một vấn đề tự nhiên hoặc xã hội
Củng cố, mở rộng trang 153
Cẩn thận hão (Trích Thợ cạo thành Xê-vin (Séville) – Bô-mac-se – Beaumarchais)
Ôn tập học kì 1