Soạn bài Thuyết trình về một vấn đề liên quan đến cơ hội và thách thức đối với đất nước | Kết nối tri thức Ngữ văn lớp 12


Soạn bài Thuyết trình về một vấn đề liên quan đến cơ hội và thách thức đối với đất nước

* Yêu cầu

– Nêu được vấn đề liên quan đến cơ hội và thách thức đối với đất nước.

– Trình bày rõ vấn đề trên cả hai phương diện (cơ hội và thách thức), thể hiện được mối quan hệ qua lại giữa cơ hội và thách thức: trong cơ hội có thể có thách thức, trong thách thức có thể có cơ hội; sử dụng hiệu quả các lí lẽ và bằng chứng để chứng minh cho mỗi phương diện.

– Đề xuất được giải pháp để tăng cường cơ hội, vượt qua thách thức, góp phần đưa đất nước phát triển.

– Rút ra được ý nghĩa của việc thuyết trình: nâng cao nhận thức của mỗi người về những vấn đề có liên quan đến sự phát triển của đất nước.

1. Chuẩn bị nói

a. Lựa chọn đề tài

Bạn cần lựa chọn một vấn để thực sự có ý nghĩa đối với đất nước trong bối cảnh hiện nay, chẳng hạn: Vấn để sản xuất nông sản sạch; Phát triển du lịch bền vững; Việc ứng dụng trí tuệ nhân tạo vào một số lĩnh vực đời sống; Tác động của quá trình đô thị hoá,..

b. Tìm ý và sắp xếp ý

Sau khi xác định được vấn để, cần tìm ý và xây dựng dàn ý cho bài thuyết trình. Để có hướng tìm ý, hãy nêu một số câu hỏi đi sâu vào các mặt của vấn để:

– Bản chất của vấn đề là gì?

– Vấn đề mang lại cơ hội hay đặt ra thách thức cho đất nước hoặc có tác động trên cả hai phương diện?

– Hai phương diện đó (cơ hội và thách thức) cân được trình bày như thế nào? Những lí lē, bằng chứng nào có thể dùng để chứng minh?

– Cần làm gì để phát huy cơ hội và vượt qua thách thức mà vấn đề đặt ra?

Sau khi tìm được đầy đủ các ý, hāy sắp xếp những ý tìm được một cách hợp lí thành dàn ý của bài thuyết trình, gồm đủ các phần Mở đầu, Triển khai, Kết luận.

2. Thực hành nói

– Mở đầu: Nêu vấn đề liên quan đến cơ hội và thách thức đối với đất nước. Việc giới thiệu vấn đề để thuyết trình có thể thực hiện bằng nhiều cách: kể một câu chuyện nhỏ, tóm lược một bản tin thời sự, đưa ra một kết quả nghiên cứu kèm theo số liệu thống kê, đưa ra một bức tranh hoặc bức ảnh có tính chất gợi dẫn về vấn đề,..

– Triển khai:

+ Nêu khái quát bản chất của vấn để và nhận xét chung về ý nghĩa của vấn để đổi với đất nước.

+ Phân tích cả tác động tích cực và tiêu cực của vấn để. Tùy thuộc vào từng vấn đề cụ thể mà các ý nói về tác động tích cực hay tiêu cực được nhấn mạnh hơn. Trên thực tế, ít có vấn đề chỉ mang lại cơ hội hoặc chi đặt ra thách thức: trong cơ hội có thách thức, trong thách thức có cơ hội.

+ Dùng ngôn ngữ và các phương tiện hỗ trợ giúp người nghe năm được một cách chính xác, chi tiết, đầy đủ về vấn đề.

– Kết luận: Nêu ý nghĩa của việc thuyết trình về vấn đề.

Bài tham khảo:

Xin chào quý thầy cô và các bạn,

Hôm nay, chúng ta sẽ cùng nhau thảo luận về một chủ đề quan trọng liên quan đến cơ hội và thách thức mà Việt Nam đang đối diện trong bối cảnh Toàn cầu hóa. Tôi sẽ giới thiệu về những cơ hội và thách thức này và mời quý vị cùng lắng nghe.

Toàn cầu hóa không chỉ là một xu hướng mà còn là một cơ hội cho Việt Nam trong việc mở rộng thị trường. Điều này giúp cho các doanh nghiệp có cơ hội tiếp cận các thị trường lớn và thu hút đầu tư nước ngoài. Ngoài ra, Việt Nam cũng có thể học hỏi từ các quốc gia phát triển về quản lý, khoa học kỹ thuật để nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm.

Tuy nhiên, cùng với những cơ hội đó, cũng đồng thời là những thách thức. Cạnh tranh gay gắt từ các đối thủ trên thị trường toàn cầu đòi hỏi các doanh nghiệp Việt Nam phải nâng cao năng lực cạnh tranh. Nếu không chủ động hội nhập, Việt Nam có thể bị “bên lề hóa” trong quá trình toàn cầu hóa, và có nguy cơ tụt hậu về kinh tế và xã hội.

Để nắm bắt cơ hội và vượt qua thách thức này, chúng ta cần tập trung vào việc cải cách hành chính, nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp và phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao. Đồng thời, việc bảo vệ môi trường và duy trì bản sắc văn hóa dân tộc cũng là một phần không thể thiếu trong quá trình này.

Cuối cùng, để xây dựng một Việt Nam giàu mạnh, văn minh và bền vững, mỗi cá nhân, mỗi tập thể cần chung tay góp sức.

Xin trân trọng cảm ơn và chúc buổi thảo luận thành công!

3. Trao đổi, đánh giá

– Người nghe có thể nhận xét về sự cần thiết của vấn để thuyết trình, độ chính xác của các thông tin; tính thuyết phục của các lí lễ, bằng chứng: cách sử dụng ngôn ngữ và các yếu tố phi ngôn ngữ của người nói. Nếu có nội dung nào chưa rõ, có thể yêu cầu người nói giải thích thêm.

– Người nói cần làm rõ một số chi tiết trong bài nói theo yêu cầu của người nghe, trao đổi lại các ý kiến đánh giá về nội dung và cách thực hiện bài thuyết trình.

Xem thêm các bài soạn văn lớp 12 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:

Thực hành tiếng Việt trang 114

Viết bài phát biểu trong lễ phát động một phong trào hoặc một hoạt động xã hội

Thuyết trình về một vấn đề liên quan đến cơ hội và thách thức đối với đất nước

Củng cố, mở rộng trang 123

Thực hành đọc: Khúc đồng quê

Ôn tập học kì 2



Link Hoc va de thi 2024

Chuyển đến thanh công cụ