■Bài 8: Góc ở vị trí đặc biệt. Tia phân giác của một góc


1.1. Góc ở vị trí đặc biệt

a) Hai góc kề bù

Hai góc có một cạnh chung, hai cạnh còn lại là hai tia đối nhau được gọi là hai góc kề bù.

* Tính chất của hai góc kề bù 

Hai góc kề bù có tổng số đo bằng 1800.

Chú ý

* Hai góc kề bù còn được hiểu là hai góc vừa kề nhau, vừa bù nhau. Trong đó:

– Hai góc kề nhau là hai góc có một cạnh chung và hai cạnh còn lại nằm khác phía nhau đối với đường thẳng chứa cạnh chung đó. Chẳng hạn, trên Hình sau, góc xOy và góc yOz là hai góc kể nhau.

– Hai góc bù nhau là hai góc có tổng số đo bằng 1800.

* Nếu điểm M nằm trong góc xOy thì ta nói tia OM nằm giữa hai cạnh (hai tia) Ox và Oy của góc xOy (Hình sau). Khi đó ta có:

(widehat {xOM} + widehat {MOy} = widehat {xOy}). 

b) Hai góc đối đỉnh

Hai góc đối đỉnh là hai góc mà mỗi cạnh của góc này là tia đối của một cạnh của góc kia.

– Tính chất: Hai góc đối đỉnh thì bằng nhau

Chú ý: 2 đường thẳng cắt nhau tạo thành 2 cặp góc đối đỉnh

Ví dụ:

(widehat {{O_1}} = widehat {{O_2}};widehat {{O_3}} = widehat {{O_4}})( đối đỉnh)

Chú ý: Hai đường thẳng xx’, yy’ cắt nhau và trong các góc tạo thành có một góc vuông được gọi là hai đường thẳng vuông góc. Kí hiệu (xx’ bot {rm{ }}yy’) 

1.2. Tia phân giác của một góc

Định nghĩa:

Tia nằm giữa hai cạnh của một góc và tạo với hai cạnh ấy hai góc bằng nhau được gọi là tia phân giác của góc đó.

Tính chất:

Khi Oz là tia phân giác của góc xOy thì (widehat {xOz} = widehat {zOy} = frac{1}{2}.widehat {xOy})

Ví dụ: Cho góc mOn có số đo bằng 700, tia Ot là tia phân giác của góc mOn. Tính số đo hai góc mOt và tOn.

Giải 

Vì Ot là tia phân giác của góc mOn nên (widehat {mOt} = widehat {tOn} = frac{1}{2}widehat {mOn} = frac{1}{2}{.70^0} = {35^0})



Link Hoc va de thi 2021

Chuyển đến thanh công cụ