Bài tập tính Tích phân đổi biến số với hàm số chẵn, hàm số lẻ có đáp án chi tiết


Bài tập tính Tích phân đổi biến số với hàm số chẵn, hàm số lẻ có đáp án

Phương pháp đổi biến số với hàm số chẵn hàm số lẻ

Bài toán tổng quát: Giả sử hàm số $fleft( x right)$ liên tục trên đoạn $left[ -a;a right].$ Chứng minh rằng:

a) $intlimits_{-a}^{a}{fleft( x right)dx=2}intlimits_{0}^{a}{fleft( x right)dx}$ nếu $fleft( x right)$ là hàm số chẵn.

b) $intlimits_{-a}^{a}{fleft( x right)dx=0}$ nếu $fleft( x right)$ là hàm số lẻ.

Lời giải chi tiết

  1. a) Hàm số $fleft( x right)$ là hàm chẵn thì $fleft( -x right)=fleft( x right)$

Ta có: $intlimits_{-a}^{0}{fleft( x right)dx=-}intlimits_{-a}^{0}{fleft( -x right)dleft( -x right)}xrightarrow{t=-x}-intlimits_{a}^{0}{fleft( t right)dt=-}intlimits_{a}^{0}{fleft( x right)dx=}intlimits_{0}^{a}{fleft( x right)dx.}$

Do đó $intlimits_{-a}^{a}{fleft( x right)dx=}intlimits_{-a}^{0}{fleft( x right)dx+intlimits_{0}^{a}{fleft( x right)dx=2}}intlimits_{0}^{a}{fleft( x right)dx.}$

  1. b) Hàm số $fleft( x right)$ là hàm lẻ thì $fleft( -x right)=-fleft( x right)$

Ta có: $intlimits_{-a}^{a}{fleft( x right)dx=-intlimits_{-a}^{a}{fleft( -x right)dx}=}intlimits_{-a}^{a}{fleft( -x right)dleft( -x right)}xrightarrow{t=-x}intlimits_{a}^{-a}{fleft( t right)dt=-}intlimits_{a}^{a}{fleft( x right)dx}$

Do đó $2intlimits_{-a}^{a}{fleft( x right)dx=}0Leftrightarrow intlimits_{-a}^{a}{fleft( x right)dx}=0.$

Bài tập trắc nghiệm đổi biến số tích phân có đáp án chi tiết

Bài tập 1: Cho hàm số $fleft( x right)$ liên tục trên $mathbb{R}$ thỏa mãn $fleft( x right)+fleft( -x right)=sqrt{2+2cos 2x},forall xin mathbb{R}.$

Tính $I=intlimits_{frac{-3pi }{2}}^{frac{3pi }{2}}{fleft( x right)}dx.$

A. $I=-6.$                                     B. $I=0.$                                              C. $I=-2.$                                      D. $I=6.$

Lời giải chi tiết

Lấy tích phân 2 vế của $fleft( x right)+fleft( -x right)=cos 2x$ cận từ $-frac{3pi }{2}to frac{3pi }{2}$ ta có:

$intlimits_{frac{-3pi }{2}}^{frac{3pi }{2}}{fleft( x right)}dx+intlimits_{frac{-3pi }{2}}^{frac{3pi }{2}}{fleft( -x right)}dx=intlimits_{frac{-3pi }{2}}^{frac{3pi }{2}}{sqrt{2+2cos 2x}}dx=2intlimits_{frac{-3pi }{2}}^{frac{3pi }{2}}{left| cos x right|dx}=12$ (Sử dụng máy tính Casio).

Đặt $t=xRightarrow dt=-dx$ và đổi cận $left| begin{matrix}   x=-frac{3pi }{2}Rightarrow t=frac{3pi }{2}  \   x=frac{3pi }{2}Rightarrow t=-frac{3pi }{2}  \end{matrix} right..$

Khi đó $intlimits_{frac{-3pi }{2}}^{frac{3pi }{2}}{fleft( -x right)}dx=-intlimits_{frac{-3pi }{2}}^{frac{3pi }{2}}{fleft( t right)}dt=intlimits_{-frac{3pi }{2}}^{frac{3pi }{2}}{fleft( t right)}dt=intlimits_{-frac{3pi }{2}}^{frac{3pi }{2}}{fleft( x right)}dx.$

Suy ra $intlimits_{frac{-3pi }{2}}^{frac{3pi }{2}}{fleft( x right)}dx+intlimits_{frac{-3pi }{2}}^{frac{3pi }{2}}{fleft( -x right)}dx=2I=12Rightarrow I=6.$

Cách 2: Vì $sqrt{2+2cos 2x}=sqrt{2+2cos left( -2x right)}$ta có thể chọn $fleft( x right)=frac{sqrt{2+2cos 2x}}{2}.$

Sau đó sử dụng Casio để bấm $I=intlimits_{frac{-3pi }{2}}^{frac{3pi }{2}}{frac{sqrt{2+2cos 2x}}{2}dx.}$ Chọn D.

Bài tập 2: Cho hàm số $y=fleft( x right)$ xác định và liên tục trên $mathbb{R}$, thỏa mãn

$fleft( x right)+fleft( -x right)=cos 2x,forall xin mathbb{R}.$ Khi đó $I=intlimits_{frac{-pi }{6}}^{frac{pi }{6}}{fleft( x right)}dx$ bằng:

A. 2.                                                B. $-2.$                                                C. $frac{1}{2}.$                         D. $frac{sqrt{3}}{4}.$

Lời giải chi tiết

Lấy tích phân 2 vế của $fleft( x right)+fleft( -x right)=cos 2x$,$forall xin mathbb{R}$ cận từ $-frac{pi }{6}to frac{pi }{6}$ ta có:

$intlimits_{frac{-pi }{6}}^{frac{pi }{6}}{fleft( x right)}dx+intlimits_{frac{-pi }{6}}^{frac{pi }{6}}{fleft( -x right)}dx=intlimits_{frac{-pi }{6}}^{frac{pi }{6}}{cos 2x}dx=frac{1}{2}intlimits_{frac{-pi }{6}}^{frac{pi }{6}}{cos 2x}dleft( 2x right)=frac{1}{2}sin 2xleft| begin{matrix}   ^{frac{pi }{6}}  \   _{frac{-pi }{6}}  \end{matrix} right.=frac{sqrt{3}}{2}.$

Đặt $t=-xRightarrow dt=-dxRightarrow left{ begin{matrix}   x=-frac{pi }{6},t=frac{pi }{6}  \   x=frac{pi }{6},t=-frac{pi }{6}  \end{matrix} right.Rightarrow intlimits_{frac{-pi }{6}}^{frac{pi }{6}}{fleft( -x right)}dx=-intlimits_{frac{pi }{6}}^{-frac{pi }{6}}{fleft( t right)}dt=intlimits_{frac{-pi }{6}}^{frac{pi }{6}}{fleft( t right)}dt=intlimits_{frac{-pi }{6}}^{frac{pi }{6}}{fleft( x right)}dx.$

Suy ra $intlimits_{frac{-pi }{6}}^{frac{pi }{6}}{fleft( x right)}dx+intlimits_{frac{-pi }{6}}^{frac{pi }{6}}{fleft( -x right)}dx=2intlimits_{frac{-pi }{6}}^{frac{pi }{6}}{fleft( x right)}dx=frac{sqrt{3}}{2}Rightarrow intlimits_{frac{-pi }{6}}^{frac{pi }{6}}{fleft( x right)}dx=frac{sqrt{3}}{4}.$ Chọn D.

Cách 2: Vì $cos 2x=cos left( -2x right)$ ta chọn $fleft( x right)=frac{cos 2x}{2}Rightarrow intlimits_{frac{-pi }{6}}^{frac{pi }{6}}{frac{cos 2x}{2}}dx=frac{sqrt{3}}{4}.$

Bài tập 3: Cho hàm số y= $fleft( x right)$ liên tục trên đoạn $left[ 0;1 right]$  thỏa mãn $fleft( x right)+2fleft( 1-x right)=3x,forall xin mathbb{R}.$

Tính tích phân $I=intlimits_{0}^{1}{fleft( x right)}dx.$

A. $I=frac{3}{2}.$                    B. $I=1.$                                              C. $I=frac{1}{2}.$                     D. $I=2.$

Lời giải chi tiết

Cách 1: Ta có$fleft( x right)+2fleft( 1-x right)=3xRightarrow intlimits_{0}^{1}{fleft( x right)}dx+2intlimits_{0}^{1}{fleft( 1-x right)}dx=3intlimits_{0}^{1}{x}dx=frac{3}{2}{{x}^{2}}left| begin{matrix}   ^{1}  \   _{0}  \end{matrix} right.=frac{3}{2}.$

Đặt $t=1-xRightarrow dt=-dxRightarrow left{ begin{matrix}   x=0,t=1  \   x=1,t=0  \end{matrix} right.Rightarrow intlimits_{0}^{1}{fleft( 1-x right)}dx=-intlimits_{1}^{0}{fleft( t right)}dt=intlimits_{0}^{1}{fleft( t right)}dt=intlimits_{0}^{1}{fleft( x right)}dx.$

Suy ra $intlimits_{0}^{1}{fleft( x right)}dx+2intlimits_{0}^{1}{fleft( 1-x right)}dx=3intlimits_{0}^{1}{fleft( x right)}dx=frac{3}{2}Rightarrow intlimits_{0}^{1}{fleft( x right)}dx=frac{1}{2}Leftrightarrow I=frac{1}{2}.$ Chọn C.

Cách 2: Ta có $fleft( x right)+2fleft( 1-x right)=3xRightarrow fleft( 1-x right)+2fleft( x right)=3left( 1-x right)=3-3x.$

Khi đó $left{ begin{matrix}   fleft( x right)+2fleft( 1-x right)=3xtext{       (1) }  \   fleft( 1-x right)+2fleft( x right)=3-3xtext{  }left( 2 right)  \end{matrix} right.,$ lấy $2.left( 2 right)-left( 1 right),$ ta được

$3fleft( x right)=2left( 3-3x right)-3xLeftrightarrow fleft( x right)=2-3x.$

Vậy $I=intlimits_{0}^{1}{fleft( x right)}dx=intlimits_{0}^{1}{left( 2-3x right)}dx=left( 2x-frac{3{{x}^{2}}}{2} right)left| begin{matrix}   ^{1}  \   _{0}  \end{matrix} right.=frac{1}{2}.$ Chọn C.

Bài tập 4: Cho hàm số $fleft( x right)$ liên tục trên$mathbb{R}$ và  thỏa mãn $fleft( x right)+fleft( -x right)={{x}^{2}},forall xin mathbb{R}.$

Tính $I=intlimits_{-1}^{1}{fleft( x right)}dx.$

A. $I=frac{2}{3}.$                    B. $I=1.$                                              C. $I=2.$                                       D. $I=frac{1}{3}.$

Lời giải chi tiết

Ta có $fleft( x right)+fleft( -x right)={{x}^{2}}Rightarrow intlimits_{-1}^{1}{left[ fleft( x right)+fleft( -x right) right]}dx=intlimits_{-1}^{1}{{{x}^{2}}dxLeftrightarrow intlimits_{-1}^{1}{fleft( x right)}dx+}intlimits_{-1}^{1}{fleft( -x right)}dx=intlimits_{-1}^{1}{{{x}^{2}}}dx.$

Đặt $t=-xRightarrow dt=-dxRightarrow left{ begin{matrix}   x=-1,t=1  \   x=1,t=-1  \end{matrix} right.Rightarrow intlimits_{-1}^{1}{fleft( -x right)}dx=-intlimits_{1}^{-1}{fleft( t right)}dt=intlimits_{-1}^{1}{fleft( t right)}dt=intlimits_{-1}^{1}{fleft( x right)}dx.$

Suy ra $intlimits_{-1}^{1}{fleft( x right)}dx+intlimits_{-1}^{1}{fleft( x right)}dx=intlimits_{-1}^{1}{{{x}^{2}}}dxLeftrightarrow 2intlimits_{-1}^{1}{fleft( x right)}dx=frac{{{x}^{3}}}{3}left| begin{matrix}   ^{1}  \   _{-1}  \end{matrix} right.=frac{2}{3}Rightarrow intlimits_{-1}^{1}{fleft( x right)}dx=frac{1}{3}.$ Chọn D.

Bài tập 5: Cho hàm số $fleft( x right)$ liên tục trên $mathbb{R}$ và  số thực a dương. Biết rằng với mọi $xin left[ 0;a right]$ thì $fleft( x right)>0$ và $fleft( x right).fleft( a-x right)=1.$ Tính $I=intlimits_{0}^{a}{frac{dx}{1+fleft( x right)}}.$

A. $I=frac{a}{2}.$                    B. $I=2a.$                                           C. $I=a.$                                       D. $I=-frac{a}{2}.$

Lời giải chi tiết

Ta có: $fleft( x right).fleft( a-x right)=1Leftrightarrow left( 1+fleft( x right) right)fleft( a-x right)=1+fleft( a-x right)Leftrightarrow frac{1}{1+fleft( x right)}=frac{fleft( a-x right)}{1+fleft( a-x right)}$

Lấy tích phân 2 vế ta có: $I=intlimits_{0}^{a}{frac{dx}{1+fleft( x right)}}=intlimits_{0}^{a}{frac{fleft( a-x right)}{1+fleft( a-x right)}}dx$

Đặt $t=a-xRightarrow dt=-dx$ khi đó $intlimits_{0}^{a}{frac{1+fleft( a-x right)}{fleft( a-x right)}}dx=intlimits_{a}^{0}{frac{fleft( t right)}{1+fleft( t right)}}left( -dt right)=intlimits_{0}^{a}{frac{fleft( t right)}{1+fleft( t right)}}dt=intlimits_{0}^{a}{dt}-intlimits_{0}^{a}{frac{dt}{1+fleft( t right)}}$

$=a-intlimits_{0}^{a}{frac{dx}{a+fleft( x right)}}.$ Khi đó $I=a-ILeftrightarrow I=frac{a}{2}.$ Chọn A.

Cách 2: Vì $fleft( x right).fleft( a-x right)=1$ ta có thể chọn $fleft( x right)=1Rightarrow fleft( a-x right)=1Rightarrow I=intlimits_{0}^{a}{frac{dx}{2}}=frac{x}{2}left| begin{matrix}   ^{a}  \   _{0}  \end{matrix} right.=frac{a}{2}.$





Link Hoc va de thi 2021

Chuyển đến thanh công cụ