TRƯỜNG THPT VÕ NGUYÊN GIÁP |
ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA MÔN NGỮ VĂN NĂM HỌC 2021-2022 Thời gian làm bài: 120 phút |
I. ĐỌC – HIỂU (3,0 điểm)
Đọc đoạn thơ sau và trả lời các câu hỏi:
…Vàng bạc uy quyền không làm ra chân lý
Óc nghĩ suy không thể mượn vay
Bạch Đằng xưa, Cửu Long nay
Tắm gội lòng ta, chẳng bao giờ cạn.
Ta tin ở sức mình, vô hạn Như ta tin ở tuổi 25
Của chúng ta, là tuổi trăng rằm
Dám khám phá, bay cao, tự tay mình bẻ lái.
Ta tin ở loài người thúc nhanh thời đại
Những sông Thương bên đục bên trong
Chảy về xuôi, càng đẹp xanh dòng
Lịch sử vẫn một sông Hồng vĩ đại…
(Trích Tuổi 25 của Tố Hữu, NXB Văn học Tr. 332)
Câu 1. Đoạn thơ trên viết theo thể thơ gì? (0,5 điểm)
Câu 2. Chỉ ra các biện pháp tu từ được sử dụng trong khổ thơ thứ hai? (0,5 điểm)
Câu 3. Anh /chị hiểu thế nào về hai câu thơ: (1,0 điểm)
“Của chúng ta, là tuổi trăng rằm.
Dám khám phá, bay cao, tự tay mình bẻ lái”
Câu 4. Nhà thơ đã tâm sự gì qua đoạn thơ trên? (1,0 điểm)
II. LÀM VĂN (7,0 điểm)
Câu 1. (2,0 điểm)
Viết một đoạn văn ( khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của anh/ chị về niềm tin của tuổi trẻ vào chính mình được gợi ra từ đoạn trích trong phần Đọc hiểu.
Câu 2. (5,0 điểm)
Cảm nhận của anh/ chị về vẻ đẹp sử thi của nhân vật Tnú trong truyện ngắn Rừng xà nu của Nguyễn Trung Thành- Trích Ngữ Văn 12, tập 2, NXB Giáo dục.
—————–HẾT—————-
ĐÁP ÁN ĐỀ THI SỐ 1
I. ĐỌC – HIỂU
Câu 1. Đoạn thơ trên được viết theo thể thơ tự do/tự do
Câu 2. Các biện pháp tu từ:
+So sánh: “ Như ta tin ở tuổi 25; tuổi 25 Của chúng ta là tuần trăng rằm”.
+ Điệp ngữ: Ta tin
+ Liệt kê:Dám khám phá, bay cao, tự tay mình bẻ lái
Câu 3. Hai câu thơ nói lên sức mạnh của tuổi trẻ: dám ước mơ và hành động để thực hiện những lí tưởng cao đẹp của mình- sẽ làm chủ tương lai của đất nước….
Câu 4. Nhà thơ đang tâm sự về tuổi trẻ của mình và thế hệ mình: mang tất cả sức mạnh tâm huyết, niềm tin của tuổi trẻ để dâng hiến, đấu tranh, bảo vệ Tổ quốc …
– Từ tâm sự cá nhân, nhà thơ nhắn gửi tới thế hệ trẻ sống phải có lí tưởng cao đẹp, có niềm tin vào chính mình và mọi người để tạo nên những trang sử hào hùng của dân tộc…
II. LÀM VĂN
Câu 1.
Yêu cầu chung
Bài viết phải có bố cục đầy đủ, rõ ràng; văn viết có cảm xúc; diễn đạt trôi chảy, bảo đảm tính liên kết.
Yêu cầu cụ thể
a. Đảm bảo cấu trúc đoạn văn nghị luận: mở đoạn, thân đoạn, kết đoạn, không mắc lỗi chính tả
b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: Niềm tin là yếu tố quan trọng giúp con người vượt qua trở ngại trong cuộc sống để đi đến thành công.
c. Các luận điểm được triển khai theo trình tự hợp lí, có sự liên kết chặt chẽ…
– Đảm bảo các yêu cầu trên; có thể trình bày theo định hướng sau:
* Giải thích:
– Niềm tin vào chính mình: là tin vào khả năng của mình, tin vào những gì mình có thể làm được, không gục ngã trước khó khăn, trở ngại của cuộc sống, ta có thể làm thay đổi được thời cuộc….
– Niềm tin từ đoạn trích là tin ở tuổi 25, dám khám phá, bay cao, tự tay mình bẻ lái, ở loài người thúc nhanh thời đại.
* Bàn luận
– Biểu hiện của niềm tin vào chính mình:
+ Lạc quan, yêu đời, không gục ngã trước khó khăn thử thách
+ Có ý chí, nghị lực để đối mặt với mọi khó khăn thử thách trên đường đời…
+ Tỉnh táo để chọn đường đi đúng đắn cho mình trước nhiều ngã rẽ của cuộc sống.
+ Đem niềm tin của mình với mọi người…
+ Lấy dẫn chứng: thế hệ Tố Hữu tin vào tuổi trẻ của mình có thể chiến đấu chống lại kẻ thù dành thắng lợi
– Vì sao phải tin vào chính mình:
+ Có niềm tin vào mình ta mới có thể dám xông pha trong mọi lĩnh vực của cuộc sống, mới khẳng định được khả năng của mình, tạo nên sức mạnh để vượt qua mọi khó khăn trở ngại của cuộc sống…
+ Cuộc sống của chúng ta không bẳng phẳng mà luôn có những khó khăn, trở ngại và mất mát, nên cần có niềm tin để vượt qua nó.
-> Tin vào mình là yếu tố quan trọng để chúng ta có thể làm được những điều phi thường…
– Mở rộng: Tin vào chính mình để vượt qua khó khăn, thử thánh nhưng cần phải dựa vào khả năng thực tế của chính mình để không rơi vào tự kiêu, tự đại…
* Bài học nhận thức:
– Mỗi chúng ta cần phải tự tin vào chính mình, tin vào những gì mình có thể làm được..
– Cụ thể hóa niềm tin vào những hành động của bản thân: học tập, rèn luyện, cống hiến cho tổ quốc
Câu 2.
Yêu cầu chung
– Thí sinh biết kết hợp kiến thức và kĩ năng để viết bài văn nghị luận văn học
– Bài viết có bố cục, kết cấu rõ ràng; lập luận thuyết phục; diễn đạt mạch lạc; không mắc lỗi chính tả…
– Thí sinh có thể viết theo nhiều cách khác nhau nhưng phải bám sát tác phẩm, kết hợp nhuần nhuyễn các thao tác lập luận.
Yêu cầu cụ thể
a. Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận (có đủ các phần mở bài, thân bài, kết luận)
b. Xác định vấn đề cần nghị luận: – Vẻ đẹp sử thi của Tnú
c. Triển khai vấn đề thành các luận điểm; thể hiện sự cảm nhận sâu sắc và vận dụng tốt các thao tác lập luận; kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng. Đảm bảo đúng chính tả và ngữ pháp.
1/ Giới thiệu khái quát về tác giả, tác phẩm, nhân vật – vấn đề nghị luận.
2/ Cảm nhận về vẻ đẹp sử thi của nhân vật Tnú
–Nhân vật mang vẻ đẹp sử thi nghĩa là tính cách, phẩm chất của Tnú có nhiều điểm tương đồng, khái quát hoặc được kết tinh từ tính cách, phẩm chất của con người Tây Nguyên; cuộc đời Tnú có điểm tương đồng với con đường đấu tranh cách mạng của con người làng Xô Man, đi từ khó khăn gian khổ đến thắng lợi, từ đau thương đến anh dũng.
–Tnú trước hết điển hình cho tính cách con người Tây Nguyên.
+ Yêu nước, căm thù giặc sâu sắc, bất khuất với kẻ thù : Tnú có 3 mối thù lớn : của bản thân, của gia đình, của buôn làng.
+ Sớm có lí tưởng cách mạng, trung thành với cách mạng, tính kỉ luật cao, bất khuất với kẻ thù .
+ Sức sống mãnh liệt, dẻo dai: chi tiết đôi bàn tay Tnú
+ Có tình thương yêu sâu sắc với gia đình, buôn làng.
– Tnú còn là điển hình cho con đường đấu tranh cách mạng của người làng Xô Man:
+ Tnú mồ côi, gặp nhiều đau thương nhưng vẫn phát huy được cốt cách của người Xô Man : “Đời nó khổ nhưng bụng nó sạch như nước suối làng ta”.
+ Tnú gặp bi kịch khi chưa cầm vũ khí: bản thân bị bắt, bị tra tấn dã man (mỗi ngón tay chỉ còn hai đốt); vợ con bị giặc tra tấn đến chết.
+ Tnú được giải thoát khi dân làng Xô Man đã cầm vũ khí, đứng dậy đấu tranh, bảo vệ buôn làng- Chân lí cách mạng “chúng nó đã cầm súng, mình phải cầm giáo”.
+ Vượt lên nỗi đau đớn, bi kịch cá nhân, Tnú quyết tâm gia nhập lực lượng giải phóng, giết giặc trả thù cho gia đình, quê hương, góp phần bảo vệ buôn làng.
– Đó là sự hòa hợp cuộc đời và tính cách, cá nhân và cộng đồng để tạo nên vẻ đẹp toàn vẹn của một hình tượng giàu chất sử thi.
I. ĐỌC – HIỂU (3,0 điểm)
Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu:
[…] Cứ tới chủ đề về ơn nghĩa sinh thành thì ngập hộp thư “Thay lời muốn nói ” sẽ là những câu xin lỗi ba mẹ từ các bạn trẻ. Là những lời xin lỗi được gửi đến những ba-mẹ-còn-sống. Mà, nội dung của những lời xin lỗi cũng… na ná nhau, kiểu như “Con biết ba mẹ rất cực khổ vì con… Con biết con đã làm cho ba mẹ buồn rất nhiều. Con xin lỗi ba mẹ. Xin lỗi, nhưng mình hay gọi đây là “những lời xin lỗi mang tính phong trào ”, và những áy náy ray rứt này là “những áy náy ray rứt theo làn sóng”, mỗi khi có ai hay có chương trình nào gợi nhắc, thì các bạn mới sực nhớ ra. Mà khổ cái, bản thân những lời xin lỗi ấy sợ rằng khó làm người được xin lỗi vui hơn, bởi vì đâu đợi tới chính họ, ngay cả chúng mình là những người làm chương trình đây cũng đều hiểu rằng, có lẽ chỉ vài ngày sau chương trình, cùng với nhịp sống ngày càng nhanh ngày càng vội, cùng với lịch đi học, đi làm, đi giải trí sau giờ học, giờ làm…, những lời xin lỗi ấy sợ rằng sẽ sớm được vứt ra khỏi đầu; và những cảm giác áy náy, ăn năn ấy sẽ sớm chìm sâu, chẳng còn mảy may gợn sóng. Cho đến khi… lại được nhắc mà sực nhớ ra, lần kể tiếp. Điều đó, đáng buồn là một sự thật ở một bộ phận không nhỏ những người trẻ, bây giờ.
(Thương còn không hết…, ghét nhau chi, Lê Đỗ Quỳnh Hương, Nxb Trẻ, tr.31-32)
Câu 1. Chỉ ra những nghịch lí trong những lời xin lỗi của các bạn trẻ được nêu trong đoạn trích.
Câu 2. Tác giả thể hiện tâm trạng như thế nào trước thực trạng những lời xin lỗi phong trào tràn ngập mỗi dịp làm về chủ đề về ơn nghĩa sinh thành?
Câu 3. Theo anh/chị, nguyên nhân nào dẫn tới những lời xin lỗi phong trào và những áy náy ray rứt theo làn sóng trong ứng xử của một bộ phận không nhỏ những người trẻ ngày nay?
Câu 4. Theo anh/chị, điều gì quan trọng nhất trong một lời xin lỗi? Vì sao?
II. LÀM VĂN (7,0 điểm)
Câu 1. (2,0 điểm)
Từ thông điệp của đoạn trích, hãy viết một đoạn văn khoảng 200 chữ với chủ đề:
Giá trị của lời xin lỗi đúng cách.
Câu 2. (5,0 điểm)
Trong truyện Vợ chồng A Phủ, nhà văn Tô Hoài đã hai lần nói về việc Mị “vùng bước đi” và “băng đi” ở hai đoạn văn sau:
Đoạn 1:
“…Trong bóng tối, Mị đứng im lặng, như không biết mình đang bị trói. Hơi rượu còn nồng nàn, Mị vẫn nghe tiếng sáo đưa Mị theo những cuộc chơi, những đám chơi. “Em không yêu, quả pao rơi rồi – Em yêu người nào, em bắt pao nào… Mị vùng bước đi. Nhưng tay chân đau không cựa được. Mị không nghe tiếng sáo nữa… ”
Đoạn 2:
“…Mị đứng lặng trong bóng tối. Rồi Mị cũng vụt chạy ra. Trời tối lắm. Nhưnng Mị vẫn băng đi. Mị đuổi kịp A Phủ, đã lăn, chạy, chạy xuống tới lưng dốc. Mị nói, thở trong hơi gió thốc lạnh buốt: A Phủ cho tôi đi. A Phủ chưa kịp nói, Mị lại nói: “Ở đây chết mất.”
(Vợ chồng A Phủ, Tô Hoài, sách Giáo khoa Ngữ văn 12)
Phân tích nhân vật Mị qua hai lần miêu tả trên, từ đó làm nổi bật khát vọng sống của nhân vật này.
—————–HẾT—————-
ĐÁP ÁN ĐỀ THI SỐ 2
I. ĐỌC – HIỂU
Câu 1. Những nghịch lí trong những lời xin lỗi của các bạn trẻ được nêu trong đoạn trích:
– Nội dung lời xin lỗi na ná nhau, không xuất phát từ tình cảm chân thành của con cái với đấng sinh thành;
– Tâm trạng của người xin lỗi: áy náy ray rứt theo làn sóng, xuất hiện rồi tan biến ngay sau đó.
– Người được nhận lời xin lỗi: khó có thể vui hơn.
Câu 2. Trước thực trạng những lời xỉn lỗi phong trào tràn ngập mỗi dịp làm về chủ đề về ơn nghĩa sinh thành, tác giả thể hiện tâm trạng
băn khoăn, lòng ngậm ngùi buồn.
Câu 3. Học sinh có thể để xuất những nguyên nhân khác nhau. Yêu cầu hợp lí và thuyết phục
Gợi ý:
-Tâm lí e ngại thể hiện tình cảm của người Á Đông.
-Lối sống hời hợt, thiếu sâu sắc.
– Bị cuốn theo nhịp sống vội vã khiến con người dễ quên đi những việc ân nghĩa.
Câu 4. Học sinh có thể có nhiều lựa chọn trả lời. Gợi ý: Sự chân thành; Thái độ hối lỗi…
Ví dụ: Điều quan trọng nhất trong một lời xin lỗi là thái độ chân thành. Vì một lời xin lỗi chân thành cho thấy sự hối lỗi thực sự, tỏ rõ người xin lỗi muốn được cảm thông, tha thứ và muốn
khắc phục, sửa chữa lỗi lầm mình mắc phải.
II. LÀM VĂN
Câu 1. Từ thông điệp của đoạn trích, hãy viết một đoạn văn khoảng 200 chữ với chủ đề: Giá trị của lời xin lỗi đúng cách.
a. Đảm bảo cấu trúc đoạn văn nghị luận 200 chữ
Có đủ các phần mở đoạn, phát triển đoạn, kết đoạn. Mở đoạn nêu được vấn đề, phát triển đoạn triển khai được vấn đề, kết đoạn kết luận được vấn đề.
( Nếu HS viết từ 2 đoạn trở lên thì không cho điểm cấu trúc)
b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận về một tư tưởng đạo lí: Giá trị của lời xin lỗi đúng cách.
Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm; vận dụng tốt các thao tác lập luận; các phương thức biểu đạt, nhất là nghị luận; kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng; rút ra bài học nhận thức và hành động. Cụ thể:
Câu mở đoạn: Dẫn ý liên quan (có thể lấy câu chuyện trong phần Đọc hiểu ) để nêu vấn đề cần nghị luận.
c. Các câu phát triển đoạn:
– Giải thích: Lời xin lỗi là lời nói, hành động thể hiện sự nhận thức và hối lỗi của mình khi có những suy nghĩ, hành động sai trái.
– Bàn luận:
+ Có nhiều cách để thực hiện lời xin lỗi, tuy nhiên để lời xin lỗi có giá trị cao nhất, cần thực hiện nó đúng cách.
+ Xin lỗi đúng cách sẽ dễ nhận được sự đồng cảm tha thứ hơn.
+ Xin lỗi đúng cách sẽ giúp bạn thoải mái hơn vì được giải tỏa mặc cảm tội lỗi.
+ Xin lỗi đúng cách cũng góp phần nâng cao phẩm giá, nhân cách của bạn.
– Câu kết đoạn: đưa ra bài học nhận thức và hành động phù hợp:
Cần rèn luyện cho mình một cái tâm chân thành để khi sai lỗi, biết nhận lỗi và thực hiện việc hối lỗi đúng đắn.
Câu 2.
a. Khái quát về tác phẩm, đoạn trích:
-“Vợ chồng A Phủ”, trích trong tập “Truyện Tây Bắc”, là một trong những tác phẩm đặc sắc nhất của ông, được viết sau chuyến đi thực tế Tây Bắc năm 1953. Tác phẩm là bức tranh bi thảm của người dân nghèo miền núi dưới ách áp bức, bóc lột của bọn phong kiến, thực dân và là bài ca về phẩm chất, vẻ đẹp, về sức sống mãnh liệt của người lao động
– Hai lần nói về việc Mị “vùng bước đi” và “băng đi” ở hai đoạn văn thuộc phần một của truyện.
b. Giới thiệu nhân vật Mị:
– Mị là cô gái xinh đẹp, có tài thổi sáo, có nhiều chàng trai theo
đuổi. Vì món nợ truyền kiếp của cha với nhà thống lí, Mị đã bị bắt về cúng ma và làm con dâu gạt nợ nhà thống lí. Từ cô gái yêu tự do, tràn đầy sức sống, Mị trở thành nô lệ, dần dần tê liệt về tinh thần. Thế nhưng với phẩm chất tốt đẹp của người lao động, sức
sống cứ tiềm tàng, âm ỉ rồi bùng cháy mãnh liệt đề rồi Mị tự đứng dậy cắt dây cởi trói trả lại tự do cho chính mình.
c. Phân tích hai chi tiết:
* Đoạn văn1:
*Đoạn văn 2:
d. Nhận xét khát vọng sống của nhân vật Mị.
—(Để xem đầy đủ nội dung của Đề thi số 2 vui lòng xem online hoặc đăng nhập vào Học247 để tải về máy)—
I. ĐỌC – HIỂU (3,0 điểm)
Trong mỗi chúng ta dường như luôn tồn tại hai con người đối lập. Khi ta làm một việc gì, một con người sẽ ủng hộ quyết định ta đưa ra và ngược lại, một con người lại lên tiếng phản đối, đưa ra những câu hỏi như: “Việc mình làm có đúng hay không?”, “ Quyết định như thế đã chính xác chưa?”. Tuy nhiên, đừng vội nản lòng hoặc quá
khắc khe với bản thân trước những lời tự vấn ấy. Hãy xem đó là dấu hiệu cho thấy ta đang bắt đầu thay đổi. Thiếu đi tiếng nói ngăn cản, ta sẽ không thể hiếu thấu đáo
việc mình đang làm.
Khi ta yêu cầu bản thân thay đổi cách nhìn nhận mọi việc và rèn luyện một thế giới quan tích cực, mang tính chất xây dựng nhiều hơn thì rất nhiều rào cản sẽ hình thành trong tâm trí ta, chúng liên tục phát tín hiệu rằng ta không thể làm được việc đó, rằng việc đó không xứng đáng để ta bận lòng…những lúc như vậy, hãy tỉnh táo suy xét tình hình, hiểu rõ những rào cản tâm lý và tự tin vào những quyết định của bản thân. Đừng quên rằng, thay đổi đồng nghĩa với việc phát triển đang bắt đầu diễn ra.
(Quên hôm qua, sống cho ngày mai – Tian Dayton, NXB Tổng hợp TP.HCM, tr.57)
Câu 1: Hai con người đối lập mà tác giả nhắc đến trong văn bản là những con người như thế nào?
Câu 2: Theo tác giả, điều gì sẽ xảy ra khi ta tự yêu cầu bản thân phải thay đổi cách nhìn nhận mọi việc và rèn luyện một thế giới quan tích cực, mang tính chất xây dựng nhiều hơn?
Câu 3: Văn bản trên đề cập đến nội dung gì?
Câu 4: Anh/Chị có đồng tình với ý kiến của tác giả: Thiếu đi tiếng nói ngăn cản, ta sẽ không thể hiểu thấu đáo việc mình đang làm? Tại sao?
II. LÀM VĂN (7,0 điểm)
Câu 1: (2 điểm)
Từ nội dung đoạn trích của phần Đọc hiểu, hãy viết 01 đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày ý kiến của anh/chị về mối quan hệ giữa sự thay đổi và thành công của con người trong cuộc sống.
Câu 2: (5 điểm)
Cảm nhận của anh/ chị về chi tiết bát cháo hành trong truyện Chí Phèo (Nam Cao) và bát cháo cám trong truyện Vợ nhặt (Kim Lân).
—————-HẾT—————
ĐÁP ÁN ĐỀ THI SỐ 3
I. ĐỌC – HIỂU
Câu 1. Hai con người đối lập mà tác giả nhắc đến trong văn bản: một con người sẽ ủng hộ quyết định ta đưa ra và ngược lại, một con người lại lên tiếng phản đối, đưa ra những câu hỏi như: “Việc mình làm có đúng hay không?”, “ Quyết định như thế đã chính xác chưa?”.
Câu 2. Theo tác giả, có rất nhiều rào cản sẽ hình thành trong tâm trí ta Khi ta yêu cầu bản thân thay đổi cách nhìn nhận mọi việc và rèn luyện một thế giới quan tích cực
Câu 3. Nội dung của văn bản: Ý nghĩa của những lười tự vấn/ Ý nghĩa của tiếng nói
ngăn cản trong mỗi con người…
Câu 4. Có thể đồng tình/ không đồng tình/ đồng tình một phần với ý kiến của tác giả. Miễn là thí sinh có cách lý giải thuyết phục.
II. LÀM VĂN
Câu 1.
1. Yêu cầu chung:
Thí sinh biết kết hợp kiến thức (sách vở, đời sống) và kỹ năng tạo lập đoạn văn để làm bài. Đoạn văn phải đúng hướng, rõ ràng, chặt chẽ, đảm bảo tính liên kết, không mắc lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp.
2. Yêu cầu cụ thể:
a/ Đảm bảo cấu trúc một đoạn nghị luận.
b/ Xác định đúng vấn đề nghị luận: Mối quan hệ giữa thay đổi và thành công của con người.
c/ Triển khai vấn đề cần nghị luận:
Định hướng chính:
– Thay đổi và thành công của con người trong cuộc sống có mối quan hệ thân thiết với nhau.
– Thành công sẽ tạo động lực cho những thay đổi mang tính tích cực của con người.
– Mở rộng: Không phải những thay đổi nào cũng đều mang đến thành công. Bên cạnh những thành công, con người phải biết nhìn lại chính mình để hoàn thiện bản thân.
d/ Chính tả, dung từ , đặt câu: Đảm bảo chuẩn ch nh tả , ngữ nghĩa, ngữ phá p
tiếng Viêt.
e/ Sáng tạo Có cách diễn đạt mới mẻ, thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị
luận
Câu 2.
1. Yêu cầu chung:
– Thí sinh biết kết hợp kiến thức và kỹ năng để tổ chức bài văn nghị luận văn học.
– Bài viết phải có bố cục đầy đủ, rõ ràng; văn viết có cảm xúc.
2. Yêu cầu cụ thể:
a. Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận:
b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: Cảm nhận hai hình ảnh Bát cháo hành và Bát cháo cám trong hai tác phẩm Chí Phèo của Nam Cao và Vợ nhặt của Kim Lân.
c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm, thể hiện sự phân tích sắc sảo và vận dụng tốt các thao tác lập luận, kết hợp chặc chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng
– Giới thiệu khái quát về tác giả, tác phẩm, vấn đề cần nghị luận
– Nêu và cảm nhận được ý nghĩa về nội dung và giá trị nghệ thuật của hai hình ảnh:
– Hình ảnh Bát cháo hành: xuất hiện ở phần giữa truyện. Chí say rượu, gặp Thị Nở ở vườn chuối. Khung cảnh hữu tình của đêm trăng đã đưa đến mối tình Thị Nở – Chí Phèo. Sau hôm đó, Chí bị cảm. Thị Nở thương tình đã về nhà nấu cháo hành mang sang cho hắn.
– Về nội dung: Thể hiện tình yêu thương của Thị Nở dành cho Chí
– Về nghệ thuật:
Hình ảnh nồi cháo cám:
– Về nội dung:
– Về nghệ thuật:
—(Để xem đầy đủ nội dung của Đề thi số 3 vui lòng xem online hoặc đăng nhập vào Học247 để tải về máy)—
Trên đây là một phần trích đoạn nội dung Bộ 3 đề thi thử THPT QG môn Ngữ văn năm 2021-2022 có đáp án trường THPT Võ Nguyên Giáp Để xem thêm nhiều tài liệu tham khảo hữu ích khác các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang Hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.
Các em quan tâm có thể tham khảo tài liệu cùng chuyên mục:
Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.