TRƯỜNG THCS NGÔ SĨ LIÊN |
ĐỀ THI HỌC KỲ I NĂM HỌC 2021 – 2022 Môn LỊCH SỬ 8 Thời gian: 45 phút |
I. Phần trắc nghiệm khách quan (3 điểm)
Khoanh tròn vào chữ cái đầu câu em cho là đúng (Mỗi câu 0,25 điểm)
Câu 1. Nền cộng hòa của nước Pháp được thành lập ngày tháng năm nào?
A. Ngày 21/9/ 1792
B. Ngày 20/9/ 1792
C. Ngày 23/9/ 1792
D. Ngày 24/9/ 1792
Câu 2. Trước cách mạng, nước Pháp theo thể chế chính trị nào?
A. Quân chủ lập hiến
B. Cộng hoà tư sản
C. Quân chủ chuyên chế
D. Tư bản chủ nghĩa
Câu 3. Xã hội Pháp trước cách mạng gồm có những đẳng cấp nào?
A. Tăng lữ, Quý tộc, nông dân.
B. Tăng lữ, Quý tộc, Đẳng cấp thứ ba.
C. Tăng lữ, Quý tộc, tư sản.
D. Nông dân, tư sản, các tầng lớp khác
Câu 4. Trước cách mạng, ở Pháp đẳng cấp nào được hưởng đặc quyền, không phải đóng thuế?
A. Đẳng cấp tăng lữ.
B. Đẳng cấp quý tộc.
C. Đẳng cấp thứ ba.
D. Đẳng cấp tăng lữ và quý tộc.
Câu 5 Cách mạng tháng Hai năm 1917 ở Nga đã giải quyết được nhiệm vụ chính gì?
A. Đưa nước Nga thoát khỏi cuộc chiến tranh đế quốc.
B. Đánh bại đế quốc thực dân.
C. Giải quyết được vấn đề ruộng đất, một vấn đề cấp thiết của nông dân.
D. Lật đổ chế độ Nga Hoàng
Câu 6. Nguyên nhân nào là cơ bản làm cho những cuộc đấu tranh của công nhân diễn ra mạnh mẽ mà không đi đến thắng lợi?
A. Phong trào nổ ra khi kẻ thù còn rất mạnh.
C. Phong trào thiếu tính tổ chức. chưa có đường lối chính trị đúng đắn.
B. Phong trào nổ ra lẻ tẻ.
D. Phong trào thiếu tính tổ chức.
Câu 7. Phong trào đấu tranh đầu tiên của công nhân diễn ra dưới hình thức nào?
A. Bỏ trốn tập thể để khỏi bị hành hạ.
C. Đập phá máy móc, đốt công xưởng.
B. Đánh bọn chủ xưởng, bọn cai ký.
D. Phong trào nổ ra khi kẻ thù còn mạnh.
Câu 8. Cách mạng tháng Mười Nga diên ra vào ngày tháng nào năm 1917?
A. 22/9/1917
B. 15/10/1917
C. 24/10/1917
D. 2/9/191917
Câu 9. Biểu tình của nữ công nhân ở Pê-tơ-rô-grát (Nga) diễn ra vào ngày tháng nào năm 1917?
A. 27/2
B. 23/2
C. 20/2
D. 3/2
Câu 10. Nguyên nhân nào dưới đây là nguyên nhân cơ bản nhất làm cho các cuộc đấu tranh của công nhân Anh, Pháp, Đức bị thất bại?
A. Lực lượng công nhân còn rất ít.
B. Giai cấp tư sản còn đang rất mạnh.
C. Thiếu sự lãnh đạo đúng đắn và chưa có đường lối chính trị rõ ràng.
D. Chưa có sự liên minh với giai cấp nông dân.
Câu 11. Sau Cách mạng tháng Hai tình hình nước Nga có điểm gì nổi bật?
A. Hai chính quyền song song tồn tại.
B. Chính phủ lâm thời tiếp tục tham gia chiến tranh.
C. Chính quyền Xô viết tuyên bố nước Nga rút khỏi chiến tranh.
D. Quần chúng nhân dân phản đối mạnh mẽ chiến tranh.
Câu 12: Em có nhận xét gì về vai trò của Liên Xô trong việc đánh thắng chủ nghĩa phát xít?
A. Liên Xô là nước quyết định số vận của phe phát xít.
B. Liên Xô là nước khơi ngòi cho chiến tranh thế giới thứ 2 bùng nổ.
C. Không có Liên Xô thì chủ nghĩa phát xít không bị tiêu diệt.
D. Liên Xô là lực lượng đi đầu, lực lượng chủ chốt, quyết định để tiêu diệt chủ nghĩa phát xít.
Câu 13: “Phá bỏ tận gốc chế độ phong kiến, mở đường cho CNTB phát triển” là kết quả của cuộc cách mạng nào?
A. Cách mạng tư sản Pháp
B. Cách mạng tư sản Anh
C. Cách mạng tư sản Hà Lan
D. Cách mạng Tân Hợi
Câu 14: Chiến tranh thế giới thứ hai bùng nổ do:
A. Pháp tuyên chiến với Đức
B. Nhật Bản tấn công Trung Quốc
C. Đức tấn công Nga
D. Đức tấn công Nhật Bản
Câu 15: Vì sao giới chủ lại thích sử dụng lao động trẻ em?
A. Lao động nhiều giờ, Lương thấp chưa có ý thức đấu tranh.
B. Trẻ em rễ sai bảo
C. Không cần trả lương
D. Đó là lực lượng chiếm số đông trong đất nước
Câu 16: Phong trào công nhân tại thành phố Li- ông Pháp đấu tranh với khẩu hiêụ “sống trong lao động, chết trong chiến đấu” Khẩu lệnh đó có ý nghĩa như thế nào?
A. Sống là phải làm việc
B. Chết cũng phải chết vinh quang.
C. Quyền được lao động không bị bóc lột và quyết tâm chiến đấu để bảo vệ quyền lao động của mình .
D. Sống và chiến đấu đẻ vệ bảo vệ công lý.
—(Nội dung đầy đủ, chi tiết phần nội dung của đề thi số 1 vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)—
ĐÁP ÁN
I. Phần trắc nghiệm khách quan (4 điểm: Mỗi câu đúng 0,25 điểm)
Câu |
1 |
2 |
3 |
4 |
5 |
6 |
7 |
8 |
9 |
10 |
11 |
12 |
13 |
14 |
15 |
16 |
Đáp án |
A |
C |
B |
D |
D |
C |
C |
C |
B |
C |
A |
D |
A |
A |
A |
C |
II. Phần tự luận
Câu 17:
– Trong nước: Đã thay đổi hoàn toàn vận mệnh của đất nước Nga. Đưa những người lao động lên nắm chính quyền, thiết lập nhà nước XHCN đầu tiên trên thế giới.
– Thế giới: Có ảnh hưởng to lớn đến toàn thế giới ⇒ để lại nhiều bài học quý báu cho cách mạng.
Câu 18:
Nguyên nhân sâu xa.
– Do mâu thuẫn quyền lợi, thị trường, thuộc địa giữa các nước đế quốc sau chiến tranh thế giới thứ nhất.
– Cuộc khủng hoảng kinh tế 1929-1933 và những chính sách thỏa hiệp của Anh, Pháp, Mĩ với Chủ nghĩa Phát Xít.
Nguyên nhân trực tiếp.
– Ngày 1.9.1939, Đức tấn công Ba Lan
Pháp tuyên chiến với Đức. Chiến tranh bùng nổ.
Câu 19:
– Là cuộc chiến tranh lớn nhất, khốc liệt nhất, tàn phá nặng nề nhất: 60 triệu người chết, 90 triệu người bị thương và tàn tật, thiệt hại về vật chất gấp 10 lần so với chiến thế giới thứ nhất.
Phần I Trắc nghiệm: Em hãy khoanh tròn ý đúng nhất (3 điểm)
Câu 1. Một số địa chủ phong kiến ở Anh chuyển sang kinh doanh theo lối tư bản chủ nghĩa, trở thành những tầng lớp nào?
A. Tư sản công nghiệp.
B. Tư sản nông nghiệp,
C. Địa chủ mới.
D. Quý tộc mới.
Câu 2. Lãnh đạo cuộc Cách mạng tư sản Anh là giai cấp và tầng lớp nào?
A. Quý tộc mới và nông dân.
B. Tư sản và thợ thủ công,
C. Quý tộc mới và tư sản.
D. Tất cả các giai cấp và tầng lớp trên.
Câu 3. Xã hội Pháp trước cách mạng gồm có những đẳng cấp nào?
A. Tăng lữ, Quý tộc, nông dân.
B. Tăng lữ, Quý tộc, Đẳng cấp thứ ba.
C. Tăng lữ, Quý tộc, tư sản.
D. Nông dân, tư sản, các tầng lớp khác.
Câu 4. Tính chất của cuộc cách mạng Pháp 1789 là gì?
A. Cách mạng giải phóng dân tộc
B. Cách mạng tư sản
C. Cách mạng vô sản
D. Cách mạng dân chủ nhân dân
Câu 5 Một số địa chủ phong kiến ở Anh chuyển sang kinh doanh theo lối tư bản chủ nghĩa trở thành những tầng lớp
A. Tư sản công nghiêp
B, Tư sản nông nghiệp
C. Quý tộc mới
D Đia chủ mới
Câu 6 Trước cách mạng, ở Anh nẩy sinh ra những mâu thuẫn mới nào?
A Mâu thuẫn giữa nông dân với địa chủ
B. Mâu thuẫn giữa nông dân với quý tộc
C Mâu thuẫn giữa quý tộc mới, giai cấp tư sản với chế độ quân chủ
D. Mâu thuẫn giữa quý tộc địa chủ với tư sản
B. Mâu thuẫn giữa nông dân với quý tộc
Câu 7 Lãnh đạo cuộc cách mang tư sản Anh là tấng lớp giai cấp nào?
A. Quý tộc mới và nông dân
B. Quý tộc mới và tư sản
C. Tư sản và nông dân
D. Nông dân và công nhân
Câu 8 Mục tiêu của cuôc chiến tranh giành độc lập của các thuộc địa Anh ở Bắc Mỹ là gì?
A. Thành lập nước cộng hòa
B Mở đường cho chủ nghĩa tư bản phát triển
C. Giành độc lập thoát khỏi sự lệ thuộc vào Anh
D. Tạo điều kiện nền kinh tế thuộc địa phát triển
Câu 9. Vào những thập niên cuối của thế kỉ XIX, nước Anh mất dần địa vị độc quyền công nghiệp, bị các nước nào vượt qua?
A. Nước Mĩ, Pháp, Đức
B. Nước Mĩ, Đức
C. Nước Pháp,Mĩ
D. Nước Mĩ, Nga
Câu 10 Nguyên nhân chủ yếu làm cho nền công nghiệp của Anh vào cuối thế kỉ XIX phát triển chậm hơn các nước Mĩ, Đức là gì?
A. Giai cấp tư sản Anh chú trọng đầu tư vào các thuộc địa
B. Công nghiệp ở Anh phát triển sớm, hàng loạt máy móc, thiết bị trở nên lac hậu
C. Anh không chú trọng đầu tư đổi mới và phát triển công nghiệp trong nước
D. Sự phát triển vươn lên mạnh mẽ của công nghiệp Mĩ, Đức
Câu 11 Chủ nghĩa đế quốc Pháp được mệnh danh là gì?
A. Chủ nghĩa đế quốc quân Phiệt và hiếu chiến
B. Chủ nghĩa đế quốc thực dân
C. Chủ nghĩa đế quốc ngân hàng
D. Chủ nghĩa đế cho vay lãi
Câu 12. Trong các biện pháp sau của phái Gia-cô-banh, biện pháp nào mang lại quyền lợi thiết thực nhất cho người nông dân?
A. Quy định giá bán tối đa các mặt hàng thiết yếu
B. Quy định mức lương tối đa cho công nhân
C. Thực hiện chính sách trưng thu lúa mì
D. Giải quyết vấn đề ruộng đất cho nông dân
—(Nội dung đầy đủ, chi tiết phần nội dung của đề thi số 2 vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)—
ĐÁP ÁN
I. Phần trắc nghiệm. HS chọn đúng 1 đáp án được 0,5 điểm.
Câu |
1 |
2 |
3 |
4 |
5 |
6 |
7 |
8 |
9 |
10 |
11 |
12 |
ĐA |
D |
C |
B |
B |
C |
C |
B |
C |
B |
C |
D |
D |
II. Tự luận
Câu 1.
Những chuyển biến kinh tế, chính trị và đối ngoại của nước Anh cuối thế kỉ XIX- đầu thế kỉ XX:
– Kinh tế:
- Trước 1870, Anh đứng đầu thế giới về sản xuất công nghiệp
- Từ sau 1870 Anh mất dần vị trí này và tụt xuống hàng thứ ba thế giới sau Mĩ và Đức.
- Tuy mất vai trò bá chủ thế giới về công nghiệp nhưng Anh vẫn đứng đầu về xuất khẩu tư bản, thương mại và thuộc địa.
- Nhiều công ty độc quyền về công nghiệp và tài chính ra đời chi phối toàn bộ nền kinh tế
– Chính trị:
- Anh là nước quân chủ lập hiến, hai đảng Tự do và Bảo thủ thay nhau cầm quyền bảo vệ lợi ích cho giai cấp tư sản.
– Đối ngoại:
- Anh ưu tiên và đẩy mạnh chính sách xâm lựơc thuộc địa
- 1914 thuộc địa Anh trải rộng khắp thế giới với 33 triệu km2 và 400 triệu dân, gấp 50 lần diện tích và dân số Anh lúc bấy giờ, gấp 12 lần thuộc địa của Đức
- Lê nin gọi CNĐQ Anh là ”chủ nghĩa đế quốc thực dân”
Nhận xét: Nền kinh tế các nước đế quốc phát triển không đều. Đây là một trong những nguyên nhân dẫn đến sự bùng nổ chiến tranh thế giới thứ nhất.
Câu 2. (3 điểm)
Sau khi học bài các nước châu Á trước nguy cơ xâm lược từ các nước tư bản phương Tây. Nếu em là hoàng đế của một trong những nước châu Á ở cuối thế kỉ XIX, em sẽ có quyết định như thế nào trước nguy cơ xâm lược của chủ nghĩa thực dân Phương Tây?
Đây là câu hỏi mở yêu cầu HS trình bày được các ý sau:
- Trình bày hoàn cảnh các nước trước nguy cơ bị xâm lược
- Nguyên nhân thất bại
- Đưa ra những giải pháp- Rút ra bài học kinh nghiêm
I. Trắc nghiệm (4 điểm)
A. Hãy khoanh tròn vào chữ cái trước câu trả lời đúng.( 2 điểm)
Câu 1: Cách mạng tháng Hai năm 1917 ở Nga đã giải quyết được nhiệm vụ chính gì?
A. Đưa nước Nga thoát khỏi cuộc chiến tranh đế quốc.
B. Đánh bại đế quốc thực dân.
C. Giải quyết được vấn đề ruộng đất, một vấn đề cấp thiết của nông dân.
D. Lật đổ chế độ Nga Hoàng
Câu 2: Sau Cách mạng tháng Hai tình hình nước Nga có điểm gì nổi bật?
A. Hai chính quyền song song tồn tại.
B. Chính phủ lâm thời tiếp tục tham gia chiến tranh.
C. Chính quyền Xô viết tuyên bố nước Nga rút khỏi chiến tranh.
D. Quần chúng nhân dân phản đối mạnh mẽ chiến tranh
Câu 3: Nguyên nhân nào dẫn đến cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới 1929 -1933?
A. Sản xuất giảm,“cung” không đủ “cầu”
B. Sản xuất “cung” vượt quá “cầu” hàng hóa ế thừa, sức mua của dân giảm mạnh
C. Sản xuất chạy theo lợi nhuận
D. Hàng hóa kém chất lượng.
Câu 4: Các nước Anh, Pháp, Mĩ đã tìm cách thoát khỏi khủng hoảng bằng cách
A. bán phá giá sản phẩm thừa
B. mở rộng xâm chiếm thuộc địa để tìm kiếm thị trường
C. thực hiện những chính sách cải cách kinh tế -xã hội
D. đóng cửa các nhà máy,xí nghiệp, ngừng hoạt động sản xuất
Câu 5: Để đưa nước Mĩ thoát khỏi khủng hoảng, Chính phủ Mĩ đã thực hiện chính sách gì?
A. Tiến hành chiến tranh mở rộng thị trường
B. Thực hiện Chính sách mới
C. Thực hiện Chính sách kinh tế mới
D. Gây ảnh hưởng của mình với các nước Mĩ La –tinh
Câu 6: Phong trào Ngũ tứ ở Trung Quốc bùng nổ vào
A. ngày 4 tháng 5 năm 1919
B. ngày 5 tháng 4 năm 1919
C. ngày 5 tháng 4 năm 1920
D. ngày 4 tháng 5 năm 1920
Câu 7: Phong trào Ngũ tứ mở đầu cho cao trào cách mạng chống thế lực nào ở Trung Quốc?
A. Tư sản và phong kiến
B. Đế quốc và tư sản
C. Tư sản và tiểu tư sản
D. Đế quốc và phong kiến
Câu 8: Em có nhận xét gì về vai trò của Liên Xô trong việc đánh thắng chủ nghĩa phát xít?
A. Liên Xô là nước quyết định số vận của phe phát xít.
B. Liên Xô là nước khơi ngòi cho chiến tranh thế giới thứ 2 bùng nổ
C. Không có Liên Xô thì chủ nghĩa phát xít không bị tiêu diệt.
D. Liên Xô là lực lượng đi đầu, lực lượng chủ chốt, giữ vai trò quyết định để tiêu diệt chủ nghĩa phát xít
—(Nội dung đầy đủ, chi tiết phần nội dung của đề thi số 3 vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)—
ĐÁP ÁN
I.Trắc nghiệm (4 điểm).
A. Mỗi câu trả lời đúng được 0,25 điểm
Câu |
1 |
2 |
3 |
4 |
5 |
6 |
7 |
8 |
Đáp án |
D |
A |
B |
C |
B |
B |
D |
D |
B. Mỗi câu trả lời đúng được 0,5 điểm.
Kết quả nối A+ B:1+b, 2+d, 3+a, 4 +c
II. Tự luận ( 6 điểm
Câu 1: Nước Nga năm 1917 có mấy cuộc cách mạng ? Đó là cuộc cách mạng nào ? Vì sao lại diễn ra hai cuộc cách mạng? (3 điểm)
-Nước Nga năm 1917 có 2 cuộc cách mạng: Cáng mạng tháng Hai và Cách mạng tháng Mười ( 1 điểm)
– Năm 1917 nước Nga lại có hai cuộc cách mạng vì:
– Vì cuộc Cách mạng tháng Hai năm 1917, mới chỉ lật đổ được chế độ Nga hoàng và dẫn tới tình trạng hai chính quyền song song tồn tại. (`1 điểm)
– Do đó Lê nin và Đảng Bôn sê vích chủ trương tiếp tục tiến hành Cách mạng tháng Mười năm 1917, nhằm lật đổ Chính phủ lâm thời tư sản, chấm dứt tình trạng hai chính quyền cùng tồn tại song song, giành chính quyền về tay nhân dân. (1 điểm)
Câu 2: So sánh nguyên nhân bùng nổ của Chiến tranh thế giới thứ nhất và Chiến tranh thế giới thứ hai? Vì sao khi Liên Xô tham chiến thì tính chất của cuộc chiến tranh thay đổi? (3 điểm)
– Giống nhau: Cả hai cuộc chiến tranh đều nhằm giải quyết mâu thuẫn giữa các nước đế quốc với nhau về vấn đề thị trường và thuộc địa. ( 1 điểm)
– Khác nhau: Chiến tranh thế giới thứ hai còn nhằm giải quyết những mâu thuẫn giữa các nước đế quốc với Liên Xô, nhà nước xã hội chủ nghĩa đầu tiên trên thế giới. ( 1 điểm)
– Khi Liên Xô tham chiến thì tính chất cuộc chiến tranh thay đổi vì:
– Ban đầu tính chất của cuộc chiến tranh là cuộc chiến tranh đế quốc phi nghĩa, nhằm tranh giành thị trường thuộc địa giữa các nước đế quốc với nhau. (0,5 điểm)
– Từ tháng 6- 1941, khi phát xít Đức tấn công Liên Xô. Thì tính chất cuộc chiến tranh thay đổi là cuộc chiến tranh chính nghĩa của nhân dân Liên Xô và các dân tộc nhằm đấu tranh bảo vệ đất nước, giải phóng dân tộc, tiêu diệt chủ nghĩa phát xít- Thảm họa của thế giới. (0,5 điểm)
PHẦN I: TRẮC NGHIỆM (3,0 điểm
Hãy khoanh tròn vào câu trả lời mà em cho là đúng nhất
Câu 1: Xã hội nước Pháp trước cách mạng gồm những đẳng cấp nào?
a. Tăng lữ; c. Địa chủ phong kiến
b. Quý tộc; d. Tăng lữ, quý tộc và đẳng cấp thứ ba
Câu 2: Trong đẳng cấp thứ ba gồm có những giai cấp tầng lớp nào?
a. Công nhân, nông dân;
b. Tư sản, nông dân, bình dân thành thị;
c. Tư sản, công nhân
d. Tăng lữ, quý tộc
Câu 3: Thực dân Anh thi hành chính sách cai trị gì ở Ấn Độ?
a. Khai hóa dân tộc;
b. Chính sách chia để trị;
c. Giúp đở cho Ấn Độ phát triển kinh tế
d. Chính sách nhân đạo
Câu 4: Khởi nghĩa Xi- pay tồn tại trong thời gian nào?
a. Năm 1857 – 1859; c. Năm 1859 – 1860
b. Năm 1858 – 1859; d. Năm 1860 – 1861
Câu 5: Tôn Trung Sơn thành lập Trung Quốc Đồng minh hội vào thời gian nào?
a. Tháng 8/1904; c. Tháng 8/1905
b. Tháng 9/1904; d. Tháng 9/1905
Câu 6: Ngày 10/10/1911 diễn ra sự kiện gì ở Trung Quốc?
a. Khởi nghĩa vũ trang ở Vũ Xương; c. Khởi nghĩa ở Nam Kinh
b. Khởi nghĩa ở Bắc Kinh; d. Khỏi nghĩa ở Sơn Tây
Câu 7: Vì sao khu vực Đông Nam Á trở thành đối tượng xâm lược của thực dân phương Tây?
a. Kinh tế phát triển;
b. Đông dân;
c. Giàu tài nguyên, chế độ phong kiến suy yếu
d. Chế độ phong kiến suy yếu
Câu 8: Những nước nào ở Đông Nam Á là thuộc địa của Pháp?
a. Việt Nam, Philippin, Lào; c. Việt Nam, Mã Lai, Miến Điện
b. Lào, Cam pu chia, Mã lai; d. Việt Nam, Lào, Cam pu chia
—(Nội dung đầy đủ, chi tiết phần nội dung của đề thi số 4 vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)—
ĐÁP ÁN
1. Trắc nghiệm: ( Khoanh tròn 2đ; nối cột 1đ)
– Khoanh tròn câu: 1d; 2b; 3b; 4a; 5c; 6a; 7c; 8d
– Nối cột Câu 9: 1c; 2a; 3d; 4b.
2. Tự luận:
Câu |
Câu trả lời |
Điểm |
Câu 1 |
– Cách mạng tư sản thắng lợi ở các nước Âu Mĩ, nhu cầu cải tến về kỉ thuật – Công nghiệp: chế tạo máy móc máy hơi nước ứng dụng rộng rải trong các lĩnh vực sản xuất, thuật luyện kim,….tiến bộ vượt bậc. -Giao thông vận tải, thông tin liên lạc: Đóng tàu thủy,chế tạo xe lửa, phát minh máy điện tín. – Nông nghiệp: sử dụng phân hóa học, máy cày, máy kéo…. – Quân sự: nhiều vũ khí mới được sản xuất: Chiến hạm, ngư lôi, khí cầu,… =>Thế kỉ XIX là thế kỉ của sắt, máy móc và động cơ hơi nước. |
0.25 0.5 0.5 0.5 0.5 0.25 |
Câu 2 |
Cách mạng tháng mười Nga năm 1917 – Lênin và Đảng Bôn – sê – vích tiếp tục làm cách mạng. – Chính phủ lâm thời tư sản tham gia chiến tranh đế quốc đàn áp nhân dân.. a. Diễn biến: – Đêm 24/10 tại điện Xmô –nưi Lênin trực tiếp chỉ huy cuộc khởi nghĩa chiếm Pê –xtơ – rô – grat, tấn công cung điện mùa Đông. – Đêm 25/10/1917 bao vây chiếm cung điện mùa Đông. – Đầu 1918 cách mạng thắng lợi ở Mát – xcơ – va. b. Kết quả: Lật đổ chính phủ lâm thời tư sản thành lập chính quyền Xô Viết c. Ý nghĩa. – Đối với nước Nga: Cách mạng làm thay đổi hoàn toàn vận mệnh đất nước và số phận người dân Nga, xây dựng chế độ mới xã hội chủ nghĩa – Đối với thế giới: làm thay đổi lớn lao trên thế giới và để lại nhiều bài học quý báo, tạo điều kiện cho phong trào giải phóng dân tộc ở nhiều nước. |
0.25 0.25 0.5 0.25 0.25 0.5 0.5
0.5 |
Câu 3 |
– Vì cách mạng tháng 2/1917 chỉ lật đổ chế độ Nga Hoàng nhưng nước Nga lại gơi vào tình trạng hai chính quyền cùng song song và tồn tại là chính quyền Xô Viết và chính phủ lâm thời tư sản. – Tháng 10/ 1917 chính quyền Xô Viết tiếp tục làm cách mạng lật đổ Chính phủ lâm thời tư sản thành lập chính quyền Xô Viết |
0.75
0.75 |
…
Trên đây là một phần trích đoạn nội dung Bộ 4 đề thi HK1 môn Lịch Sử 8 có đáp án năm 2021-2022 Trường THCS Ngô Sĩ Liên. Để xem toàn bộ nội dung các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.
Mời các em tham khảo tài liệu có liên quan:
Hy vọng bộ đề thi này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong kì thi sắp tới.