BỘ 5 ĐỀ THI GIỮA HK1 MÔN TIẾNG VIỆT 3 NĂM 2021-2022
CÓ ĐÁP ÁN CHI TIẾT
A. KIỂM TRA ĐỌC: (10 điểm)
1. Đọc thành tiếng: (5 điểm)
Bài đọc: Cậu bé thông minh.
2. Đọc thầm và làm bài tập: (5 đ)- 15 phút
Chú sẻ và bông hoa bằng lăng
Ở gần tổ của một chú sẻ non đang tập bay có một cây bằng lăng. Mùa hoa này, bằng lăng nở hoa mà không biết vui vì bé Thơ, bạn của cây, phải nằm viện. Sẻ non biết bằng lăng đã giữ lại một bông hoa cuối cùng để đợi bé Thơ.
Sáng hôm ấy, bé Thơ về, bông bằng lăng cuối cùng đã nở. Nhưng bông hoa lại nở cao hơn cửa sổ nên bé không nhìn thấy nó. Bé cứ ngỡ là mùa hoa đã qua.
Sẻ non rất yêu bằng lăng và bé Thơ. Nó muốn giúp bông hoa. Nó chắp cánh, bay vù về phía cành bằng lăng mảnh mai. Nó nhìn kĩ cành hoa rồi đáp xuống. Cành hoa chao qua, chao lại. Sẻ non cố đứng vững. Thế là bông hoa chúc hẳn xuống, lọt vào khuôn cửa sổ.
Lập tức, sẻ nghe thấy tiếng reo từ gian phòng tràn ngập ánh nắng:
– Ôi, đẹp quá! Sao lại có bông bằng lăng nở muộn thế kia?
Theo Phạm Hổ
* Khoanh vào chữ cái đặt trước ý em cho là đúng trong các câu hỏi sau và hoàn thành tiếp các bài tập:
Câu 1. Bằng lăng muốn giữ lại bông hoa cuối cùng để làm gì?
a. Để tặng cho sẻ non.
b. Để trang điểm cho ngôi nhà của bé Thơ.
c. Để dành tặng bé Thơ vì bé Thơ bị ốm phải nằm viện chưa được nhìn thấy hoa nở.
Câu 2. Vì sao khi bông hoa bằng lăng cuối cùng nở, bé Thơ vẫn không nhìn thấy và nghĩ rằng mùa hoa đã qua?
a. Vì hoa chóng tàn quá bé Thơ chưa kịp ngắm.
b. Vì bông hoa nở cao hơn cửa sổ nên bé không nhìn thấy.
c. Vì bé Thơ mệt không chú ý đến hoa.
Câu 3. Sẻ non đã làm gì để giúp bằng lăng và bé Thơ?
a. Sẻ non hót vang để bé Thơ thức dậy ngắm hoa bằng lăng.
b. Sẻ non hái bông hoa bằng lăng bay vào buồng tặng bé Thơ.
c. Sẻ non đậu vào cành hoa bằng lăng làm cho nó chúc xuống để bông hoa lọt vào khung cửa sổ.
Câu 4. Câu văn có hình ảnh so sánh là:
a. Bé Thơ cười tươi như một bông hoa.
b. Sẻ non rất yêu bằng lăng và bé Thơ.
c. Bé cứ nghĩ là mùa hoa đã qua.
Câu 5. Điền tiếp bộ phận còn thiếu để tạo câu theo mẫu Ai là gì?
Bằng lăng và sẻ non là …
B. KIỂM TRA VIẾT (10 điểm)
1. Chính tả: (Nghe – viết) – 15 phút
- Bài viết: Nhớ lại buổi đầu đi học. (Sách Tiếng Việt 3 – Tập I, trang 51)
- Giáo viên đọc “Cũng như tôi đến hết” (5 điểm)
2. Tập làm văn: (5 điểm) -25 phút
Em hãy chọn một trong các đề văn sau:
1. Em hãy viết một đoạn văn ngắn (từ 5 đến 7 câu) kể lại buổi đầu em đi học.
2. Viết một đoạn văn ngắn (từ 5 đến 7 câu) kể về tình cảm của bố mẹ hoặc người thân của em đối với em.
—- HẾT —-
ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 1
A. Kiểm tra đọc
1. Đọc thành tiếng
2. Đọc thầm và làm bài tập
1. C
2. B
3. C
4. A
5. Bằng lăng và sẻ non là bạn của bé Thơ.
—(Nội dung đầy đủ của đề thi vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)—
Phần 1. Kiểm tra đọc hiểu
Em hãy đọc thầm văn bản sau và trả lời các câu hỏi.
Mùa hoa cải dầu (Nanohana) thường rộ vào khoảng tháng 3, tháng 4, và đến gần cuối tháng 5 – lúc cây cải đã hơi già và hoa nở vàng rực rỡ. Vào thời gian này những bông hoa cải bắt đầu nở rộ và đẹp nhất trong năm. Khi đi trên những cánh đồng hoa cải, các bạn sẽ thấy những bụi phấn hoa cải bám trên quần áo tạo nên hương thơm độc đáo, đó là mùi hương cay cay nồng nồng khó tả.
Hoa cải dầu thường được dùng làm thực phẩm và có vị hơi đắng. Khi tuyết của mùa đông vừa tan, hạt cải đã được gieo ngay xuống các cánh đồng, để khi nắng xuân vừa ấm rực, thì giống như các loài cây hoa khác, cây cải cũng tưng bừng nở hoa.
Câu 1. Em hãy khoanh tròn vào chữ cái đứng trước câu trả lời đúng
1. Hoa cải dầu thường nở vào khoảng thời gian nào trong năm?
A. Từ tháng 3 đến giữa tháng 5
B. Từ tháng 3 đến cuối tháng 5
C. Từ tháng 3 đến đầu tháng 5
2. Thời điểm nào thì được gọi là “mùa hoa cải dầu”?
A. Khi cây cải dầu bắt đầu ra những nụ hoa đầu tiên
B. Khi những cây cải non vừa phát triển, xanh tốt
C. Khi những cây cải dầu hơi già và hoa thì nở vàng rực
3. Hoa cải dầu có mùi hương như thế nào?
A. Mùi hương cay cay nồng nồng khó tả
B. Mùi hương ngọt ngào mê say
C. Mùi hương nhạt nhòa khó nhận thấy
4. Người ta thường gieo trồng cây cải dầu khi nào?
A. Khi những bông tuyết đầu tiên rơi xuống
B. Khi có một lớp tuyết dày bao phủ trên mặt đất
C. Khi lớp tuyết dày vừa tan đi hết
Câu 2. Em hãy kể tên các loài hoa nở vào mùa xuân mà mình yêu thích cho mọi người cùng nghe.
Phần 2. Kiểm tra viết
Câu 1. Chính tả
1. Nghe – viết
Ở gần tổ của một chú sẻ non đang tập bay, có một cây bằng lăng. Mùa hoa này, bằng lăng nở hoa mà không vui vì bé Thơ, bạn của cây phải nằm viện. Sẻ non biết bằng lăng đã giữ lại một bông hoa cuối cùng để đợi bé thơ.
2. Bài tập:Chọn từ ngữ thích hợp trong ngoặc đơn để điền vào chỗ trống:
Kẻ địch đã bị ………………………… (giết hại, tiêu diệt).
Những chú cún con rất ………………………… (đáng yêu, khôi ngô).
Cô giáo em ………………………… (hát, hót) rất hay.
Em bé đang ngoan ngoãn ………………………… (ăn, đớp) cơm.
Câu 2. Luyện từ và câu
a. Đặt câu hỏi cho bộ phận câu được in đậm:
Ở trường, chúng em được học những bài học thú vị và bổ ích.
Vào sáng chủ nhật, em thường dậy sớm tưới nước cho vườn hoa.
—(Nội dung đầy đủ của Đề thi số 2 vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)—
A. KIỂM TRA ĐỌC: (10 điểm)
1. Đọc thành tiếng: (6 điểm)
– HS bốc thăm chọn và đọc một đoạn khoảng 55-60 tiếng trong các bài sau:
- Bài 1: Cậu bé thông minh (SGK TV3/Tập 1 trang 4; 5)
- Bài 2: Cuộc họp của chữ viết (SGK TV3/Tập 1 trang 44)
- Bài 3: Trận bóng dưới lòng đường (SGK TV3/Tập 1 trang 54; 55)
- Bài 4: Các em nhỏ và cụ già (SGK TV3/Tập 1 trang 62; 63)
2. Đọc thầm và làm bài tập: (4 điểm)
HS đọc thầm bài “Trận bóng dưới lòng đường” (SGK Tiếng Việt 3, trang 54&55). Đánh dấu x vào ô trống trước câu trả lời đúng.
1. Các bạn chơi bóng gì dưới lòng đường?
A. Bóng chuyền
B. Bóng đá
C. Bóng rổ
2. Các bạn nhỏ chơi bóng ở đâu?
A. Ở sân vận động.
B. Ở trước sân trường.
C. Ở dưới lòng đường.
3. Tác hại của việc chơi bóng dưới lòng đường là gì?
A. Dễ gây tai nạn giao thông cho người tham gia giao thông và cho chính mình.
B. Dễ gây tai nạn cho người đi bộ trên vỉa hè.
C. Cả hai ý trên.
4, Đặt câu hỏi cho bộ phận in đậm được gạch chân trong câu dưới đây:
Em là học sinh lớp 3.
B. KIỂM TRA VIẾT: (10 điểm)
1. Chính tả (Nghe – viết). (5 điểm)
Giáo viên đọc cho học sinh viết đoạn 4
Bài “Các em nhỏ và cụ già” (SGK Tiếng Việt 3, tập 1, trang 62 – 63)
2. Tập làm văn: (5 điểm)
Em hãy viết một đoạn văn ngắn (từ 5 đến 7 câu) kể lại buổi đầu đi học của em.
—- HẾT —-
ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 3
I. Kiểm tra đọc
1. Đọc thành tiếng
– Bốc thăm và đọc theo yêu cầu của giáo viên.
2. Đọc thầm và làm bài tập
1. A
2. C
3. C
4. Đặt câu hỏi cho bộ phận in đậm được gạch chân trong câu dưới đây:
Ai là học sinh lớp 3?
B. Kiểm tra viết
1. Chính tả
– Nghe viết đúng chính tả.
—(Đáp án chi tiết những câu còn lại vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)—
KIỂM TRA ĐỌC:
I. Đọc hiểu – Luyện từ và câu:
Học sinh đọc thầm bài: “Các em nhỏ và cụ già” SGK, tiếng Việt 3, tập 1, trang 62-63 sau đó khoanh tròn chữ cái trước ý trả lời đúng nhất cho mỗi câu hỏi dưới đây:
1. Các bạn nhỏ đi đâu?
A. Các bạn nhỏ đi học.
B. Các bạn nhỏ rủ nhau đi chơi.
C. Các bạn nhỏ đi về nhà sau một cuộc dạo chơi vui vẻ.
D. Các bạn nhỏ đi về nhà sau khi học xong ở trường.
2. Điều gì khiến các em phải dừng lại?
A. Gặp một chuyện bất thường trên đường.
B. Gặp một cụ già đang ngồi ven đường vẻ mệt mỏi, u sầu.
C. Gặp một em bé lạc đường.
D. Gặp một cụ già đôi mắt bị mù, không đi được.
3. Ông cụ gặp chuyện gì buồn?
A. Ông cụ bị mất tiền.
B. Cụ bà bị ốm nặng ở bệnh viện, không có tiền trả viện phí.
C. Cụ bà bị ốm nặng nằm trong bệnh viện, khó mà qua khỏi.
D. Ông cụ buồn về chuyện gia đình.
4. Trong câu Trông cụ thật mệt mỏi, cặp mắt lộ vẻ u sầu, em có thể thay từ u sầu bằng từ nào?
A. Buồn bã
B. Vui vẻ
C. Bướng bỉnh
KIỂM TRA VIẾT:
1. Chính tả: (Nghe – viết):
Bài viết: Gió heo may, SGK, Tiếng Việt 3, tập 1, trang 70.
2. Tập làm văn:
Đề bài: Viết đoạn văn ngắn từ 5 đến 7 câu kể về một người thân mà em yêu quý.
—- HẾT —-
ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 4
KIỂM TRA ĐỌC
I. Đọc hiểu – Luyện từ và câu
1. C
2. B
3. C
4. A
—(Nội dung đầy đủ của đề thi vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)—
Phần 1. Kiểm tra đọc hiểu
Bạch Mã là một dãy núi đẹp, là phần nằm ngang của dãy Trường Sơn, chạy cắt ra sát biển. Nơi đây có đèo Hải Vân nổi tiếng, có lưu lượng mưa lớn nhất Việt Nam. Dãy này có đỉnh núi cao nhất là 1444m, là nơi quy tụ nhiều loài động, thực vật quý hiếm ở miền nhiệt đới.
“Nóc nhà” của dãy Trường Sơn là dãy Ngọc Linh với đỉnh cao nhất lên đến 2598m, đứng thứ 2 ở Việt Nam sau đỉnh Phan-xi-păng. Dãy núi này là một phần lớn của Trường Sơn Nam, nằm trên cao nguyên phía Bắc Tây Nguyên, thuộc địa phận các tỉnh: Kon Tum, Quảng Nam, Quãng Ngãi và Gia Lai.
(Trích Dãy Trường Sơn: Đệ nhất thiên nhiên Đông Dương)
Em hãy khoanh tròn vào chữ cái đứng trước câu trả lời đúng
1. Đèo Hải Vân nằm ở dãy núi nào?
A. Dãy Bạch Mã
B. Dãy Ngọc Linh
C. Dãy Hoành Sơn
2. Đỉnh núi cao nhất ở dãy Bạch mã cao bao nhiêu m?
A. 1144m
B. 1444m
C. 1411m
3. Dãy núi Ngọc Lĩnh nằm trên địa phận các tỉnh nào?
A. Kon Tum, Quảng Nam, Quãng Ngãi, Tây Nguyên
B. Gia Lai, Kon Tum, Quảng Ngãi, Quảng Nam
C. Quảng Ngãi, Quảng Bình, Quảng Trị, Hà Nam
4. Nơi nào có lưu lượng mưa lớn nhất nước ta?
A. Đèo Hải Vân
B. Đèo Khánh Lê
C. Đèo Tam Điệp
5. Dãy Bạch Mã có nhiều loài động, thực vật của miền nào?
A. Ôn đới
B. Nhiệt đới
C. Hàn đới
6. Nơi cao nhất của dãy núi Trường Sơn là ở đâu?
A. Dãy Bạch Mã
B. Dãy Ngọc Lĩnh
C. Dãy Hoành Sơn
Phần 2. Bài tập về chính tả, luyện từ và câu, tập làm văn
Câu 1.Chính tả
1. Nghe – viết
Dảy Trường Sơn kéo dài từ thượng nguồn sông Cả trên đất Lào giáp Nghệ An tới tận cực nam Trung Bộ. Nó bao gồm toàn bộ các dãy núi nhỏ hơn ở Bắc Trung Bộ và các khối núi, cao nguyên Nam Trung Bộ, xếp thành hình cánh cung lớn mà mặt lồi quay ra Biển Đông.
2. Bài tập
Chọn từ ngữ thích hợp trong ngoặc đơn để điền vào chỗ trống:
– Các học sinh vui vẻ ………….. (hò reo, hò hét) trước sự xuất hiện của ca sĩ Mỹ Tâm.
– Các chiến sĩ đã anh dũng ………….. (chiến trận, chiến đấu) đến hơi thở cuối cùng.
– Bạn Lan đang ………….. (chăm chỉ, chăm chú) nhìn vào màn hình ti vi.
Câu 2. Luyện từ và câu
1. Đặt câu hỏi cho bộ phận in đậm của các câu sau
– Chú Tư là thợ lặn giỏi nhất của cả vùng.
– Hễ nước lên, là đàn cá lại đua nhau kéo về.
2. Tìm 5 từ chỉ hoạt động của học sinh trong lớp học. Chọn 1 trong các từ vừa tìm được, đặt câu theo mẫu Ai làm gì?
3. Viết tên các sự vật được so sánh với nhau trong những câu sau:
Câu có hình ảnh so sánh |
Sự vật 1 |
Sự vật 2 |
a. Đôi mắt chú chó đen láy, tròn xoa như hai hạt nhãn. |
||
b. Những cánh hoa mềm mại, dập dìu trong gió như những cánh bướm. |
Câu 3. Tập làm văn:
Viết một đoạn văn ngắn (từ 5 đến 7 câu) kể về một anh, chị hàng xóm mà em yêu quý.
—- HẾT —-
ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 5
Phần 1. Kiểm tra đọc hiểu
1. A
2. B
3. B
4. A
5. B
6. B
Phần 2. Bài tập về chính tả, luyện từ và câu, tập làm văn
Câu 1. Chính tả
1. Nghe – viết
– Yêu cầu:
- Tốc độ viết ổn định, không quá chậm
- Viết đủ, đúng, chính xác nội dung được đọc
- Chữ viết đẹp, đều, đúng ô li, đủ nét
- Trình bày sạch sẽ, gọn gàng
2. Bài tập
Chọn từ ngữ thích hợp trong ngoặc đơn để điền vào chỗ trống:
- Các học sinh vui vẻ hò reo trước sự xuất hiện của ca sĩ Mỹ Tâm.
- Các chiến sĩ đã anh dũng chiến đấu đến hơi thở cuối cùng.
- Bạn Lan đang chăm chú nhìn vào màn hình ti vi.
Câu 2. Luyện từ và câu
1. Đặt câu hỏi cho bộ phận in đậm của các câu sau
– Ai là thợ lặn giỏi nhất của cả vùng?
– Hễ nước lên, là đàn cá lại làm gì?
2.
– Từ chỉ hoạt động của học sinh trong lớp học: nghe giảng, viết bài, chép bài, làm bài, phát biểu, ghi nhớ, thảo luận, phản biện, kẻ bảng, xóa bảng…
– Đặt câu:
– Bạn lan đang chăm chú viết bài.
– Linh là học sinh chăm phát biểu nhất lớp em.
—(Nội dung đầy đủ của đề thi vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)—
Trên đây là một phần trích đoạn nội dung Bộ 5 đề thi giữa HK1 môn Tiếng Việt 3 năm 2021-2022 có đáp án chi tiết. Để xem thêm nhiều tài liệu tham khảo hữu ích khác các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.
Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.
Chúc các em học tập tốt !