Bộ 5 đề thi thử THPT QG môn Ngữ văn năm 2021-2022 có đáp án trường THPT Phong Phú


TRƯỜNG THPT

PHONG PHÚ

ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA

MÔN NGỮ VĂN

NĂM HỌC: 2021-2022

Thời gian làm bài: 120 phút

 

I. ĐỌC – HIỂU (3,0 điểm)

Đọc văn bản:

Thương áo cũ như là thương ký ức

Đựng trong hồn cho mắt phải cay cay.

Mẹ vá áo mới biết con chóng lớn

Mẹ không còn nhìn rõ chỉ để xâu kim

Áo con có đường khâu tay mẹ vá

Thương mẹ nhiều con càng yêu áo thêm.

Áo đã ở với con qua mùa qua tháng

Cũ rồi con vẫn quý vẫn thương

Con chẳng nỡ mỗi lần thay áo mới

Áo dài hơn thấy mẹ cũng già hơn.

Hãy biết thương lấy những manh áo cũ

Để càng thương lấy mẹ của ta

Hãy biết thương những gì đã cùng ta sống

Những gì trong năm tháng trôi qua…

(Áo cũ, Lưu Quang Vũ, thơ tình, NXB Văn học, 2002)

Thực hiện các yêu cầu:

Câu 1. Xác định phong cách ngôn ngữ của văn bản.

Câu 2. Trong văn bản, hình ảnh chiếc áo cũ được tác giả miêu tả như thế nào?

Câu 3. Phân tích hiệu quả của biện pháp so sánh được sử dụng trong hai câu sau:

Thương áo cũ như là thương ký ức

Đựng trong hồn cho mắt phải cay cay.

Câu 4. Thông điệp ý nghĩa nhất với anh/chị sau khi đọc văn bản là gì?

II. LÀM VĂN (7,0 điểm) 

Câu 1. (2,0 điểm)

Từ văn bản đọc hiểu, anh/chị hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) nêu suy nghĩ của bản thân về giá trị của những điều bình thường giản dị trong cuộc sống.

Câu 2. (5,0 điểm)

Sáng hôm sau, mặt trời lên bằng con sào, Tràng mới trở dậy. Trong người êm ái lửng lơ như người vừa ở trong giấc mơ đi ra. Việc hắn có vợ đến hôm nay hắn vẫn còn ngỡ ngàng như không phải.

Hắn chắp hai tay sau lưng lững thững bước ra sân. Ánh nắng buổi sáng mùa hè sáng lóa xói vào hai con mắt còn cay sè của hắn. Hắn chớp chớp liên hồi mấy cái, và bỗng vừa chợt nhận ra, xung quanh mình có cái gì vừa thay đổi mới mẻ, khác lạ. Nhà cửa, sân vườn hôm nay đều được quét tước, thu dọn sạch sẽ gọn gàng. Mấy chiếc quần áo rách như tổ đỉa vẫn vắt khươm mươi niên ở một góc nhà đã thấy đem ra sân hong. Hai cái ang nước vẫn để khô cong ở dưới gốc ổi đã kín nước đầy ăm ắp. Đống rác mùn tung bành ngay lối đi đã hót sạch.

Ngoài vườn người mẹ đang lúi húi giẫy những búi cỏ mọc nham nhở. Vợ hắn quét lại cái sân, tiếng chổi từng nhát kêu sàn sạt trên mặt đất. Cảnh tượng thật đơn giản, bình thường nhưng đối với hắn lại rất thấm thía cảm động. Bỗng nhiên hắn thấy hắn thương yêu gắn bó với cái nhà của hắn lạ lùng. Hắn đã có một gia đình. Hắn sẽ cùng vợ sinh con đẻ cái ở đấy. Cái nhà như cái tổ ấm che mưa che nắng. Một nguồn vui sướng, phấn chấn đột ngột tràn ngập trong lòng. Bây giờ hắn mới thấy hắn nên người, hắn thấy hắn có bổn phận phải lo lắng cho vợ con sau này. Hắn xăm xăm chạy ra giữa sân, hắn cũng muốn làm một việc gì để dự phần tu sửa lại căn nhà.

(Trích Vợ nhặt – Kim Lân, Ngữ văn 12, tập hai, NXB Giáo dục Việt Nam, 2008, tr.30)

Phân tích nhân vật Tràng trong đoạn trích trên.Từ đó, nhận xét cái nhìn mới mẻ về người nông dân của nhà văn Kim Lân.

———–HẾT———–

ĐÁP ÁN ĐỀ THI SỐ 1

I. ĐỌC – HIỂU

Câu 1. Phong cách ngôn ngữ: nghệ thuật

Câu 2. Trong văn bản, hình ảnh chiếc áo cũ được tác giả miêu tả

Áo cũ rồi, mỗi ngày thêm ngắn

Chỉ đứt sờn màu bạc hai vai

Câu 3.

– Biện pháp tu từ so sánh: thương áo cũ – thương kỉ niệm

– Tác dụng:

+ Làm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho lời thơ

+ Khẳng định giá trị của tấm áo, là vật chứa đựng biết bao kí ức, bao kỉ niệm gắn bó mà tác giả rất yêu thương, trân trọng.

+ Thể hiện tình cảm sâu sắc của tác giả dành cho mẹ, cho những gì từng gắn bó.

Câu 4. Học sinh nêu thông điệp ý nghĩa với bản thân và lí giải hợp lí

Sau đây là một gợi ý

– Thông điệp ý nghĩa nhất khi đọc văn bản: Hãy biết thương những gì đã cùng ta sống Những gì trong năm tháng trôi qua…

– Vì: giá trị của những gì đang hiện hữu trong cuộc sống chúng ta, mọi thứ dù nhỏ bé đều có vai trò, ý nghĩa riêng góp phần làm cho cuộc sống của mỗi người được hoàn thiện. Từ đó, ý thức được bản thân cần trân trọng tất cả những gì xung quanh để sau này khi thời gian trôi qua không phải nuối tiếc bất cứ điều gì.

II. LÀM VĂN (7,0 điểm)

Câu 1. Viết một đoạn văn nêu suy nghĩ của bản thân về giá trị của những điều bình thường giản dị trong cuộc sống.

a. Đảm bảo yêu cầu về hình thức đoạn văn.

Thí sinh có thể trình bày đoạn văn theo cách diễn dịch, quy nạp, tổng – phân – hợp, móc xích hoặc song hành.

b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận:giá trị của những điều bình thường, giản dị trong cuộc sống .

c. Triển khai vấn đề nghị luận

Thí sinh có thể lựa chọn các thao tác lập luận phù hợp để triển khai vấn đề nghị luận theo nhiều cách nhưng phải làm rõ giá trị của những điều bình thường, giản dị trong cuộc sống

Có thể theo hướng:

– Những điều bình thường, giản dị là những điều nhỏ bé, bình dị, không cầu kì, không xa hoa… tồn tại ngay trong cuộc sống của mỗi con người. – Những điều bình thường, giản dị là những gì không thể thiếu trong cuộc sống khi nó góp phần làm cho cuộc sống được hoàn thiện, giúp con người cảm nhận một cách trọn vẹn nhất ý nghĩa của cuộc sống.

– Những điều bình thường giản dị mỗi người cảm nhận được hạnh phúc đích thực, ý nghĩa của cuộc sống để từ đó trân trọng hơn những gì đang có.

– Những điều bình thường, giản dị góp phần làm nên những điều lớn lao, làm cho cuộc sống ý nghĩa, xã hội phát triển.

– Bên cạnh đó, cần phê phán những người không biết trân trọng những điều bình dị, mải mê chạy theo danh vọng và những thứ hão huyền.

d. Chính tả, ngữ pháp

Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt.

e. Sáng tạo

Thể hiện sâu sắc về vấn đề nghị luận; có cách diễn đạt mới mẻ.

Câu 2. Phân tích nhân vật Tràng trong đoạn trích trên.Từ đó, nhận xét cái nhìn mới mẻ về người nông dân của nhà văn Kim Lân.

a. Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận

Mở bài nêu được vấn đề, Thân bài triển khai được vấn đề, Kết bài khái quát được vấn đề.

b.Xác định đúng vấn đề cần nghị luận

Phân tích đoạn trích; nhận xét cái nhìn mới mẻ về người nông dân của nhà văn Kim Lân.

c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm

Thí sinh có thể triển khai theo nhiều cách, nhưng cần vận dụng tốt các thao tác lập luận, kết hợp chặt chẽ giữa lý lẽ và dẫn chứng; bảo đảm các yêu cầu sau:

* Khái quát về tác giả Kim Lân, tác phẩm Vợ nhặt và đoạn trích. 0,5

*Cảm nhận về đoạn trích :

– Tâm trạng của Tràng trong buổi sáng đầu tiên khi anh có vợ: được Kim Lân miêu tả thật tinh tế mà chân thực:

+ Êm ái lửng lơ như người vừa ở giấc mơ đi ra

+ Ngỡ ngàng như không phải Tràng đã có vợ

+ Sự bất ngờ của Tràng khi nhận thấy sự thay đổi mới mẻ, khác lạ của căn nhà

+ Tâm thế khoan thai, thoải mái “Hắn chắp hai tay sau lưng, lững thững bước ra sân”

+ Cảm giác bất ngờ: “ bỗng chợt nhận ra…mọi thứ thay đổi ( nhà cửa sân vườn, quần áo, ang nước, đống rác… tất cả đã được thổi vào sự sống..

+ Sự cảm động, thấm thía của Tràng khi chứng kiến mẹ và người vợ thu vén cho căn nhà.

+ Thấy thương yêu, gắn bó với căn nhà

+ Nhận ra điều mình có: một gia đình đúng nghĩa.

+ Nghĩ đến tương lai đẹp đẽ, đầm ấm.

+ Thấy sung sướng: Một nguồn vui sướng, phấn chấn đột ngột tràn ngập trong lòng.

+ Thấy mình khôn lớn, trưởng thành: Bây giờ hắn mới thấy hắn nên người,

+ Nhận thức được trách nhiệm với gia đình: hắn thấy hắn có bổn phận phải lo lắng cho vợ con sau này.

+ Muốn hành động để góp phần xây dựng tổ ấm: Hắn xăm xăm chạy ra giữa sân, hắn cũng muốn làm một việc gì để dự phần tu sửa lại căn nhà….

-> Tràng đã nhìn bằng đôi mắt tích cực, đôi mắt của tình yêu thương, sự trân quý những gì anh đang có, đang được hưởng.

=> Đoạn văn khá đặc sắc, đã diễn tả tinh tế diễn biến tâm trạng của Tràng trong niềm hạnh phúc trào dâng. Từ đó, góp phần làm nối bật tư tưởng chủ đề của truyện: Trong cái đói, cái khát, cái chết cận kề con người ta vẫn yêu thương cưu mang, đùm bọc nhau, vẫn hướng tới sự sống, khao khát hạnh phúc lứa đôi, hạnh phúc gia đình => tạo nên giá trị nhân đạo sâu sắc của tác phẩm.

– Nghệ thuật tiêu biểu của đoạn trích:

+ Xây dựng tình huống truyện độc đáo.

+ Kể chuyện tự nhiên, hấp dẫn, dựng cảnh sinh động, chi tiết đặc sắc.

+ Miêu tả tâm lí nhân vật tỉ mỉ, chân thực, sinh động

+ Sử dụng ngôn ngữ kể chuyện linh hoạt, giàu cảm xúc

* Nhận xét cái nhìn mới mẻ về con người của nhà văn Kim Lân

– Nhà văn có cái nhìn xót xa, thương cảm và tin yêu về con người, tìm thấy sức mạnh của tình yêu thương trong thẳm sâu những con người bé nhỏ. Trong thời khắc quyết định số phận, họ đã nương tựa, cưu mang, sưởi ấm cho nhau bằng tình yêu thương.

– Kim Lân một lần nữa khẳng định giá trị của hạnh phúc, niềm tin và sự lạc quan của con người Việt nam trong năm đói. Qua đoạn trích, thấy được giá trị hiện thực và tư tưởng nhân đạo của nhà văn.

d. Chính tả, ngữ pháp

Bảo đảm chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt.

e. Sáng tạo

Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận; có cách diễn đạt mới mẻ.

I. ĐỌC – HIỂU (3,0 điểm)

Ở tuổi mới lớn, việc đặt trọng tâm vào học tập rất phổ biến, Lisa đã hối hận vì đặt trọng tâm vào học tập trong một thời gian dài:

“Tôi có nhiều tham vọng và muốn trở thành bác sĩ giải phẫu thần kinh. Từ khi còn học lớp 7 tôi đã siêng năng như một sinh viên đại học: thức dâỵ vào 6h và đi ngủ vào lúc 2h sang chỉ để học! Bố mẹ cũng cố làm tôi thư giãn, như tôi kỳ vọng vào chính bản thân mình. Giờ đây tôi nhận ra tôi có thể đạt được điều đó mà không cần phải cố gắng tới mức như vậy, và lẽ đó tôi đã có những phút giây vui vẻ hơn, và không bị đánh rơi cả tuổi trẻ của mình”

Việc học hành rất cần thiết cho tương lai của chúng ta và phải ưu tiên hàng đầu, Nhưng chúng ta nên cẩn thận, đừng để cho những danh hiệu này kia chi phối toàn bộ cuộc sống của chúng ta. Những thiếu niên lấy trường học làm trung tâm thường bị ám ảnh bởi việc đạt thứ hạng cao đến nỗi họ quên rằng mục đích thực sự của việc học là sự hiểu biết. Như hàng ngàn người đã làm được, bạn có thể học rất xuất sắc nhưng vẫn duy trì được sự cân bằng khỏe khoắn trong đời sống. Hãy nhớ rằng giá trị của chúng ta không phải được tính bằng tổng số điểm trung bình của chúng ta!

Câu 1. Thao tác lập luận chính của văn bản là gì?

Câu 2. Theo tác giả, mục đích thực sự của việc học là gì?

Câu 3. Theo anh/chị, làm sao để ta “duy trì được sự cân bằng khỏe khoắn trong đời sống”?

Câu 4. Nếu đặt thang điểm 10 cho vai trò của học tập đối với người trẻ , anh/chị sẽ chấm điểm mấy? Lí giải cho điểm số đó.

II. LÀM VĂN (7,0 điểm)

Câu 1. Viết bài luận 200 chữ trình bày quan điểm của em về quan niệm được đưa ra trong đoạn trích: Giá trị của chúng ta không phải được tính bằng tổng số điểm trung bình của chúng ta!

Câu 2. Cảm nhận của anh/chị về nhân vật Mị trong đêm mùa xuân ở Hồng Ngài (Vợ chồng A Phủ – Tô Hoài).

————-HẾT————-

ĐÁP ÁN ĐỀ THI SỐ 2

I. ĐỌC – HIỂU

Câu 1. Thao tác lập luận chính văn của văn bản là bình luận.

Câu 2. Theo tác giả, mục đích thực sự của việc học là sự hiểu biết.

Câu 3. Để duy trì được sự cân bằng khỏe khoắn trong đời sống, con người cần:

Câu 4. Thí sinh chủ động trình bày quan điểm của bản thân, đảm bảo được yêu cầu về nội dung và hình thức như sau:

– Nội dung: trình bày quan điểm, ý kiến cá nhân rút ra từ văn bản và làm rõ cho quan điểm đó.

– Hình thức: đoạn văn ngắn, khoảng 8 – 10 dòng, diễn đạt mạch lạc.

II. LÀM VĂN

Câu 1.

Dẫn dắt: Nêu từ khóa: giá trị bản thân, điểm số

Giải thích:

– Giá trị bản thân là sự tự ý thức về những điều tốt đjep mình có được và vị thế của mình trong xã hội.

Phân tích:

Câu 2.

Giới thiệu tác giả – tác phẩm

Giới thiệu nhân vật

– Sự thức tỉnh của Mị – sức sống luôn âm ỉ, đã bùng lên trong đêm tình mùa xuân dù truớc đó bao vùi dập tưởng đã nguội tàn.

– Không khí ngày xuân là tác nhân đầu tiên làm bùng lên ngọn lửa trong lòng Mị. Men rượu ngày xuân là tác nhân thứ hai làm sống dậy cô gái Mị. Và tác nhân quan trọng nhất khiến Mị thức tỉnh là tiếng sáo ngày xuân, tiếng sáo như động lực, như thôi thúc Mị, đẩy đưa Mị đến với những đêm tình mùa xuân.

Bàn luận

– Cả tác phẩm và đặc biệt là Mị trong đêm tình mùa xuân đã thể hiện được đặc sắc trong ngòi bút Tô Hoài về năng lực miêu tả: tả phong tục tập quán, đi sâu vào diễn biến tâm lý nhân vật.

—(Để xem đầy đủ nội dung của Đề thi số 2 vui lòng xem online hoặc đăng nhập vào Học247 để tải về máy)—

I. ĐỌC – HIỂU (3,0 điểm)

Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu:

Bất chợt giật mình, hạnh phúc đơn giản vậy sao?Ừ nhỉ! Dường như lâu nay chúng ta chỉ quen với việc than phiền mình bất hạnh chứ ít khi biết được rằng mình đang hạnh phúc. Hãy một lần thử nghĩ xem: Khi chúng ta than phiền vì bố mẹ quá quan tâm đến chuyện của mình thì ngoài kia biết bao nhiêu người thèm hơi ấm của mẹ, thèm tiếng cười của bố, thèm được về nhà để được mắng; khi chúng ta cảm thấy thiệt thòi khi không được ngồi xe hơi chỉ vì phải chạy xe máy giữa trời nắng thì ngoài kia biết bao nhiêu bạn của chúng ta mồ hôi nhễ nhại, gò mình đạp xe lên những con dốc vắng; khi chúng ta bất mãn với chuyện học hành quá căng thẳng thì ngoài kia biết bao người đang khao khát một lần được đến trường, một lần được cầm cây bút để viết lên những ước mơ; khi chúng ta…

Câu 1: Xác định phong cách ngôn ngữ của đoạn trích. (0,5 điểm)

Câu 2: Tại sao tác giả lại “Bất chợt giật mình, hạnh phúc đơn giản vậy sao?”? (0,5 điểm)

Câu 3: Chỉ ra và nêu tác dụng của biện pháp tu từ được sử dụng trong câu cuối đoạn văn. (1,0 điểm)

Câu 4: Anh/Chị hãy rút ra thông điệp có ý nghĩa nhất trong đoạn trích trên. (1,0 điểm)

II. LÀM VĂN (7,0 điểm)

Câu 1. (2,0 điểm)

Qua đoạn trích ở phần Đọc hiểu, anh/chị hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) bày tỏ suy nghĩ của mình về: Hạnh phúc của giới trẻ trong thời đại ngày nay.

Câu 2. (5,0 điểm)

Phân tích diễn biến tâm trạng nhân vật Chí Phèo từ lúc gặp thị Nở đến khi kết thúc cuộc đời trong truyện ngắn Chí Phèo của Nam Cao ( Ngữ văn 11 – tập 1).

———–HẾT———–

ĐÁP ÁN ĐỀ THI SỐ 3

I. ĐỌC – HIỂU

Câu 1: Phong cách ngôn ngữ chính luận.

Câu 2: Tác giả “Bất chợt giật mình, hạnh phúc đơn giản vậy sao?” bởi vì:

– Khi nghĩ đến hạnh phúc thì con người thường nghĩ đến những gì cao xa, to lớn nhưng thực ra hạnh phúc là những gì rất giản dị, gần gũi quanh ta.

– Con người thường không nhận ra giá trị của những gì mình đang có, vì vậy thường “than phiền mình bất hạnh chứ ít khi biết được rằng mình đang hạnh phúc”.

Câu 3:

– Biện pháp tu từ được sử dụng trong câu (9): liệt kê, điệp ngữ, tương phản – đối lập.

– Tác dụng:

Câu 4: Thông điệp có ý nghĩa nhất trong đoạn trích:

Chúng ta cần biết trân trọng những hạnh phúc bình dị, giản đơn nhưng thiết thực trong cuộc sống.

II. LÀM VĂN

Câu 1:

* Giải thích: Hạnh phúc là một trạng thái tâm lý của con người khi ta cảm thấy vui vẻ, thoả mãn.

* Bàn luận:

– Quan niệm của giới trẻ về hạnh phúc:

* Bài học nhận thức và hành động

– Cần có những quan niệm đúng đắn về hạnh phúc.

– Luôn hoàn thiện mình để hướng tới một hạnh phúc chân chính.

Câu 2:

1. Giới thiệu tác giả, tác phẩm, vấn đề cần nghị luận…

2. Phân tích diễn biến tâm trạng của nhân vật Chí Phèo từ lúc gặp thị Nở đến khi kết thúc cuộc đời

*Giới thiệu khái quát về quãng đời của Chí Phèo trước khi gặp thị Nở…

*Giới thiệu về thị Nở và vai trò của thị đối với sự thức tỉnh của Chí Phèo…

*Phân tích diễn biến tâm trạng của Chí Phèo từ sau khi gặp thị Nở đến khi kết thúc cuộc đời:

* Đặc sắc nghệ thuật:

3. Đánh giá chung

—(Để xem đầy đủ nội dung của Đề thi số 3 vui lòng xem online hoặc đăng nhập vào Học247 để tải về máy)—

I. ĐỌC – HIỂU (3,0 điểm)

Đọc văn bản:

Những con chim bồ câu tụ tập với nhau trong một cái chuồng trên ngọn cây, chúng thấy con chim đại bàng sải cánh trên cao, bèn bàn luận:

– Eo ơi, gió đùng đùng thế kia mà nó cứ bay lên cao làm gì nhỉ. Không xuống đây như bọn mình có phải an toàn hơn không?

– Báu bở gì cái trò bay một mình, cô đơn bỏ xừ! Thấy bảo nó kiếm mồi cũng vất vả lắm, không như chúng mình sung sướng, ngày ngày có người cho ăn… Đúng là đồ dở hơi!

Đại bàng tung hoành trong cơn bão, rồi đi săn mồi về tổ, nó nào ngó xuống để suy nghĩ về mấy con chim bồ câu?

Rồi một ngày, người chủ mang mấy con chim ra thịt đãi khách. Trước khi bị cắt tiết, chúng tiếc nuối nhớ về hình ảnh con chim đại bàng.

Đại bàng vẫn đi săn mồi, nào hay biết gì về mấy con chim bồ câu?

Con người khác con chim ở chỗ được lựa chọn, không nhất thiết phải là đại bàng hay bồ câu, nhưng dù ngồi ở vị trí nào, chủ động cho cuộc sống của chính mình vẫn là tốt nhất. Và đừng bao giờ phán xét người khác khi họ không thèm để ý đến mình.

Những người không quản trị nổi chính cuộc sống của bản thân, thiếu tự tin nhất, buồn thay lại là những người hay phán xét nhất!”

Thực hiện các yêu cầu sau:

Câu 1. Những con chim bồ câu lựa chọn cho mình một cách sống như thế nào?

Câu 2. Theo tác giả, người hay phán xét nhất là người ra sao?

Câu 3. Chỉ ra và nêu hiệu quả của biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong câu văn: Thấy bảo nó kiếm mồi cũng vất vả lắm, không như chúng mình sung sướng, ngày ngày có người cho ăn.

Câu 4. Anh/chị có đồng tình với quan điểm Đừng bao giờ phán xét người khác của tác giả không? Vì sao?

II. LÀM VĂN (7,0 điểm)

Câu 1. (2,0 điểm)

Từ nội dung đoạn trích ở phần Đọc hiểu, anh/chị hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ về tầm quan trọng của việc chủ động cho cuộc sống bản thân.

Câu 2. (5,0 điểm)

Cảm nhận của anh /chị về hai đoạn thơ sau, từ đó anh /chị hãy làm nổi bật sự vận động cảm xúc của nhân vật trữ tình.

“ Dữ dội và dịu êm

Ồn ào và lặng lẽ

Sông không hiểu nổi mình

Sóng tìm ra tận bể”

“… Làm sao được tan ra

Thành trăm con sóng nhỏ

Giữa biển lớn tình yêu

Để ngàn năm còn vỗ.”

( Sóng – Xuân Quỳnh, Ngữ văn 12, tập 1, NXB GD 2015, tr.155 và tr.156).

————-HẾT————-

ĐÁP ÁN ĐỀ THI SỐ 4

I. ĐỌC – HIỂU

Câu 1: Những con chim bồ câu lựa chọn cho mình cách sống an toàn, không kiếm sống vất vả, ngày ngày có người cho ăn; hay bàn luận, phán xét về người khác.

Câu 2: Theo tác giả, người hay phán xét nhất là người không quản trị nổi chính cuộc sống của bản thân, thiếu tự tin nhất.

Câu 3: – Biện pháp nghệ thuật: Đối lập (kiếm mồi vất vả – sung sướng, ngày ngày có người cho ăn).

Câu 4: Thí sinh nêu ý kiến của mình dựa trên sự lí giải phù hợp, thuyết phục. Có thể theo hướng:

– Đồng tình vì: Khi phán xét người khác chúng ta có thể sẽ sai lầm vì bản thân không hiểu rõ về họ, không ở trong hoàn cảnh, vị trí của họ.

II. LÀM VĂN

Câu 1: 

a. Đảm bảo yêu cầu về hình thức đoạn văn: Thí sinh có thể trình bày đoạn văn

theo cách diễn dịch, quy nạp, tổng – phân – hợp, móc xích hoặc song hành.

b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: tầm quan trọng của việc chủ động cho cuộc sống bản thân.

c. Triển khai vấn đề nghị luận: Thí sinh lựa chọn các thao tác lập luận phù hợp để triển khai vấn đề theo nhiều cách nhưng cần phải làm rõ vấn đề tầm quan trọng của việc chủ động cho cuộc sống bản thân. Có thể theo hướng:

Việc chủ động cho cuộc sống bản thân giúp chúng ta:

Câu 2:

a. Đảm bảo cấu trúc bài văn nghị luận: Mở bài giới thiệu được vấn đề, Thân bài triển khai được vấn đề, Kết bài khái quát được vấn đề.

b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: Cảm nhận hai đoạn thơ, từ đó làm nổi bật sự vận động cảm xúc của nhân vật trữ tình.

c. Triển khai vấn đề nghị luận: Vận dụng tốt các thao tác lập luận; kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng.

* Giới thiệu khái quát về tác giả, tác phẩm và vấn đề nghị luận.

* Cảm nhận hai đoạn thơ

Đoạn thứ nhất: Tình yêu soi vào sóng để tự nhận thức:nhận thức về những trạng thái đối lập và hành trình từ sông ra biển tìm kiếm tình yêu đích thực

– Sóng và những trạng thái đối lập : dữ dội ,dịu êm ,ồn ào ,lặng lẽ như tình yêu có nhiều cung bậc ,như tâm hồn người phụ nữ có những mặt mâu thuẫn, đối lập mà thống nhất.

Đoạn thứ hai:

– Sóng là hình tượng thiên nhiên vĩnh cửu như tình yêu là khát vọng muôn đời của con người, người phụ nữ muốn hóa thân , dâng hiến cuộc đời mình cho tình yêu bất tử , hòa tình yêu cá nhân vào tình yêu rộng lớn của cuộc đời .

– Khát vọng hòa vào biển lớn tình yêu cũng là khát vọng được tan vào sóng để ngàn năm còn vỗ.

– Nghệ thuật thể thơ 5 chữ , tác giả sử dụng từ ngữ ước lệ chỉ số lượng trăm con sóng /ngàn năm còn vỗ

—(Để xem đầy đủ nội dung của Đề thi số 4 vui lòng xem online hoặc đăng nhập vào Học247 để tải về máy)—

I. ĐỌC – HIỂU (3,0 điểm)

Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu:

– Mình về thành thị xa xôi

Nhà cao, còn thấy núi đồi nữa chăng?

Phố đông, còn nhớ bản làng

Sáng đèn, còn nhớ mảnh trăng giữa rừng?

Mình đi, ta hỏi thăm chừng

Bao giờ Việt Bắc tưng bừng thêm vui?

– Ðường về, đây đó gần thôi!

Hôm nay rời bản về nơi thị thành

Nhà cao chẳng khuất non xanh

Phố đông, càng giục chân nhanh bước đường.

Ngày mai về lại thôn hương

Rừng xưa núi cũ yêu thương lại về

Ngày mai rộn rã sơn khê

Ngược xuôi tàu chạy, bốn bề lưới giăng.

(Trích Việt Bắc – Thơ Tố Hữu – NXB Giáo dục 2003)

Câu 1. Phương thức biểu đạt chính của đoạn trích là gì?

Câu 2. Chỉ ra và nêu hiệu quả nghệ thuật của một biện pháp tu từ được sử dụng trong đoạn trích?

Câu 3. Nêu kết cấu và tóm tắt nội dung của đoạn trích ?

Câu 4. Điều anh / chị tâm đắc nhất trong đoạn trích trên là gì? (Trình bày từ 5 đến 7 dòng)

II. LÀM VĂN (7,0 điểm)

Câu 1. (2,0 điểm)

Hãy viết một đoạn văn (Khoảng 200 từ) trình bày suy nghĩ của anh chị về lối sống tình nghĩa của con người được gợi ra từ đoạn trích ở phần Đọc hiểu?

Câu 2. (5,0 điểm)

Nhận xét về giá trị hiện thực của truyện ngắn Vợ chồng A Phủ – Tô Hoài, có ý kiến cho rằng: Truyện là bức tranh chân thực về số phận đau khổ của đồng bào dân tộc miền núi dưới chế độ phong kiến chúa đất. Bằng việc phân tích tác phẩm, hãy làm sáng tỏ ý kiến trên.

————-HẾT————-

ĐÁP ÁN ĐỀ THI SỐ 5

I. ĐỌC – HIỂU

Câu 1: Phương thức biểu đạt chính của đoạn thơ: Biểu cảm

Câu 2: Đoạn trích sử dụng nhiều biện pháp tu từ, học sinh có thể chọn 1 biện pháp và nêu hiệu quả nghệ thuật của chúng

– Câu hỏi tu từ (Mình về…..Chăng?/ Sáng đèn còn…rừng/ Bao giờ….vui? ; tác dụng: Tạo ấn tượng đặc biệt cho đoạn thơ, nhắc nhở, khắc sâu trong lòng người ra đi những kỉ niệm với quê hương Việt Bắc.

– Điệp ngữ

+ Lặp đi lặp lại cụm từ Còn thấy, còn nhớ, tác dụng: nhấn mạnh, lay động tình cảm của người ra đi.

+ Lặp đi lặp lại từ Ngày mai; Tác dụng: nhấn mạnh niềm tin, niềm hi vọng về một tương lai tươi sáng.

Câu 3:

– Kết cấu đối đáp

– Mượn lời đối đáp giữa kẻ ở, người đi, đoạn thơ gợi nhắc những kỉ niệm kháng chiến, bày tỏ tình cảm lưu luyến nhớ nhung tha thiết mặn nồng của người đi, kẻ ở, đồng thời khẳng định lối sống nghĩa tình, niềm tin vào một ngày mai tươi sáng.

Câu 4:

Học sinh tự do bày tỏ điều mình tâm đắc nhất sau khi đọc đoạn thơ. Cần lí giải vì sao mình tâm đắc nhất điều đó, trình bày từ 5 đến 7 dòng, thuyết phục thì cho điểm tối đa, chưa thuyết phục giám khảo tùy mức độ để cho điểm.(ví dụ : )

II. LÀM VĂN

Câu 1:

a. Đảm bảo hình thức đoạn văn nghị luận

Có đủ mở đoạn, thân đoạn, kết đoạn. Mở đoạn: nêu được vấn đề. Thân đoạn: triển khai được vấn đề. Kết đoạn: kết luận được vấn đề. Đúng chính tả, dùng từ, đặt câu, viết có sáng tạo.

b. Xác định đúng vấn đề nghị luận. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm; vận dụng tốt các thao tác lập luận; kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng; rút ra bài học nhận thức và hành động.

– Nghĩa tình: Là tình cảm thuỷ chung hợp với lẽ phải, với đạo lí làm người

– Lối sống nghĩa tình là lối sống thủy chung, gắn bó keo sơn giữa con người với con người.

– Sống có nghĩa có tình là một đạo lí truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam, một tiêu chuẩn để đánh giá phẩm chất đạo đức của con người.

– Lối sống nghĩa tình thể hiện ở thái độ sống trước sau như một, yêu thương, cảm thông, sẵn sàng chia ngọt sẻ bùi, sẵn sàng giúp đỡ nhau khi khó khăn hoạn nạn, luôn biết ơn, trân trọng sự giúp đỡ của người khác…

– Người sống không tình nghĩa, phản bội bè bạn, người thân, tổ quốc …không biết yêu thương, trân trọng những người giúp đỡ mình, cho mình cuộc sống tốt đẹp… sẽ bị cười chê, lên án.

– Bài học nhận thức và hành động

Câu 2: Nhận xét về giá trị hiện thực của truyện ngắn Vợ chồng A Phủ – Tô Hoài, có ý kiến cho rằng: Truyện là bức tranh chân thực về số phận đau khổ của đồng bào dân tộc miền núi dưới chế độ phong kiến chúa đất.

Bằng việc phân tích tác phẩm, hãy làm sáng tỏ ý kiến trên.

a. Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận

Có đủ mở bài, thân bài, kết bài. Mở bài nêu được vấn đề. Thân bài triển khai được vấn đề. Kết bài kết luận được vấn đề.

b. Xác định đúng vấn đề nghị luận

Bức tranh chân thực về số phận đau khổ của đồng bào dân tộc miền núi dưới chế độ phong kiến chúa đất.

c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm; vận dụng tốt các thao tác lập luận; kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng.

* Giới thiệu vài nét về tác giả, tác phẩm

* Giải thích ý kiến

* Nghệ thuật thể hiện

– Nghệ thuật xây dựng nhân vật độc đáo, mỗi nhân vật được khai thác từ những điểm nhìn khác nhau.

– Miêu tả tâm lí sinh động.

– Ngôn ngữ đậm chất miền núi, lối kể chuyện linh hoạt.

* Đánh giá

– Miêu tả cuộc đời số phận của người lao động miền núi trước cách mạng tháng tám, Tô Hoài bày tỏ niềm yêu mến, cảm thông với những bất hạnh của họ.

– Nhà văn còn cất lên tiếng nói lên án, tố cáo chế độ phong kiến chúa đất miền núi đã đày đọa con người, đẩy họ vào cảnh lầm than, bất hạnh.

– Viết tác phẩm, nhà văn đưa người đọc đến với cuộc sống của đồng bào dân tộc, giúp người đọc cảm thông yêu mến những con người nơi đây, từ đó trân trọng những ước mơ, khát vọng, trân trọng sức sống tiềm tàng, khả năng tự giải phóng và tìm đến cách mạng của họ.

—(Để xem đầy đủ nội dung của Đề thi số 5 vui lòng xem online hoặc đăng nhập vào Học247 để tải về máy)—

 

Trên đây là một phần trích đoạn nội dung Bộ 5 đề thi thử THPT QG môn Ngữ văn năm 2021-2022 có đáp án trường THPT Phong Phú. Để xem thêm nhiều tài liệu tham khảo hữu ích khác các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang Hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.

Các em quan tâm có thể tham khảo tài liệu cùng chuyên mục:

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.





Link Hoc va de thi 2021

Chuyển đến thanh công cụ