Cho tam giác ABC nhọn có các đường cao AD, BE, CF cắt nhau tại H (Hình 61). Tìm trực tâm của các tam giác HAB, HBC, HCA.


Câu hỏi:

Cho tam giác ABC nhọn có các đường cao AD, BE, CF cắt nhau tại H (Hình 61). Tìm trực tâm của các tam giác HAB, HBC, HCA.
Media VietJack

Trả lời:

• Xét tam giác HAB có BD ⊥ AH, AE ⊥ BH, HF ⊥ AB và ba đường cao BD, AE, HF cắt nhau tại C.
Do đó C là trực tâm tam giác HAB.
• Xét tam giác HBC có HD ⊥ BC, BF ⊥ HC, CE ⊥ BH và ba đường cao HD, BF, CE cắt nhau tại A.
Do đó A là trực tâm tam giác HBC.
• Xét tam giác HCA có HE ⊥ AC, AF ⊥ HC, CD ⊥ AH và ba đường cao HE, AF, CD cắt nhau tại B.
Do đó B là trực tâm tam giác HCA.
Vậy trực tâm của các tam giác HAB, HBC, HCA tương ứng là C, A, B.

====== **** mời các bạn xem câu tiếp bên dưới **** =====

  1. Cho tam giác ABC có trực tâm H đồng thời cũng là điểm cách đều ba đỉnh của tam giác. Tính số đo các góc của tam giác ABC.

    Câu hỏi:

    Cho tam giác ABC có trực tâm H đồng thời cũng là điểm cách đều ba đỉnh của tam giác. Tính số đo các góc của tam giác ABC.

    Trả lời:

    Media VietJack

    Gọi M là giao điểm của AH và BC.
    Vì H cách đều ba đỉnh của tam giác ABC nên HA = HB = HC.
    Do HB = HC nên H nằm trên đường trung trực của đoạn thẳng BC.
    Tam giác ABC có trực tâm H nên AH ⊥ BC tại M.
    Do đó AH là đường trung trực của BC và M là trung điểm của BC.
    Khi đó MB = MC.
    Xét DABM và DACM có:
    AMB^=AMC^=90°,
    AM là cạnh chung,
    MB = MC (chứng minh trên).
    Do đó DABM = DACM (hai cạnh góc vuông)
    Suy ra AB = AC (hai cạnh tương ứng).
    Chứng minh tương tự ta cũng có: AB = BC.
    Do đó AB = BC = AC nên tam giác ABC là tam giác đều.
    Suy ra ba góc của tam giác ABC đều có số đo bằng 60°.
    Vậy số đo các góc của tam giác ABC đều bằng 60°.

    ====== **** mời các bạn xem câu tiếp bên dưới **** =====

  2. Cho tam giác ABC vuông tại A. Trên tia đối của tia AB lấy điểm D sao cho AB = AD. Vẽ BE vuông góc với CD tại E. Gọi I là giao điểm của AC và BE; K là hình chiếu của I trên BC.
    a) Chứng minh ba điểm D, I, K thẳng hàng.

    Câu hỏi:

    Cho tam giác ABC vuông tại A. Trên tia đối của tia AB lấy điểm D sao cho AB = AD. Vẽ BE vuông góc với CD tại E. Gọi I là giao điểm của AC và BE; K là hình chiếu của I trên BC.
    a) Chứng minh ba điểm D, I, K thẳng hàng.

    Trả lời:

    Media VietJack

    a) Xét tam giác BCD có I là giao điểm của hai đường cao CA và BE nên I là trực tâm của tam giác DBC.
    Suy ra DI ⊥ BC. 
    Mặt khác, IK ⊥ BC (giả thiết).
    Do đó đường cao DI đi qua K nên ba điểm D, I, K thẳng hàng.
    Vậy ba điểm D, I, K thẳng hàng.

    ====== **** mời các bạn xem câu tiếp bên dưới **** =====

  3. b) Tìm điều kiện của tam giác ABC để I là trọng tâm của tam giác BCD.

    Câu hỏi:

    b) Tìm điều kiện của tam giác ABC để I là trọng tâm của tam giác BCD.

    Trả lời:

    b) Xét DCDA và DCBA có:
    CAD^=CAB^=90o,
    CA là cạnh chung,
    AD = AB (giả thiết)
    Do đó DCDA = DCBA (hai cạnh góc vuông)
    Suy ra CD = CB (hai cạnh tương ứng) (1)
    Tam giác BCD có I là trọng tâm của tam giác nên BE là đường trung tuyến của tam giác.
    Do đó CE = DE.
    Chứng minh tương tự như trên ta cũng có DBDE = DBCE (hai cạnh góc vuông)
    Suy ra BD = BC (hai cạnh tương ứng) (2)
    Từ (1) và (2) ta có BC = CD = DB nên tam giác BCD là tam giác đều.
    Do đó DBC^=60°  hay ABC^=60°
    Vậy điều kiện của tam giác ABC để I cũng là trọng tâm của tam giác BCD là tam giác ABC vuông tại A có ABC^=60°  .

    ====== **** mời các bạn xem câu tiếp bên dưới **** =====

  4. Cho tam giác ABC vuông tại A có AB < AC, đường phân giác BD. Vẽ DE vuông góc với BC tại E.
    a) Chứng minh trực tâm H của tam giác BAE nằm trên đường thẳng BD.

    Câu hỏi:

    Cho tam giác ABC vuông tại A có AB < AC, đường phân giác BD. Vẽ DE vuông góc với BC tại E.
    a) Chứng minh trực tâm H của tam giác BAE nằm trên đường thẳng BD.

    Trả lời:

    Media VietJack

    a) Gọi K là giao điểm của BD và AE.
    Xét DBAD và DBED có:
    BAD^=BED^(=90°),
    BD là cạnh chung,
    ABD^=EBD^ (do BD là tia phân giác của góc ABC)
    Do đó ∆BAD = ∆BED (cạnh huyền – góc nhọn).
    Suy ra BA = BE (hai cạnh tương ứng).
    Xét DABK và DEBK có:
    BA = BE (chứng minh trên),
    ABK^=EBK^ (do BD là tia phân giác của góc ABC),
    BK là cạnh chung
    Do đó DABK = DEBK (c.g.c)
    Suy ra BKA^=BKE^  (hai góc tương ứng).
    Mà BKA^+BKE^=180°   (hai góc kề bù)
    Nên BKA^=BKE^=180°2=90°
    Hay BK ⊥ AE.
    Do BK là đường cao của tam giác BAE và B, K, D thẳng hàng nên trực tâm H của tam giác BAE nằm trên đường thẳng BD.
    Vậy trực tâm H của tam giác BAE nằm trên đường thẳng BD.

    ====== **** mời các bạn xem câu tiếp bên dưới **** =====

  5. b) Chứng minh trực tâm của tam giác DAE nằm ngoài tam giác đó.

    Câu hỏi:

    b) Chứng minh trực tâm của tam giác DAE nằm ngoài tam giác đó.

    Trả lời:

    b) Ta có ADE^+EDC^=180°  (hai góc kề bù)
    EDC^<90°  (vì tam giác ECD vuông tại E nên góc EDC là góc nhọn)
    Suy ra ADE^>90°
    Do góc ADE là góc tù nên trực tâm của tam giác DAE nằm ngoài tam giác đó.
    Vậy trực tâm của tam giác DAE nằm ngoài tam giác đó.

    ====== **** mời các bạn xem câu tiếp bên dưới **** =====



Link Hoc va de thi 2021

Chuyển đến thanh công cụ