Đề bài: Em hãy lập dàn ý cho bài văn miêu tả về cái cặp sách mà em rất thích.
Gợi ý làm bài:
1. Dàn ý số 1
a. Mở bài:
– Trong số những đồ dùng học tập của học sinh thì cái cặp là vật dụng gần gũi thân thương nhất.
b. Thân bài:
– Cái cặp thường có hình chữ nhật chiều dài là 40cm, chiều cao 30cm, độ rộng 15cm. Cặp táp của học sinh được làm bằng nhiều loại chất liệu khác nhau: Vải bố, da, nhựa hoặc nhựa tổng hợp simêly.
– Cái cặp có ba phần: Phần quai, phần nắp và phần thân cặp
- Phần quai cặp gồm 2 quai: Quai xách tay nhỏ và vai đeo chéo ngực thì dài hơn, trên quai đeo dài có một móc sắt giúp thu ngắn hoặc làm cho quai dài ra.
- Phần nắp cặp được may liền với thân sau của cặp, nắp cặp phủ qua thân trước của cặp, ở nắp cặp có hai chốt khóa bằng sắt hoặc bằng nhựa để đóng cặp lại. Trên nắp cặp người ta có thể trang trí hình vẽ hoa văn hay những con thú dễ thương.
- Phần thân cặp có rất nhiều ngăn, thường có 3 hoặc 4 ngăn lớn và những ngăn nhỏ. Các ngăn lớn dùng để đựng tập và sách giáo khoa, các ngăn nhỏ để đựng khăn giấy, đựng bút, máy tính.
– Dưới cùng của thân cặp cũng có 2 móc khóa khớp với móc khóa ở nắp cặp. Khi đóng móc khóa ta nghe một tiếng “cách cách” thật vui tai.
– Bên hông thân cặp có một ngăn lưới để nhét chai nước vào đó. Bao quanh thân cặp là một dây kéo lớn dùng để thu hẹp hoặc mở rộng lòng cặp.
– Cặp táp giúp ích rất nhiều cho người học sinh, hàng ngày cặp theo chân người trò nhỏ đến trường, giúp người học sinh đựng bao nhiêu đồ đạc cần mang theo khi đi học. Thử tưởng tượng nếu không có cặp táp thì sẽ bất tiện vô cùng. Nhờ có cặp mà người học sinh không bị ướt tập vở khi trời mưa.
– Vì những lợi ích mà cặp đem lại cho người học sinh, nên chúng ta cần bảo quản cặp cẩn thận để sử dụng nó được lâu dài. Không quăng vất cặp bừa bãi, không lót cặp làm ghế ngồi, Thỉnh thoảng giặt cặp sạch sẽ để nó luôn được mới. Khi đi mưa phải dùng bao ni lông che cặp lại, không để cho cặp bị ẩm và cũng không nên bỏ thức ăn vào cặp sẽ dẫn đàn kiến đến cắn lủng cặp.
c. Kết bài:
– Có những bạn học sinh khi đi học thì dùng túi xách, ba lô nhưng rõ ràng những vật này không tiện dụng bằng cặp. Cặp táp là một vật dụng quan trọng của đời người học sinh.
2. Dàn ý số 2
a. Mở bài:
– Giới thiệu cái cặp sách
– Ví dụ: Chúng ta đi học ai cũng sẽ sắm cho mình những dụng cụ học tập đầy đủ nhất mỗi khi đến trường. Một trong những dụng cụ quan trọng khi đi học không thể thiếu đó là cái cặp của bạn. Nó như người bạn thân thiết không thể thiếu cùng bạn đến trường.
b. Thân bài:
* Khái quát về cái cặp sách
– Là dụng cụ học tập cho mỗi học sinh
– Dùng để đựng sách vở, bút thước
– Mang trên vai mỗi khi đến trường
* Chi tiết về cái cặp sách
– 2 ngăm: 1 ngăn nhỏ, 1 ngăn to, ngăn nhỏ đựng bút thước, ngăn lớn đựng sách vở
– Có quai đeo hai bên
– Mỗi chiếc cặp có một cách trang trí khác nhau
* Công dụng của (cái cặp sách)
– Đựng sách vở
– Đựng dụng cụ học tập
– Bỏ những thứ cần thiết về học tập
– Gọn nhẹ
– Dễ dử dụng
– Phù hợp với mọi lứa tuổi
– Tiện dụng cho học sinh mỗi khi đến trường
c. Kết bài:
– Nêu cảm nghĩ của em về chiếc cặp sách
– Ví dụ: Chiếc cặp sách là một dụng cụ học tập rất tiện lợi, có ý nghĩa với nhiều học sinh. Nhờ cái cặp sách mà em đã đến trường rất tiện lợi. đây là một dụng cụ học tập không thể thiếu với mỗi học sinh. Em rất yêu cái cặp sách của em.
3. Dàn ý số 3
a. Mở bài:
– Giới thiệu những đặc điểm khái quát, cơ bản nhất về chiếc cặp sách.
b. Thân bài:
* Nguồn gốc, lịch sử ra đời của chiếc cặp sách
– Những chiếc cặp sách đầu tiên trên thế giới ra đời vào năm 1988 mang phong cách cổ điển tại nước Mĩ.
– Chiếc cặp sách ngày càng được sản xuất nhiều, trở nên phổ biến và xuất hiện ở hầu khắp các quốc gia, khu vực trên thế giới
* Phân loại và những đặc điểm cơ bản về cấu tạo của chiếc cặp sách
– Theo chất liệu, có thể có các loại cặp sách khác nhau như dù, vải thô, da nhân tạo, vải bò,…
– Theo mục đích sử dụng như cặp đi làm, cặp đi học, cặp đựng đồ dùng cá nhân,…
– Theo hình thức, kiểu dáng
– Những đặc điểm về cấu tạo của chiếc cặp sách:
+ Phía bên ngoài: thường có mặt cặp, nắp khóa để mở và quai xách để xách tay hoặc quai đeo để có thể mang chúng lên vai hoặc lưng.
+ Được chia làm nhiều ngăn nhỏ, mỗi ngăn có thể có một khóa riêng để bảo quản đồ đạc bên trong.
+ Dùng để đựng sách, vở, bút, thước và những vật dụng cá nhân.
+ Ngày này, để phù hợp với thị nhiều, nhu cầu của người tiêu dùng cũng như tâm lí lứa tuổi của người sử dụng, những chiếc cặp sách còn được trang trí thêm những hình ảnh ngộ nghĩnh, đáng yêu ở phía mặt cặp.
– Lựa chọn được chất liệu phù hợp: Chất liệu cần đảm bảo có độ chắc chắn và độ bền cao để có thể đựng được nhiều đồ dùng.
– Xử lí chất liệu: Làm cho chất liệu bớt mùi nhưng vẫn giữ nguyên được những nét bản chất, đặc trưng của chúng.
– May các bộ phận của chiếc cặp
– Ghép các bộ phận đã được may lại với nhau.
– Công dụng:
+ Dùng để đựng và mang sách vở, đồ dùng học tập, vật dụng cá nhân
+ Bảo vệ cho sách vở và chúng
+ Dùng để che nắng cả chính bản thân người sử dụng.
+ Chiếc cặp sách còn là vật kỉ niệm, là nơi lưu giữ bao kí ức ngọt ngào, hồn nhiên, ngây thơ của tuổi học trò.
– Cách thức sử dụng và bảo quản:
+ Lựa chọn một chiếc cặp sách phù hợp với mục đích sử dụng, thể hình của bản thân.
+ Không nên đựng quá nhiều sách vở, đồ dùng trong cặp sách và cần sắp xếp các vật dụng ấy một cách gọn gàng khi cho vào cặp.
+ Không nên để cặp sách bị dính nước mưa vì như thế sẽ làm cặp dễ bị hỏng.
+ Phải thường xuyên vệ sinh, giặt giũ, lau chùi để cặp sách giữ được độ mới của chúng.
+ Không nên để cặp sách vào những không gian chật hẹp như hộc bàn, hộc tủ bởi như thế sẽ làm mất đi hình dáng của chiếc cặp sách.
c. Kết bài:
– Khái quát những nét cơ bản về đặc điểm, giá trị, ý nghĩa của chiếc cặp sách và nêu cảm nghĩ của bản thân.
4. Dàn ý số 4
a. Mở bài:
– Nói về công năng tác dụng của chiếc cặp nói chung là để đựng những thứ ở bên trong: Đựng tài liệu sách vở hàng ngày, máy tính. Cặp có nhiều loại cho học sinh, cho người đi làm… có nhiều màu phù hợp với lứa tuổi, nhiều loại chất liệu từ da cho đến nylon để phù hợp với tất cả lứa tuổi giới tính.
b. Thân bài:
– Giới thiệu về cái cặp của em: Em dùng cái cặp này bao nhiêu năm rồi, từ lúc nào rồi, Cặp của em cụ thể để làm gì? Có mấy màu? Có mấy ngăn, mỗi ngăn em tổ chức đựng thế nào? Ví dụ như sách vở tiết 1 ở ngăn thứ nhất, sách vở tiết 2 ở môn thứ 2.
– Lý do em đang dùng cặp này: Cặp này là ai mua cho em, nó có kỷ niệm gì với em và vì thế nó rất đặc biệt với em ở chỗ nào? và nó phù hợp với em ở điểm nào? Em thích nó ở điểm nào?
– Kỉ niệm sâu sắc gắn bó với cái cặp, kinh nghiệm rút ra từ việc không mang cặp và tính hữu ích của cái cặp đối với em?
c. Kết luận:
– Cặp là người bạn thân, thể hiện sự ngăn nắp đối với học sinh khi đi học! Em có thể rút ra nhiều kinh nghiệm nữa.
——Mod Ngữ văn biên soạn và tổng hợp——